1 mẫu vườn trồng cây cảnh, ông Tuyên ở Thái Bình thu 300 triệu/năm

Hơn 20 năm trước, khi thị trường cây cảnh chưa sôi động thì ông Phạm Minh Tuyên (Vũ Thư, Thái Bình) đã có hướng đi riêng là ươm trồng cây cảnh.

Năm 2002, sau khi từ bỏ công việc ở một đơn vị vận tải đường thủy, ông Phạm Minh Tuyên, thôn Hội Kê, xã Hồng Lý (Vũ Thư, Thái Bình) trở về quê hương lập nghiệp. Xã Hồng Lý quê hương ông có vườn đất rộng, chất đất phù sa màu mỡ nhưng khi đó, trên bãi bà con chỉ cấy lúa, trồng ngô, trong vườn chỉ có một vài loại cây ăn trái, cây hòe giá trị kinh tế rất thấp.
Ông trăn trở và quyết định chọn hướng phát triển kinh tế riêng là trồng cây cảnh. Sở dĩ ông chọn nghề trồng cây cảnh bởi ông rất yêu thích cây cảnh đẹp, hơn nữa ông sớm nhận định thị trường cây cảnh trong tương lai sẽ phát triển khi đời sống người dân nâng cao.
Đã xác định được hướng đi nhưng khi bắt tay vào cải tạo vườn, đất bãi để trồng cây cảnh, ông Tuyên gặp nhiều khó khăn: vốn đầu tư ít, chưa có kỹ thuật trồng, chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh, chưa có thu nhập để phục vụ cuộc sống, chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Ngoài việc thường xuyên đi giao lưu, học hỏi, nâng cao kỹ thuật chăm sóc, tay nghề uốn tỉa cây cảnh, ông Tuyên tự tìm tòi, sản xuất ang, chậu bằng xi măng để phục vụ trồng cây cảnh của gia đình nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư.
1 mau vuon trong cay canh, ong Tuyen o Thai Binh thu 300 trieu/nam
Dưới đôi bàn tay khéo léo của ông ông Phạm Minh Tuyên, thôn Hội Kê, xã Hồng Lý (Vũ Thư, Thái Bình) hầu hết các loại cây đều có thể uốn tỉa, tạo hình nghệ thuật, trở thành cây có giá trị hơn.
Nhờ đôi bàn tay khéo léo, những chiếc ang, chậu mà ông sản xuất lại thu hút nhiều bạn bè, khách trồng cây đến đặt hàng. Vì vậy, một mặt ông Tuyên vẫn trồng, chăm sóc cây cảnh; mặt khác, ông mở rộng quy mô sản xuất ang, chậu cảnh tạo thu nhập trước mắt để phục vụ cuộc sống gia đình.
Giai đoạn từ năm 2006 - 2010, nghề sản xuất ang, chậu cảnh thịnh hành, mang lại thu nhập 15 - 20 triệu đồng, thậm chí 20 - 30 triệu đồng mỗi tháng cho gia đình ông Tuyên. Thời điểm này, một số cây cảnh bắt đầu được xuất bán nhưng thường là những cây có giá trị kinh tế chưa cao.
Tuy nhiên, cũng có một số cây sanh, cây si ban đầu ông mua với giá chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/cây nhưng sau 5 - 6 năm tâm huyết chăm sóc, uốn tỉa, ông đã bán ra thị trường với giá 17 - 18 triệu đồng/cây, tương đương với giá trị của 1 lượng vàng khi đó. Hiệu quả kinh tế từ trồng cây cảnh và sản xuất chậu cảnh tạo động lực, niềm tin giúp ông Tuyên kiên trì vượt qua mọi khó khăn để yên tâm gắn bó, phát triển sản xuất cây cảnh.
Đến nay, gia đình ông Tuyên có hơn 1 mẫu vườn trồng đa dạng các loại cây cảnh như sanh, si, mẫu đơn, ổi, tường vi, duối… Ngoài gần 100 cây có dáng thế lớn, tuổi cây cao, giá trị kinh tế đạt từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi cây, ông Tuyên có hàng nghìn chậu cây cảnh bonsai mini, tuổi cây từ 3 - 5 năm, đạt giá trị từ 500.000 đồng đến 2 - 3 triệu đồng/cây. Ông vẫn duy trì nghề sản xuất ang, chậu, tuy nhiên ông tập trung thời gian, công sức nhiều hơn cho việc chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh.
“Theo nghề trồng cây cảnh là phải thực sự có đam mê, từ đó mới học hỏi và kiên trì theo đuổi đam mê được, nếu chỉ sản xuất cây cảnh theo hướng thương mại thì khó bền vững. Đối với tôi, mỗi cây đều mang hồn cốt riêng. Có một số cây, tôi gắn bó, tâm huyết, coi như đứa con tinh thần của mình, có khi bán đi rồi nhưng một năm vài lần vẫn tìm đến nhà chủ mới thăm nom, ngắm nghía cho bớt nhớ cây” - ông Tuyên chia sẻ.
Đến nay, bình quân mỗi năm, nghề trồng cây cảnh và sản xuất ang, chậu cảnh mang về nguồn thu từ 300 - 350 triệu đồng cho gia đình ông Tuyên và tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động địa phương.
Từ một hộ trồng cây cảnh ở xã Hồng Lý, người chơi cây chưa biết đến, chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, đến nay gia đình ông Tuyên đã có “tên tuổi” trong làng cây cảnh của huyện Vũ Thư, cây ươm đến đâu có khách hàng đến tận vườn đặt mua đến đó.
Đặc biệt, mô hình sản xuất cây cảnh của gia đình ông Tuyên những năm qua đã lan tỏa, thu hút nhiều hộ dân xã Hồng Lý tích cực chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cây cảnh giá nửa tỷ ào ạt xuất hiện dịp cuối năm

Hàng trăm tác phẩm bonsai dáng đẹp xuất hiện tại triển lãm cây cảnh huyện Phúc Thọ, Hà Nội, có nhiều cây cảnh được rao bán với giá từ 500 triệu đồng trở lên.

Triển lãm cây, sinh vật cảnh huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có sự tham dự của nhiều nghệ nhân cùng hàng trăm cây cảnh đến từ mọi miền cả nước.
 Triển lãm cây, sinh vật cảnh huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có sự tham dự của nhiều nghệ nhân cùng hàng trăm cây cảnh đến từ mọi miền cả nước.
Triển lãm được chia làm 4 khu vực: Khu trưng bày những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật tiêu biểu Việt Nam gồm 1.000 tác phẩm. Khu trưng bày hoa lan, hoa cảnh, đá cảnh, chim cảnh, dụng cụ làm vườn, khu hội chợ sinh vật cảnh ba miền có trên 10.000 sản phẩm. Khu văn hóa, lễ hội, nghệ thuật giải trí phục vụ du khách tham quan.
 Triển lãm được chia làm 4 khu vực: Khu trưng bày những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật tiêu biểu Việt Nam gồm 1.000 tác phẩm. Khu trưng bày hoa lan, hoa cảnh, đá cảnh, chim cảnh, dụng cụ làm vườn, khu hội chợ sinh vật cảnh ba miền có trên 10.000 sản phẩm. Khu văn hóa, lễ hội, nghệ thuật giải trí phục vụ du khách tham quan.
Có nhiều loại cây có tuổi thọ lâu năm, được uốn nắn kỳ công với nhiều hình dáng, thế đẹp xuất hiện tại triển lãm. Trong ảnh là tác phẩm Bóng cổ, do nghệ nhân Hoàng Minh Chính trồng và thiết kế.
 Có nhiều loại cây có tuổi thọ lâu năm, được uốn nắn kỳ công với nhiều hình dáng, thế đẹp xuất hiện tại triển lãm. Trong ảnh là tác phẩm Bóng cổ, do nghệ nhân Hoàng Minh Chính trồng và thiết kế.
Hai bệ cây tùng được chủ nhân báo giá 500 triệu đồng và 550 triệu đồng đặt ngay mặt đường dẫn vào sân vận động Phúc Thọ.
 Hai bệ cây tùng được chủ nhân báo giá 500 triệu đồng và 550 triệu đồng đặt ngay mặt đường dẫn vào sân vận động Phúc Thọ.
Anh Khởi, nghệ nhân trồng cây cảnh tại Bình Giang (Hải Dương) đứng bên cạnh cây bàng có tuổi thọ gần 100 năm. Hiện cây bàng có thế Ngàn năm soi bóng được anh rao bán với giá 50 triệu đồng.
 Anh Khởi, nghệ nhân trồng cây cảnh tại Bình Giang (Hải Dương) đứng bên cạnh cây bàng có tuổi thọ gần 100 năm. Hiện cây bàng có thế Ngàn năm soi bóng được anh rao bán với giá 50 triệu đồng.
Thân cây bàng mục ruỗng, chỉ còn lại một phần thân vỏ mỏng đỡ toàn bộ cây. Để giữ cho phần ngọn của cây, chủ nhân phải sử dụng cột chống. Gốc cây được đánh bầu, bó đất trồng trong chậu cảnh. Khi Hội chợ sinh vật cảnh huyện Phúc Thọ diễn ra, chủ cây bứng nguyên cả cây bàng xù xì, mốc meo đến tham dự.
 Thân cây bàng mục ruỗng, chỉ còn lại một phần thân vỏ mỏng đỡ toàn bộ cây. Để giữ cho phần ngọn của cây, chủ nhân phải sử dụng cột chống. Gốc cây được đánh bầu, bó đất trồng trong chậu cảnh. Khi Hội chợ sinh vật cảnh huyện Phúc Thọ diễn ra, chủ cây bứng nguyên cả cây bàng xù xì, mốc meo đến tham dự.
Một gốc cây sung có tuổi thọ trên 60 năm được chủ nhân mua lại, sau đó uốn tỉa để ra thế Trực quân tử. Cây sung này được rao bán với giá 250 triệu đồng.
 Một gốc cây sung có tuổi thọ trên 60 năm được chủ nhân mua lại, sau đó uốn tỉa để ra thế Trực quân tử. Cây sung này được rao bán với giá 250 triệu đồng.
Một cây lộc vừng được trưng bày trong khuôn viên sân vận động huyện Phúc Thọ có tuổi thọ gần 50 năm. Hiện, cây ra chồi non, nhiều lộc. Chủ nhân không tiết lộ giá bán, nhưng với nhiều người buôn cây cảnh, cây này có giá không dưới 200 triệu đồng.
 Một cây lộc vừng được trưng bày trong khuôn viên sân vận động huyện Phúc Thọ có tuổi thọ gần 50 năm. Hiện, cây ra chồi non, nhiều lộc. Chủ nhân không tiết lộ giá bán, nhưng với nhiều người buôn cây cảnh, cây này có giá không dưới 200 triệu đồng.
Chủ nhân cây sanh này cho biết, ông mất gần 30 năm để trồng và uốn nắn. "Hiện nhiều người trả giá 500 triệu đồng, nhưng tôi chưa bán", người này nói.
 Chủ nhân cây sanh này cho biết, ông mất gần 30 năm để trồng và uốn nắn. "Hiện nhiều người trả giá 500 triệu đồng, nhưng tôi chưa bán", người này nói.
Tác phẩm Phi lao cổ của nghệ nhân Hoàng Minh Chính, giá không được tiết lộ.
 Tác phẩm Phi lao cổ của nghệ nhân Hoàng Minh Chính, giá không được tiết lộ.
Phía dưới gốc cây tán lá xum xuê, với nhiều tiểu cảnh được chủ nhân bố trí cho hợp phong thủy.
 Phía dưới gốc cây tán lá xum xuê, với nhiều tiểu cảnh được chủ nhân bố trí cho hợp phong thủy.
Nghệ nhân Chu Mạnh Hùng (Phó ban tổ chức triển lãm) thông tin khu trưng bày những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật tiêu biểu Việt Nam gồm 1.000 tác phẩm.
 Nghệ nhân Chu Mạnh Hùng (Phó ban tổ chức triển lãm) thông tin khu trưng bày những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật tiêu biểu Việt Nam gồm 1.000 tác phẩm.
Ông Khuất Văn Thụy, trú tại Phúc Thọ cho biết đây là năm thứ 2 ông đến xem triển lãm. "Năm nay, triển lãm nhiều cây đẹp và có giá trị", ông Thụy nói.
Ông Khuất Văn Thụy, trú tại Phúc Thọ cho biết đây là năm thứ 2 ông đến xem triển lãm. "Năm nay, triển lãm nhiều cây đẹp và có giá trị", ông Thụy nói. 
Các nghệ nhân chăm sóc tác phẩm của mình một cách tỉ mẩn.
 Các nghệ nhân chăm sóc tác phẩm của mình một cách tỉ mẩn.
Sáng nay, 6/12, triển lãm khai mạc và kéo dài đến 19/12. Du khách đến đây có cơ hội chiêm ngưỡng “kỳ hoa dị thảo”, những tinh hoa sáng tạo nghệ thuật tài hoa của nghệ nhân trên mọi miền đất nước.
 Sáng nay, 6/12, triển lãm khai mạc và kéo dài đến 19/12. Du khách đến đây có cơ hội chiêm ngưỡng “kỳ hoa dị thảo”, những tinh hoa sáng tạo nghệ thuật tài hoa của nghệ nhân trên mọi miền đất nước.

Lạ lùng loài cây mang tên động vật, trồng nhiều ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Loài cây lạ lùng mang tên của một loài động vật, cây thằn lằn là loại cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để trang trí, làm cảnh, tạo vẻ đẹp cổ kính cho các tòa biệt thự, khu nghỉ dưỡng...
 

La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam
 Cây thằn lằn là một loại cây thường xanh thân bò. Loại cây cảnh này có tên khoa học là Ficus pumila, ngoài ra còn được biết đến với các tên gọi như cây vảy ốc, cây trâu cổ. Ảnh landscapingdeco.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-2
 Cây thằn lằn bám rất chắc trên nhiều bề mặt như đá, gỗ, tường... nên thường được trồng nhiều ở Việt Nam tại các ngôi biệt thự, khu nghỉ dưỡng…để tạo vẻ đẹp cổ kính. Ảnh blogspot.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-3
 Cây thằn lằn rất dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Loài cây này chịu đựng được nắng nóng, mưa dài ngày và không cần nhiều nước. Ảnh blogspot.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-4

Cây thằn lằn ít ra quả. Những cây lâu năm lâu sẽ có quả, quả thường tròn dài màu xanh mọc ở thân. Ảnh blogspot. 

La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-5
 Cây thằn lằn có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trên thế giới, nó được tìm thấy ở các hòn đảo phía nam của Nhật Bản, miền đông Trung Quốc. Ảnh blogspot.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-6
 Lá của cây thằn lằn nhỏ, hình tim dài khoảng 2,5cm và rộng 2cm. Ảnh alpinenurseries.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-7
 Ngoài được trồng để làm cảnh, trang trí, cây thằn lằn còn có tác dụng chữa bệnh như chữa đau lưng, ung nhọt... Ảnh dayleo.

Mời quý vị xem video: Ngắm vườn cây cảnh ở Gia Lộc - Hải Dương

Tin mới