1 người tử vong sau ăn cá nóc, phòng tránh ngộ độc thế nào?

Theo các bác sĩ, cá nóc là loại cá nguy hiểm, người dân không nên sử dụng làm thực phẩm chế biến món ăn.

Cá nóc độc như thế nào?
Theo thông tin từ UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc 5 người bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc.
Theo đó, vào trưa 5/1, tại nhà ông Đ.G, ông Đ.G. (58 tuổi) cùng các ông Đ.V.L. (31 tuổi), N.V.B. (54 tuổi) cùng trú tại thôn 3 và các ông H.A.T. (51 tuổi, trú tại thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong), L.V.X. (59 tuổi, trú tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) cùng ăn cá nóc mít.
Trong bữa ăn có món cá nóc, do ông Đ.V.L. đi biển đánh bắt được mang về và cùng ông Đ.G. chế biến.
Đến 15h cùng ngày, cả 5 người đều có triệu chứng bị tê đầu lưỡi, mặt tím tái nên được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong.
Sau đó, đơn vị y tế xác định tình trạng các bệnh nhân bị ngộ độc nặng do ăn cá nóc nên chuyển lên tuyến trên để tiếp tục cấp cứu.
Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, tình trạng ông H.A.T. trở nặng và sau đó tử vong. Hiện 4 người còn lại dần phục hồi và tiếp tục được theo dõi, điều trị.
Theo các bác sĩ, cá nóc là loại cá nguy hiểm, người dân không nên sử dụng làm thực phẩm chế biến món ăn. Do trong cá này có độc tố tetrodotoxin, khi ăn, người bệnh sẽ có biểu hiện tê cứng đầu lưỡi, mệt mỏi, hốt hoảng, yếu tứ chi, tụt huyết áp, mất ý thức, yếu liệt tay chân và có khả năng suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Chất độc của cá nóc tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa sinh sản, chất độc đó gọi là tetrodotoxin. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với cyanua. Độc tố của một con cá đủ giết chết 30 người.
1 nguoi tu vong sau an ca noc, phong tranh ngo doc the nao?
Ảnh minh họa. 
Biểu hiện của ngộ độc cá nóc
Độc tố tetrodotoxin trong cá nóc khi đi vào cơ thể có thể gây ra những biểu hiện khác nhau tùy vào 4 cấp độ ngộ độc gồm:
Cấp độ 1: Ở cấp độ nhẹ nhất, người nhiễm độc có cảm giác tê bì quanh miệng, tăng tiết nước bọt, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn.
Cấp độ 2: Nạn nhân có triệu chứng tê bì lười rồi lan dần lên mặt, cổ, tay, chân và các vùng khác trên cơ thể. Dần dần sẽ diễn tiến thành trạng thái nói ngọng, liệt chức năng vận động. Biểu hiện đi kèm có thể là vã mồ hôi toàn thân, đau đầu nhưng mọi phản xạ vẫn đáp ứng bình thường.
Cấp độ 3: Ở cấp độ ngộ độc nặng, nạn nhân xuất hiện triệu chứng toàn thân liệt mềm hoặc co giật, không nói được thành tiếng. Biểu hiện suy hô hấp xuất hiện, đồng tử giãn hết mức và mắt mất phản xạ ánh sáng. Lúc này nạn nhân có thể vẫn còn tỉnh.
Cấp độ 4: Đây là cấp độ ngộ độc cá nóc nguy kịch nhất. Nạn nhân bị suy hô hấp nặng, tim loạn nhịp và rơi vào trạng thái hôn mê.
Xử trí ngộ độc cá nóc như thế nào?
Nguyên tắc điều trị ngộ độc cá nóc gồm có:
Hạn chế sự hấp thu độc tố của cơ thể
Điều trị triệu chứng
Can thiệp tích cực nếu có các biểu hiện đe dọa tính mạng như liệt toàn thân, suy hô hấp nặng
Để xử lý tại chỗ, nếu người bệnh có các triệu chứng của ngộ độc sau ăn cá nóc khoảng 3 giờ có thể cố gắng nôn ói, ho khạc, nên đặt người bệnh nằm nghiêng đầu thấp để chống sặc. Có thể cho người bệnh uống than hoạt tính khi còn tỉnh liều 30g pha với 250ml nước sạch. Đối với trẻ từ 1-12 tuổi, dùng liều 25g than hoạt tính với 100-200ml nước sạch. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì dùng 1g than hoạt tính/1kg cân nặng pha với 50ml nước sạch. Nên uống sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá nóc để đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với các bệnh nhân đã hôn mê hay rối loạn ý thức, khó thở hoặc thở yếu, ngưng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo, thổi ngạt và đưa tới cơ sở y tế để được điều trị hồi sức cấp cứu.
1 nguoi tu vong sau an ca noc, phong tranh ngo doc the nao?-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Phòng tránh ngộ độc cá nóc
Hiện nay, độc tố tetrodotoxin từ cá nóc chưa có thuốc đặc trị. Cách tốt nhất để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình là phòng tránh nguy cơ ngộ độc.
Ngư dân nên biết cách nhận biết loại cá nóc để loại bỏ ngay khi kéo lưới hoặc thu gom lại để xử lý.
Ngư dân không nên bán cá nóc hay các sản phẩm chế biến từ cá nóc như khô cá nóc, ruốc cá nóc, chả cá nóc…
Người dân không ăn cá nóc, cá có hình dáng giống cá nóc (nếu không biết rõ cách xác định).
Ngộ độc cá nóc vô cùng nguy hiểm và dễ dẫn đến tử vong. Nhưng thực tế vẫn còn một bộ phận người dân vì thiếu thông tin nên vẫn mua bán, sử dụng cá nóc.

Nguy kịch sau khi ăn 2 miếng gan cá nóc

Sau khi ăn gan cá nóc, người phụ nữ 53 tuổi phải nhập viện do suy hô hấp, nguy kịch.

Bà Chu Thị T. (53 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) vào cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng tím tái, nhịp tim chậm, suy hô hấp.

Trước đó 1 giờ, bệnh nhân ăn 2 miếng gan cá nóc và xuất hiện tình trạng tê nóng lưỡi, môi, tê tay chân, khó thở. Ngay khi xác nhận tình trạng bệnh nhân nguy kịch, suy hô hấp cấp do ngộ độc cá nóc, các bác sĩ đã đặt ống nội khí quản, rửa dạ dày khẩn cấp, sử dụng than hoạt, hồi sức tích cực theo phác đồ để thải độc tố nhanh chóng. Sau 1 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, qua cơn nguy kịch và được rút ống nội khí quản.

Nguy kich sau khi an 2 mieng gan ca noc

Bệnh nhân T. đã qua cơn nguy kịch. Ảnh: BVCC

BSCKI Trần Công Cẩn - Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, cho biết, bệnh nhân T. biểu hiện ngộ độc chất Tetrodotoxin trong cá nóc rất điển hình.

Loại chất độc này tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da, máu của cá. Độc tính gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.

Chỉ trong vòng vài phút sau khi ăn cá nóc, bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác như tê môi, lưỡi, tay, chân, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng.

Người bệnh cũng có cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ủng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.

Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ xuất hiện liệt toàn thân, người mềm, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, trụy tim mạch và tử vong.

Như vậy, tình trạng ngộ độc cá nóc xuất hiện và chuyển nặng rất nhanh, nguy cơ tử vong cao nếu không được chuyển đến bệnh viện xử trí cấp cứu kịp thời.

“Thực tế có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong trên đường vận chuyển cấp cứu do ở trên tàu thuyền, ngoài đảo, xa cơ sở y tế”, BS Cẩn thông tin thêm.

Theo nghiên cứu y khoa, độc của cá nóc không có trong thịt mà tập trung ở gan, thận, tụy, mắt, mang... Khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt sẽ gây độc khi dùng.

Chỉ cần ăn khoảng 10g thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Trường hợp nặng gây liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim... với tỉ lệ tử vong lên đến 60% nếu cấp cứu chậm. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.

Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ độc tố mới giảm một nửa, đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút độc tố mới bị phá hủy hoàn toàn.

“Như vậy nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra do độc tố chưa bị phá hủy hết. Ngay cả khi phơi khô, chế biến thông thường độc tố chưa bị phá hủy nên vẫn gây ngộ độc”, BS Tình khuyến cáo.

Những món ăn kì lạ nhưng nhất định phải thử khi đến Singapore

Nếu có cơ hội ghé thăm Singapore, nhất định phải thử những món ăn địa phương vô cùng hấp dẫn này.

Tin mới