10 bí ẩn đằng sau những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng thế giới

Quá khứ của những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng luôn gây tò mò đối với giới phê bình nghệ thuật. Và nhờ công nghệ hiện đại, chúng ta có thể khám phá ra những “bí ẩn” được che giấu trong các tác phẩm nghệ thuật này.

Nàng Mona Lisa từng có lông mày

Chúng ta đều biết nàng Mona Lisa không có lông mày và lông mi. Đây thậm chí còn trở thành điều dễ nhận biết nhất về bức tranh này, ngoài nụ cười của Mona Lisa. Nhưng cách đây không lâu, các nhà nghiên cứu người Paris đã phát hiện ra rằng, ban đầu, nàng Mona Lisa có cả lông mày và lông mi.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi
Bí ẩn đằng sau những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng thế giới khiến bạn phải ngạc nhiên

Các ảnh quét có độ phân giải 240 triệu pixel cho thấy có dấu hiệu hiện hữu của lông mày bên trái của nàng Mona Lisa và chi tiết này đã bị xóa mờ trong quá trình phục chế của các nhà bảo tồn sau này.

Hai mặt của bức tranh "Ông lão đánh cá"

Nếu đã từng xem bức tranh "Ông lão đánh cá" của Tivadar Csontváry Kosztka, bạn có thể cảm nhận được thông điệp bí ẩn của nó. Bức tranh lột tả hình ảnh ông lão với khuôn mặt khá khắc khổ đang siết chặt chiếc gậy bằng hai bàn tay, phía sau là vùng biển tĩnh lặng.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-2

Tuy nhiên, nếu thử lấy một tấm gương và đặt vào giữa bức tranh, bạn sẽ phát hiện bức tranh ẩn chứa hai khuôn mặt với vẻ mặt hoàn toàn trái ngược nhau: bên trái là ông già còn bên phải là ác quỷ.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-3

Bức họa Café Terrace at Night của Vincent van Gogh có thông điệp bí ẩn

Một trong những giả thuyết cho rằng, Van Gogh đã vẽ bức tranh lấy cảm hứng từ "Bữa tiệc ly cuối cùng" của Leonardo da Vinci. Bằng chứng là trong bức tranh, bạn có thể nhìn thấy 12 người đang ăn tối tại nhà hàng có bố cục khá tương đồng với bức tranh nổi tiếng nêu trên.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-4

Bức tượng David có đôi mắt dị thường

Bức tượng David của Michelangelo được coi là một kiệt tác về giải phẫu thể hình con người. Tuy nhiên, tác phẩm này có một điểm bất thường. Mắt phải của tượng nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt trái nhìn sang hướng bên trái. Có lẽ, Michelangelo đã tính toán mọi góc độ và điêu khắc đôi mắt dựa trên vị trí của người xem, vì vậy bức tượng sẽ trông hoàn hảo từ nhiều góc độ khác nhau.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-5

Trên đỉnh tháp Eiffel có căn hộ bí mật

Tháp Eiffel cũng có những bí mật riêng không phải ai cũng biết. Gustave Eiffel đã thiết kế một căn hộ riêng cho mình trên đỉnh của tòa tháp đồ sộ. Bên cạnh căn phòng độc đáo này còn có một boongke bí mật bên dưới cây cột phía nam của tòa tháp, có lối dẫn xuống đất.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-6

Dây váy của Madame X được vẽ lại theo một cách khác

Bức tranh Madame X là tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ người Mỹ, John Singer Sargent, phác họa chân dung bà Virginie Amélie Avegno Gautreau, vợ của chủ ngân hàng người Pháp, Pierre Gautreau. Bức tranh đã từng gây tranh cãi vì phần dây váy khá "nhạy cảm". Ban đầu, tác phẩm nguyên gốc có phần dây váy trễ xuống vai phải. Công chúng thời bấy giờ không thích chi tiết hở hang này, khiến tác giả Sargent đã vẽ lại dây đeo lên vai để phù hợp với người xem hơn.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-7

Số 7 có rất nhiều ý nghĩa trên Tượng Nữ thần Tự do

Tượng Nữ thần tự do có 7 chiếc gai trên vương miện, tượng trưng cho 7 vùng biển và 7 lục địa trên thế giới. Bên cạnh đó, số 7 còn ẩn chứa trong các chi tiết khác. Cụ thể, trên ngọn đuốc có 16 họa tiết lá, nếu cộng số 1 và số 6 thì sẽ được số 7. Ngoài ra, còn có 25 khoảng trống trên vương miện, tổng 2 chữ số thành phần cũng bằng 7.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-8

Bức tranh nổi tiếng Lady with a Ermine của Leonardo Da Vinci ban đầu không có sự xuất hiện của con chồn hương

Điều này có thể gây cười, nhưng bức tranh Lady with a Ermine ban đầu không có con chồn nhỏ như hiện tại. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Leonardo da Vinci đã liên tục thay đổi ý định khi vẽ bức tranh này. Công nghệ ánh sáng phản xạ tiết lộ nhiều lớp vẽ của bức tranh. Nguyên bản, người nghệ sĩ đã vẽ một bức chân dung không có con chồn và 2 bức họa khác trước khi bức tranh hoàn thiện ra đời.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-9

Các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại đã được tô màu

Hầu hết mọi người cho rằng, các tác phẩm điêu khắc cổ điển của Hy Lạp đều để nguyên bản màu đá cẩm thạch trắng. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy nhiều bức tượng đã từng được sơn màu. Theo thời gian, màu sắc đã bị phong hóa và phai mờ dần trong quá trình lau chùi. Một số dấu vết nhỏ vẫn còn để có thể xác định màu nào đã được sử dụng và ở đâu.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-10

Tượng Nhân sư có đuôi

Tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp này thường được biết đến với hình ảnh đầu người, mình sư tử ở mặt trước. Trên thực tế, Nhân sư là một sinh vật thần thoại với đầu của con người, chim ưng, mèo hoặc cừu và cơ thể của một con sư tử với đôi cánh của đại bàng.

10 bi an dang sau nhung tac pham my thuat noi tieng the gioi-Hinh-11

Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất là Nhân sư lớn - bức tượng làm bằng đá vôi nguyên khối trong tư thế nằm ở cao nguyên Giza, tả ngạn sông Nile, Ai Cập. Bức tượng có chiều dài hơn 73 m (240 ft) và có một cái đuôi khá dài.

Bí ẩn pho tượng cổ, đẹp nhất Đông Dương ở VN

Những bí ẩn xung quanh pho tượng được tìm thấy ngay tại trung tâm văn hóa Chăm ở Đồng Dương xưa, giờ mới dần được hé lộ. Cho đến giờ, đây là pho tượng Phật bằng đồng duy nhất nắm giữ hai kỷ lục: cổ nhất và đẹp nhất.

Tư thế chuyển pháp luân hiếm thấy

Cách đây đúng 101 năm, vào tháng 4/1911, nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra pho tượng Phật tại khu vực Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Khi ấy, các nhà khảo cổ học ở Trường Viễn Đông Bác Cổ và Hội Nghiên cứu Đông Dương thời bấy giờ đã đánh giá tượng phật Đồng Dương ấy là một trong những pho tượng Phật cổ nhất, thuộc hàng đẹp nhất ở khắp cả vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.

 

Và cho đến ngày nay, sau hơn 100 năm, vẫn chưa có bất kỳ bức tượng Phật bằng đồng nào vượt qua được hai kỷ lục cổ nhất và mang vẻ đẹp lạ nhất này. Pho tượng Phật Đồng Dương thực chất là một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 1,22m; chỗ rộng nhất là 38cm, chỗ dày nhất 38cm, đứng trên một bệ tròn hai tầng có tạc hình các cánh sen bao quanh.

Các nhà khảo cổ xác định niên đại của pho tượng quý là vào khoảng thế kỷ thứ 3. Tượng được tạc theo tư thế đứng đang thuyết pháp (chuyển pháp luân) gốc từ Sanath (Lộc Uyển).

 Nhận xét về tư thế đặc biệt hiếm (thường các tượng khác chỉ tạc Phật trong tư thế ngồi tòa sen) của pho tượng Phật, Tiến sĩ Bá Trung Phụ - Trưởng phòng Trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Chúng ta đối diện với một hình tượng Đức Phật bắt nguồn từ các dọa xoa nặng nề trước đó. Tượng Phật được các nghệ nhân khắc họa với khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt sáng đang nhìn vào cõi xa xăm, muốn giải thoát con người khỏi dục vọng trần thế, với một tay tư thế chuyển pháp luân trong dáng điệu bắt ấn, một tay cầm cà sa phủ kín một vai, đôi chân đứng trên bệ sen”.

Các nhà khảo cổ học đánh giá, pho tượng Phật Đồng Dương chính là tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu cho kỹ thuật đúc đồng tinh xảo kết hợp với nghệ thuật tạo hình độc đáo của văn hóa Chăm. “Phong cách nghệ thuật của tượng đã đạt đến đỉnh cao.

Đó là pho tượng mang trong mình cả hai thiên hướng nghệ thuật là nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Không chỉ là tuyệt tác mỹ thuật mà pho tượng còn hết sức gần gũi với đời sống nhân sinh”, TS Phụ nhận xét.

Nét tạc “lạ” chưa từng gặp

Pho tượng Phật bằng đồng cổ nhất này được làm bằng loại đồng thau, điểm đặc biệt là tượng không có phần bệ đỡ phía dưới như những pho tượng Phật khác. Tượng Phật có mái tóc xoăn vòng xoắn ốc đều đặn, trên mình mặc áo cà sa dài hở một bên vai phải, phía ngoài khoác thêm tấm áo khoác.

TS Bá Trung Phụ đánh giá: “Cho đến ngày nay, tượng Phật Đồng Dương vẫn là pho tượng Phật bằng đồng cổ nhất ở nước ta. Pho tượng tuyệt đẹp này mang những nét kiến trúc khác lạ không giống bất kỳ pho tượng nào từng được tìm thấy ở châu Á. Bức tượng Phật Đồng Dương lại có nhiều tương đồng với nghệ thuật tạc tượng của người Hy Lạp. Nhiều khả năng đây là bức tượng do người Chăm Pa tạo tác nên. Việc tìm thấy tượng Phật Đồng Dương cho thấy nghệ thuật đúc đồng của cư dân Chăm Pa cổ đã đạt trình độ rất cao. Đây là một kiệt tác trong nghệ thuật đúc đồng Chăm Pa xưa”.

Ngay trong nét thiết kế từng phần tượng Phật đã thể hiện sự độc đáo, khác lạ hiếm thấy. Phần trên của bệ là khối bán cầu ở thế ngửa lên, phần dưới bệ lớn hơn, hình tròn như miệng chuông úp xuống. Bệ và toàn thân tượng đồng được đóng chặt vào nhau bởi những chiếc mộng đặt dưới lòng đôi bàn chân bằng phẳng.

Pho tượng quý ngoài giá trị tạo hình nghệ thuật tinh xảo, hiếm có, còn là pho tượng hội tụ nhiều tướng tốt trong 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp tùy hảo như trong quan niệm của đạo Phật. Ấy là đôi bàn chân Phật chấm sát đất và khít khao với mặt phẳng của đất “cây kim cũng không thể lọt qua”.

Hay diệu tướng thứ 17 của Phật thể hiện ở hai tay, hai chân, hai mắt và giữa cổ có khắc 3 ngấn chìm gộp lại thành “7 chỗ đầy đặn”. Điểm đặc biệt nữa của pho tượng cổ chính là tướng tôn nghiêm nằm ở vị trí cao nhất của tượng Phật Đồng Dương là tướng “nhục kế” trên đỉnh đầu với một cục u nổi lên giữa búi tóc cuộn quanh.

Từng được mua bảo hiểm 5 triệu USD

Pho tượng Phật Đồng Dương trước đây từng được Viện Viễn Đông Bác Cổ đăng ký với số hiệu D22.1. Pho tượng Phật Đồng Dương đã được đưa đi trưng bày ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Bỉ… Đặc biệt, trong một triển lãm cổ vật Đông Nam Á tại Bảo tàng Guimet ở thủ đô Paris (Pháp), pho tượng Đồng Dương đã được mua bảo hiểm với giá 5 triệu USD.

Tính đến thời điểm này, đây là pho tượng duy nhất ở Việt Nam từng được mua bảo hiểm với mức giá cao như vậy khi đưa đi trưng bày ở bảo tàng nước ngoài. Nguồn gốc chính xác của pho tương quý, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, tượng Phật Đồng Dương giống các tượng Phật của Amaradhapura (Sri Lanka), nên có thể tượng Phật Đồng Dương có niên đại vào khoảng thế kỷ 3-4 và đã được mang về từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhà khảo cổ nghiêng về khả năng là tượng do người Chăm xưa làm nên. Bởi cùng trong những năm đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ đã khai quật các di tích từ Quảng Bình cho đến vùng đất Nam Panturangar (Ninh Thuận, Bình Thuận) phát hiện hàng chục di tích và hàng trăm hiện vật mang dấu ấn Phật giáo.

Ngoài pho tượng Phật Đồng Dương thuộc hàng cổ nhất, hiện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP HCM còn có các pho tượng độc đáo khác như: tượng Phật Avalokites niên đại thế kỷ thứ 7 được tìm thấy ở Đại Hữu, Quảng Bình cao 34cm với tư thế đứng, đầu đội mũ 3 tầng trang trí hoa văn rất tinh xảo, đeo hai bông tai dài chấm ngang vai, trang trí vòng hai bắp tay, thân mình thon gọn, mặc váy sampot 2 tầng.

Hay pho tượng Phật ngồi thiền với tư thế Kiết già cao 15cm, mang nét đặc trưng của tượng Phật Ấn Độ, phong cách Amaravati thế kỷ thứ 2-9. Tuy nhiên, trong số các pho tượng cổ được tìm thấy ở dải đất miền Trung lịch sử, chỉ có pho tượng Phật Đồng Dương là pho tượng nổi tiếng nhất của vương triều Đồng Dương. Hiện pho tượng Đồng Dương không chỉ là báu vật vô giá mà còn cóvai trò quan trọng trong việc tìm hiểu văn hóa khảo cổ cả vùng Đông Nam Á.
Nguồn: Năng Lượng Mới

ĐANG ĐỌC NHIỀU

Kết cục thảm vì… “tự sướng” của ông hoàng Ngọa Triều Kết cục thảm vì… “tự sướng” của ông hoàng Ngọa Triều “Hà Lội“ nổi tiếng trong phóng sự ảnh lụt bão quốc tế “Hà Lội“ nổi tiếng trong phóng sự ảnh lụt bão quốc tế Kết cục thảm vì… “tự sướng” của ông hoàng Ngọa Triều “Hà Lội“ nổi tiếng trong phóng sự ảnh lụt bão quốc tế Choáng với “thành tích“ ngoại tình của bà Trần Lệ Xuân Kết cục thảm vì… “tự sướng” của ông hoàng Ngọa Triều “Hà Lội“ nổi tiếng trong phóng sự ảnh lụt bão quốc tế Choáng với “thành tích“ ngoại tình của bà Trần Lệ Xuân Choáng với “thành tích“ ngoại tình của bà Trần Lệ Xuân Choáng với “thành tích“ ngoại tình của bà Trần Lệ Xuân
[links()]

Văn minh Champa - Những điểm sáng trên đất Tây Nguyên

- Hệ thống kiến trúc tháp Champa trên vùng Tây Nguyên là một hình ảnh của nền văn hóa Việt Nam đa sắc tộc trong lịch sử.    

Vùng đất Tây Nguyên trải dài trên địa bàn 5 tỉnh từ Kom Tum đến Đăk Nông, nằm về vị trí phía Tây và Tây Nam Trung Bộ (phía Tây dãy Trường Sơn) nơi có núi cao, thác dữ, cùng núi rừng đại ngàn tít tắp. Những cuộc khai quật khảo cổ học tại Kom Tum (Lung Leng); Gia Lai (Trà Duôm, Biển Hồ); Đăk Lăk (Buôn Triết, Chư Ktu); Đăk Nông (Cư Dút ); Lâm Đồng (Cát Tiên, Lâm Hà) đã cho biết nơi đây từ thời Tiền - Sơ sử đã có những cộng đồng người sinh sống, quản lý vùng đất Tây Nguyên. Nhiều di chỉ cư trú rộng hàng vạn mét vuông với nhiều loại hình hiện vật: các công cụ sản xuất đồ đá, các loại hình đồ gốm minh chững cho sự tồn tại lâu đời, nhiều thế hệ của các cộng đồng người ở đây.

Bước vào thời kỳ lịch sử, khi tộc người Chăm sau nhiều lần đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa giành được độc lập tự chủ, xây dựng nên nhà nước Lâm Ấp, quản lý dải đất ven biển miền Trung xây dựng nên nền văn minh Champa rực rỡ, thì người Chăm gắn bó chặt chẽ với vùng đất Tây Nguyên và văn minh Champa tỏa sáng trên vùng đất cao nguyên.

Tháp Yang Prong sau khi trùng tu tôn tạo.
Tháp Yang Prong sau khi trùng tu tôn tạo.

Nằm ở vị trí chiến lược trên bán đảo Đông Dương, phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia, phía Đông giáp dải đất ven biển Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ. Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2.500m, với đỉnh Ngọc Linh (Kom Tum) sừng sững phía Bắc có độ cao gần 3.000m và đỉnh Lanbiang (Lâm Đồng) cao vút phía Nam. Tây Nguyên được ví như nóc nhà của Đông Dương. Đây là nơi cư trú của các tộc người Gia Rai, Ra đê, MơNông, Ê đê, Mạ, STiêng, Chu ru... những tộc người gắn bó chặt chẽ với người Chăm trong lịch sử.

Tin mới