Xem toàn bộ ảnh
Giảm lượng muối trong khẩu phần: Muối là một trong những yếu tố làm tăng huyết áp. Ăn quá nhiều muối có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng nguy cơ sưng phù, giảm chức năng thận và gây nghẽn mạch máu. |
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và làm giảm huyết áp. Mỗi ngày, bạn có thể tập thể dục bằng cách đạp xe, đi bộ hay đơn giản là vận động trong khi dọn dẹp nhà cửa...
|
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Béo phì có thể gây cản trở quá trình tuần hoàn máu và gia tăng áp lực ở các khớp dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
|
Chế độ ăn đủ dinh dưỡng: Những người bị bệnh cao huyết áp nên ăn các loại thực phẩm chứa ít cholesterol hay chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu omega-3 như thịt bò ăn cỏ và cá hồi, rau xanh và hoa quả cũng tốt cho người bị bệnh cao huyết áp.
|
Giảm stress: Stress là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Do đó, những người bị bệnh này nên tham gia một số hoạt động như chơi thể thao, trò chuyện với bạn bè... để giữ mình luôn ở trong trạng thái bình tĩnh.
|
Thiền định: Tập thiền là một cách tuyệt vời để làm giảm huyết áp, tăng cường sức khỏe tinh thần, cung cấp năng lượng và duy trì trạng thái cân bằng cho cơ thể.
|
Tập Yoga có tác dụng hạ huyết áp, đồng thời giúp cải thiện hệ tuần hoàn và các cơ quan trong cơ thể, đẩy lùi bệnh tật và giảm stress.
|
Bỏ hút thuốc: Hút thuốc không chỉ có hại mà còn có dẫn tới bệnh cao huyết áp. Một điếu thuốc cũng có thể làm tăng thêm 10mmHg huyết áp.
|
Nghe nhạc có thể giúp bạn cảm thấy bình yên và nhẹ nhõm hơn, nhờ đó làm giảm chỉ số huyết áp, bảo vệ sức khỏe.
|
Tắm nắng sớm: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm thay đổi lipid trong máu, từ đó giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. |