10 căn bệnh nhỏ nhưng có thể huỷ hoại cuộc sống

1.1. 1. Chảy nước miếng khi ngủ

Bạn có thường xuyên chảy nước miếng khi ngủ? Và bạn thắc mắc tại sao lại vậy? Điều này có thể là do sự điều khiển của dây thần kinh gây ra.
Thực tế, việc tiết ra nước bọt hoàn toàn là do tính phản xạ của dây thần kinh. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy nước miếng. Nhiệt độ và độ ẩm trong khoang miệng rất thích hợp cho sự sinh sôi của các vi khuẩn và có thể  dễ dàng gây nên bệnh viêm lợi nặng.

 2. Chân bị phù

Chân phù là do tắc tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông
           Chân phù là do tắc tĩnh mạch khiến máu khó  lưu thông

Đôi khi bạn thấy bàn chân bị phù kèm theo ngứa. Trạng thái này rất đỗi bình thường, nhưng không thể xem nhẹ. Đây được xem là một trong những dấu hiệu liên quan đến tĩnh mạch của bạn. Thực tế, hiện tượng chân phù ra bất thường là do tắc tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay, nếu để lâu có thể dẫn đến tắc mạch phổi và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của bạn.
Lưu ý: Hiện tượng chân bị phù là do tắc tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông. Nếu chân bạn bị phù mà xoa bóp thấy không thuyên giảm thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. 

3. Giảm thị lực

Do tính chất công việc khiến bạn phải ngồi trước máy tính hàng giờ, thậm chí là qua đêm. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thị lực của bạn. Bạn cần lưu ý một số trường hợp sau. Nếu mắt bạn thường bị hoa, khóe mắt khô, nhìn không rõ, đây có thể là dấu hiệu suy giảm chức năng gan. Nếu như bạn ấn xung quanh vị trí của gan, có cảm giác như bị sưng, thì có đến 80-90% gan bạn có vấn đề. Lúc này, ngoài việc đi khám bác sỹ, cần chú ý vệ sinh mắt và thư giãn mắt thường xuyên.
4. Vết sẹo biến đổi
Bạn có thường xuyên chú ý những thay đổi bất thường vết sẹo trên da?
         Bạn có thường xuyên chú ý những thay đổi bất thường vết sẹo trên da?

Gần đây, những vết sẹo do bị bỏng, ngoại thương hay viêm da trên cơ thể bạn bỗng nhiên có sự biến đổi kỳ lạ, bạn cần thận trọng lưu ý trường hợp này. Nếu trải qua điều trị mà căn bệnh vẫn nặng hơn và có dấu hiệu bị loét, đóng vảy,sâu hơn, sắc tố da đậm hơn, tăng lớp vảy sừng, thậm chí còn chảy máu. Lúc này, cần đề phòng khả năng mắc bệnh ung thư da. Hơn nữa, nếu như trên da xuất hiện một vài khối u nhỏ cứng cứng, nhất định cần đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

5. Cẩn thận với mí mắt rũ xuống

Ở tuổi 30 khi bạn còn trẻ khoẻ và gợi cảm, nếu mí mắt bạn đột nhiên trũng xuống thì đây có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh nhược cơ.  Ban đầu là một mắt, sau đó là mắt còn lại, sáng nhẹ, tối nặng, chỉ trong một ngày cũng sẽ có những thay đổi rõ rệt. Nếu để lâu sẽ dẫn tới bệnh phình động mạch não.

6. “Vòng tròn màu sắc” – triệu chứng ban đầu của chứng bệnh mù

“Vòng tròn màu sắc” – triệu chứng ban đầu của chứng bệnh mù
          “Vòng tròn màu sắc” – triệu chứng ban đầu của chứng bệnh mù

Khi bạn nhìn vào ánh đèn, bạn thấy xung quanh ánh đèn xuất hiện vòng tròn màu sắc? Đừng cảm thấy mới lạ, đó cũng chẳng phải là khả năng xuất chúng của bạn mà nó báo trước cho bạn rằng có thể bạn mắc phải bệnh tăng nhãn áp. Bệnh này là một loại bệnh về mắt thường gặp, có thể dẫn đến mù, dấu hiệu ban đầu là thấy xuất hiện cầu vồng, đó chính là hiện tượng nhìn thấy “vòng tròn màu sắc”. Vòng tròn nhìn gần tương đối nhỏ, nhìn xa lại to hơn, màu tím bên trong, màu đỏ bên ngoài. 

7. Tai họa ngầm của thực phẩm

Gần 1 tháng nay, Amy bỗng cảm thấy thèm ăn. Điều kỳ lạ là mặc dù lượng thức ăn mà Amy ăn tăng đáng kể nhưng cân nặng cô lại giảm đều. Cô đã đến gặp bác sỹ và họ đã phát hiện được phía sau của việc tăng sự thèm ăn là ẩn chứa căn bệnh tiểu đường. 
Vài ngày gần đây Lisa cũng vậy, vừa ăn cơm xong chưa lâu đã có cảm giác đói, nhưng người vẫn gầy. Sau khi kiểm tra bác sỹ nhận định Lisa mắc phải hội chứng cường chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, Hội chứng Cushing cũng có thể khiến bạn xuất hiện những hiện tượng thèm ăn và ăn nhiều. Vì vậy, nếu gần đây sinh hoạt ăn uống của bạn có chút bất thường, cần sớm đến gặp bác sỹ kiểm tra tổng thể.


8. Bệnh đau dạ dày hay bệnh tim?

Đau dạ dày hay đau tim?
                                           Đau dạ dày hay đau tim?


Khi đã từng bị đau dạ dày, thì những lần đau sau, bạn thường sẽ lầm tưởng rằng triệu chứng ban đầu của bệnh tim là bệnh dạ dày. Cần nhớ rằng, đây là dấu hiệu vô cùng quan trọng. Khác với những bệnh dạ dày thông thường, đau dạ dày do bệnh tim gây nên rất ít xuất hiện triệu chứng đau bụng quằn quại, ấn vào cũng thường không đau, chỉ có cảm giác khó chịu, đầy bụng, đôi khi còn kèm theo cảm giác nóng rát và buồn nôn.

9. Sự biến đổi “thầm lặng” của những nốt ruồi

Khi cơ thể chúng ta có những biến đổi thì đều xuất hiện những triệu chứng khác nhau và thường là những dấu hiệu tiêu cực. Dưới đây là một vài đặc điểm của việc thay đổi nốt ruồi trên cơ thể, mà những thay đổi này có thể là những dấu hiệu của việc tạo thành khối u hắc tố ác tính
a, Nốt ruồi xuất hiện nhiều nhanh chóng trong khoảng thời gian gần đây
b, Nốt ruồi loét trên mặt kèm theo ngứa
c, Trước đây xung quanh vùng nốt ruồi mịn màng, gần đây xuất hiện những nốt chấm đen, hoặc mở rộng gần phía hạch bạch huyết.


10. Đừng để mồ hôi làm ướt lòng bàn tay

Lòng bàn tay ra nhiều môi hôi dấu hiêu cảnh báo sức khoẻ của bạn
 Lòng bàn tay ra nhiều môi hôi dấu hiêu cảnh báo sức khoẻ của bạn

Lòng bàn tay thương xuyên ẩm ướt do mồi hôi ra nhiều đây chính là cảnh báo xấu về sức khoẻ của bạn, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Lòng bàn tay phụ nữ thường nóng hơn nên rất dễ mắc bệnh Viêm bể thận mãn tính. Ở giai đoạn đầu, lòng bàn tay nóng, ra mồ hôi thường liên tục thường kéo theo tăng nhiệt độ toàn cơ thể.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỂU

Tin mới