10 đặc sản khó quên khi ghé thăm Quảng Bình

10 đặc sản khó quên khi ghé thăm Quảng Bình

(Kiến Thức) - Cũng như tính cách con người Quảng Bình, các món đặc sản nơi đây mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng đậm đà, hấp dẫn…

Xem toàn bộ ảnh
Bánh bột lọc vốn là món ăn Huế, khi đến Đồng Hới được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Bí quyết của món này là nhân dùng loại tôm nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.
Bánh bột lọc vốn là món ăn Huế, khi đến Đồng Hới được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Bí quyết của món này là nhân dùng loại tôm nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.
Bánh xèo Quảng Hòa là món ăn đặc trưng ở xã Quảng Hòa (huyện Quảng Trạch), được làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm. Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời.
Bánh xèo Quảng Hòa là món ăn đặc trưng ở xã Quảng Hòa (huyện Quảng Trạch), được làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm. Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời.
Cá nghéo là một loại cá mập nhỏ, gan béo, thịt ngon, trắng như bông, thường được làm gỏi ăn với nước lèo, rau sống hoặc kho với nghệ, mật, gừng. Bọc chứa bào thai cá nghéo (loài cá này đẻ con chứ không đẻ trứng) được coi là món đại bổ dành cho người nghèo.
Cá nghéo là một loại cá mập nhỏ, gan béo, thịt ngon, trắng như bông, thường được làm gỏi ăn với nước lèo, rau sống hoặc kho với nghệ, mật, gừng. Bọc chứa bào thai cá nghéo (loài cá này đẻ con chứ không đẻ trứng) được coi là món đại bổ dành cho người nghèo.
Nấm tràm là một đặc sản Quảng Bình, thường mọc trên sườn các gò đồi hay dọc theo ven bờ của những con suối, có hình tròn như quả trứng gà, nhìn béo múp, có màu tím đậm, mỗi năm chỉ có hai mùa vào khoảng tháng 4 và tháng 7, tháng 8 âm lịch. Nấm tràm có thể chế biến được nhiều món như nấu cháo, xào với các thực phẩm khác, nhưng có lẽ món ăn phổ biến, quen thuộc nhất với người dân Quảng Bình vẫn là canh nấm tràm.
Nấm tràm là một đặc sản Quảng Bình, thường mọc trên sườn các gò đồi hay dọc theo ven bờ của những con suối, có hình tròn như quả trứng gà, nhìn béo múp, có màu tím đậm, mỗi năm chỉ có hai mùa vào khoảng tháng 4 và tháng 7, tháng 8 âm lịch. Nấm tràm có thể chế biến được nhiều món như nấu cháo, xào với các thực phẩm khác, nhưng có lẽ món ăn phổ biến, quen thuộc nhất với người dân Quảng Bình vẫn là canh nấm tràm.
Đẻn biển (rắn biển) luôn được du khách “thích mê”. Tuy được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nức tiếng nhất là tiết đẻn và ram đẻn. Tiết đẻn là lấy máu tươi của đẻn vừa hứng đem pha với rượu. Ram đẻn là đẻn băm nhỏ cuốn lại bắc lên chảo rán đều.
Đẻn biển (rắn biển) luôn được du khách “thích mê”. Tuy được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nức tiếng nhất là tiết đẻn và ram đẻn. Tiết đẻn là lấy máu tươi của đẻn vừa hứng đem pha với rượu. Ram đẻn là đẻn băm nhỏ cuốn lại bắc lên chảo rán đều.
Khoai dẻo là một món ăn dân dã, mộc mạc nhưng cũng không kém phần hấp dẫn của đất Quảng Bình. Món ăn này thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Khi ăn, nên nhai chầm chậm để vị ngọt bùi của lát khoai tan chảy nơi đầu lưỡi.
Khoai dẻo là một món ăn dân dã, mộc mạc nhưng cũng không kém phần hấp dẫn của đất Quảng Bình. Món ăn này thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Khi ăn, nên nhai chầm chậm để vị ngọt bùi của lát khoai tan chảy nơi đầu lưỡi.
Lẩu cá khoai là món ăn phổ biến tại các quán ở Đồng Hới. Cá khoai được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi, ướp gia vị, khi ăn nhúng vào nồi nước lẩu gồm các vị như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Phải ăn món này khi còn nóng, đừng để nguội cá sẽ tanh.
Lẩu cá khoai là món ăn phổ biến tại các quán ở Đồng Hới. Cá khoai được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi, ướp gia vị, khi ăn nhúng vào nồi nước lẩu gồm các vị như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Phải ăn món này khi còn nóng, đừng để nguội cá sẽ tanh.
Mắm lẹp làm từ cá lẹp, một loại cá con nhỏ, mình lép kẹp. Đây là loại mắm xổi, nghĩa là một thứ cá trộn muối, chỉ ép lại vài ba hôm đã ra thành phẩm chứ không phải ngâm nhiều tháng, thường được um mỡ, hành, kẹp với rau mưng được người địa phương rất ưa thích.
Mắm lẹp làm từ cá lẹp, một loại cá con nhỏ, mình lép kẹp. Đây là loại mắm xổi, nghĩa là một thứ cá trộn muối, chỉ ép lại vài ba hôm đã ra thành phẩm chứ không phải ngâm nhiều tháng, thường được um mỡ, hành, kẹp với rau mưng được người địa phương rất ưa thích.
Ruốc biển (người miền Bắc gọi là con moi) là loài tôm nhỏ xíu, có nhiều ở biển Nhật Lệ, ngon nhất vào tháng 6. Ruốc có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như ruốc lạt, mắm ruốc… đều là những món ăn có hương vị đậm đà, đậm chất Quảng Bình.
Ruốc biển (người miền Bắc gọi là con moi) là loài tôm nhỏ xíu, có nhiều ở biển Nhật Lệ, ngon nhất vào tháng 6. Ruốc có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như ruốc lạt, mắm ruốc… đều là những món ăn có hương vị đậm đà, đậm chất Quảng Bình.
Giống như phở với người Hà Nội, cháo canh gắn bó với người Quảng Bình như thức ăn không thể thiếu vào buổi sáng. Món ăn này dùng các sợi mì to và dày, nước dùng nhiều và có màu vàng ươm của thịt cua, thịt đi kèm có sự kết hợp của cá, tôm, thịt nạc… Trong đó, cá lóc là nguyên liệu không thể thiếu. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng thức kèm cải xanh thái nhỏ. Ảnh: Internet.
Giống như phở với người Hà Nội, cháo canh gắn bó với người Quảng Bình như thức ăn không thể thiếu vào buổi sáng. Món ăn này dùng các sợi mì to và dày, nước dùng nhiều và có màu vàng ươm của thịt cua, thịt đi kèm có sự kết hợp của cá, tôm, thịt nạc… Trong đó, cá lóc là nguyên liệu không thể thiếu. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng thức kèm cải xanh thái nhỏ. Ảnh: Internet.

GALLERY MỚI NHẤT