10 kế hoạch “động trời” suýt thay đổi thế giới

(Kiến Thức) - Phát xít Nhật định sử dụng bom hóa học tấn công Mỹ, Thủ tướng Churchill dự tính phát động Thế chiến III... là những kế hoạch "động trời" trong lịch sử nhân loại.

10 kế hoạch “động trời” suýt thay đổi thế giới
1. Hai kế hoạch của Nhật Bản nhằm xâm lược Australia
Trong năm 1942, các quan chức Quân đội và Hải quân Nhật Bản đã tiến hành một loạt các cuộc họp về việc chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Khi đó, quốc gia này đã chiếm đóng một phần lãnh thổ rộng lớn ở Thái Bình Dương và Australia là mục tiêu tiếp theo của họ. Hải quân Nhật Bản đã đưa ra đề xuất tiến hành một cuộc xâm lược quy mô nhỏ vào phía bắc Australia để ngăn chặn Anh và Mỹ sử dụng quốc gia này thành căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản đã bác bỏ kế hoạch trên vì họ cho rằng, nó sẽ biến thành một cuộc chiến hao tốn tiền bạc. Thay vào đó, chỉ huy Quân đội Nhật Bản muốn phát động một cuộc chến xâm lược Australia trên quy mô lớn, với 10 sư đoàn. Tuy nhiên, số lượng quân sĩ đó dường như không thể triển khai được vì hầu hết đang đóng ở Trung Quốc. Việc chuyển quân và cung cấp lương thực, đạn dược cho số lượng binh sĩ lớn như vậy sẽ khá khó khăn.
Nhật Bản gọi kế hoạch trên là "Operation FS". Theo kế hoạch, bằng cách đánh chiếm miền đông New Guinea, quần đảo Solomon, quần đảo New Caledonia-Fiji sẽ bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu kế hoạch đó xảy ra, Hải quân Mỹ sẽ khiến phát xít Nhật Bản gánh chịu một loạt thất bại ở Thái Bình Dương.
2. Quân đồng minh tấn công nước Đức trước một năm
Năm 1942, Tướng Dwight Eisenhower đã đưa ra một kế hoạch cho cuộc tấn công sớm nước Đức. Kế hoạch này được đặt mật danh là “Operation Round-up” và quân Đồng minh sẽ đổ bộ lên nước Pháp vào năm 1943. Mục đích của kế hoạch trên là giảm bớt áp lực đối với quân đội Liên Xô. Theo đó, phát xít Đức sẽ phải gồng mình chiến đấu tại hai mặt trận. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Anh tin rằng, kế hoạch tấn công quân sự trên là quá sớm khi mà lực lượng phòng thủ của Đức quốc xã vẫn còn khá mạnh.
Thay vào đó, quan Đồng minh ủng hộ chiến dịch Torch và mục tiêu được xem có phần nhẹ nhàng hơn đó là khu vực Bắc Phi. Các nước Đồng minh sẽ đi theo những con đường khác nhau để tiến vào lãnh thổ Italy. Chiến dịch Roundup sẽ được triển khai sau đó một năm.
3. Kế hoạch của Hitler nhằm xâm lược Thụy Sĩ
Sau chiến thắng vang dội ở Pháp năm 1940, Hitler ra lệnh cho các tướng lĩnh của mình chuẩn bị một kế hoạch chu toàn cho cuộc xâm lược Thụy Sĩ. Kế hoạch đó được gọi là “Chiến dịch Tannenbaum”. Ban đầu, Đức quốc xã định điều 21 sư đoàn nhưng sau đó tăng lên 11 sư đoàn ở phía bắc và 15 sư đoàn khác đang đóng quân ở phía nam Italy cùng hợp đồng tác chiến xâm lược Thụy Sĩ. Đây được coi là biến động quân sự của Hitler khi chuyển hướng quay mũi giáo về phía Liên Xô và Anh.
Đối với Thụy Sĩ, người dân nước này chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ địch với tinh thần quyết tử. Toàn bộ dân số được vũ trang và hơn 400.000 nam giới được triệu tập để chiến đấu với kẻ thù ngay khi cuộc chiến nổ ra. Tướng Henri Guisan của Thụy Sĩ đã đưa ra chiến lược đối phó với kẻ thù là: lúc đầu sẽ bảo vệ biên giới rồi sau đó rút lui vào một số pháo đài trong dãy núi Alps, nơi mà họ sẽ chiến đấu với quân Đức quốc xã cho đến khi còn người cuối cùng. Một cuộc chiến tranh du kích kéo dài trên các sườn núi lạnh của Thụy Sĩ sẽ khiến quân Hitler phải trả giá đắt.
4. Kế hoạch xâm lược Anh của phát xít Đức
Hitler cũng có kế hoạch xâm lược Vương quốc Anh sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp. Kế hoạch mang tên "Chiến dịch Seelowe" và Đức sẽ huy động 160.000 binh sĩ tham gia. Phát xít Đức sẽ chuyển số quân đó bằng 2.000 xà lan chạy dọc eo biển Anh.
Tuy nhiên, các tướng sĩ của Hitler lo sợ sức mạnh của Hải quân và Không quân Hoàng gia Anh. Họ cho rằng, ưu thế của Anh là ở trận chiến trên không nên quân đội Đức phải tập trung cao độ trong mặt trận này. Do đó, trong khoảng 3 tháng, quân đội phát xít Đức đã cố gắng để tiêu diệt quân đội Hoàng gia Anh trong một loạt các trận chiến trên bầu trời nhưng đều thất bại. Do đó, kế hoạch xâm lược Anh của Hitler bị hủy bỏ vô thời hạn.
5. Kế hoạch tấn công Liên Xô của Anh, Pháp
Ngay trước khi Chiến tranh thế giới II bắt đầu, Anh và Pháp đều đã quan tâm đến việc Liên Xô cung cấp dầu cho Đức quốc xã. Để ngăn chặn nguồn tiếp dầu cho chính quyền Hitler, các nhà lãnh đạo Anh và Pháp đã lên kế hoạch có tên “Chiến dịch Pike” nhằm làm tê liệt nghiêm trọng nền kinh tế Liên Xô bằng cách ném bom vào các cơ sở dầu mỏ quan trọng của nước này. Tình trạng thiếu dầu sẽ làm suy yếu các hoạt động của Đức quốc xã.
Sau một thời gian bàn thảo, Anh và Pháp quyết định chọn mục tiêu tốt nhất là các mỏ dầu ở Azerbaijan. Khu vực này có vị trí khá tốt để máy bay ném bom của Anh và Pháp hoạt động khi chúng đang đồn trú ở Trung Đông. Đến tháng 4/1940, các máy bay ném bom của hai nước này gần như đạt được mục tiêu đề ra nhưng không hề đánh bom trúng các khu vực dầu của Liên Xô. Cụ thể, Anh và Pháp quyết định sử dụng số máy bay trên chỉ để đe dọa Liên Xô không cung cấp dầu cho Đức quốc xã.
Sau khi Đức xâm lược Pháp và các quốc gia chậm phát triển vào năm 1940, kế hoạch trên của Anh và Pháp bị tạm dừng. Khi đó, Anh lo sợ nếu tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công thì có khả năng Liên Xô sẽ đứng về phía phát xít Đức.
6. Kế hoạch xâm lược Liên Xô của Nhật
Ngay từ năm 1937, Nhật Bản đã lên kế hoạch thực hiện một loạt các chiến dịch chạm đến lãnh thổ của Liên Xô ở vùng Viễn Đông, đặc biệt là Siberia. Trong một hội nghị giữa các đế quốc diễn ra vào tháng 7/1941, Nhật Bản đã đồng ý rằng sẽ xâm lược Liên Xô chỉ khi Đức thành công trong việc đóng chiếm Liên Xô. Khi đó, Liên Xô sẽ buộc phải cùng lúc chiến đấu chống lại hai kẻ thù là quân Đức ở phía tây và Nhật Bản ở phía đông. Mặc dù Nhật Bản và Liên Xô đã ký một hiệp ước trung lập nhưng cả hai bên đều ra sức thành lập các căn cứ quân sự quy mô lớn dọc theo biên giới hai nước để đề phòng trường hợp hai nước giao chiến.
Quân đội Nhật Bản tăng cường tuyên bố sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô. Họ nói rằng sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Viễn Đông của Liên Xô một cách dễ dàng khi quốc gia này chật vật chống đỡ các đợt tấn công của quân Đức ở châu Âu. Tuy nhiên, năm 1939, quân Nhật thất bại trong một trận chiến với Liên Xô khiến cho kế hoạch của họ tan vỡ. Khi đó, các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận định cuộc chiến trên có thể là hành động gây chiến với Mỹ.
7. Đức lên kế hoạch xâm lược Gibraltar
Năm 1940, Đức quốc xã đã thất bại trong việc tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh nên đành ấp ủ một kế hoạch khác nhằm đánh chiếm Gibraltar. Bằng cách chiếm đóng Gibraltar ở bán đảo Iberia, Đức quốc xã có thể ngăn chặn Hải quân Hoàng gia Anh hoạt động ở Địa Trung Hải và hoàn toàn cắt đứt đường tiếp tế của Anh từ kênh đào Suez. Họ sẽ cố gắng khiến quân đội Anh chết dần vì thiếu thốn, cạn kiệt lương thực và cuối cùng sẽ phải đầu hàng.
Kế hoạch của Đức quốc xã có mật danh là “Chiến dịch Felix”. Theo đó, quân Đức sẽ đưa quân vào Tây Ban Nha. Quan chức chính phủ hàng đầu giữa Đức và Tây Ban Nha đã tổ chức một loạt các cuộc thảo luận về đề xuất này. Adolf Hitler đã đích thân yêu cầu nhà độc tài Tây Ban Nha Francisco Franco hỗ trợ kế hoạch của nước này. Tuy nhiên, đến phút cuối cùng, nhà lãnh đạo Franco đã không tiếp tục theo đuổi kế hoạch trên bởi ông lo sợ cuộc xâm lược Anh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến Tây Ban Nha.
8. Nhật Bản dự định dùng bom hóa học tấn công Mỹ
Trong những ngày trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới II, đơn vị vũ khí chiến tranh hóa sinh học 731 của Nhật Bản đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công hóa học nhằm vào Mỹ. Theo đó, những chiếc máy bay ném bom cảm tử sẽ mang theo với bom chứa mầm bệnh dịch và thả ở khu vực được bảo vệ thấp nhưng có đông dân số. Các mục tiêu được Nhật Bản lựa chọn là San Diego, California. Thời điểm mà Nhật định tiến hành là ngày 22/9/1945.
Cuộc tấn công không có giá trị quân sự của phát xít Nhật được coi là nỗ lực cuối cùng để ngăn cản Mỹ tấn công lãnh thổ đất liền của Nhật Bản. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã không bao giờ được thực hiện khi quân đội Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố khiến nước này phải giơ cờ trắng đầu hàng quân Đồng minh.
9. Mỹ dự định dùng vĩ khí hóa học tấn công Nhật Bản
Tháng 4/1945, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ bổ nhiệm Tướng Douglas MacArthur lãnh đạo quân đội thực hiện cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào Nhật Bản. Kế hoạch trên dự tính sẽ có 2,5 triệu binh sĩ tham gia. Do lo sợ phát xít Nhật đã đến đường cùng nên sẽ chiến đấu với tinh thần "một mất một còn" nên quân Đồng minh sẵn sàng sử dụng vũ khí hóa học nếu cần thiết.
Thật may mắn là quân Đồng minh đã không phải thực thi kế hoạch này bởi phát xít Nhật đã đầu hàng vào ngày 15/8/1945. Theo dự tính, nếu quân Đồng minh thực hiện kế hoạch như ban đầu thì khoảng 400.000 - 800.000 binh sĩ Mỹ bị thiệt mạng cộng thêm 4 triệu người bị thương.Trong khi đó, nước Nhật sẽ phải chịu thương vong khủng khiếp.
10. Thủ tướng Churchill lên kế hoạch Chiến tranh thế giới III
Sau khi phát xít Đức bị tiêu diệt, lãnh thổ châu Âu lúc đó bị chia thành hai phần: phần lãnh thổ phía Tây thuộc quyền kiểm soát của các nước Đồng minh và Liên Xô kiểm soát khu vực phía đông. Khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã không tin tưởng Stalin có thể giải phóng quốc gia bị chiếm đóng chỉ với lực lượng hiện tại của mình. Vì vậy, Thủ tướng Churchill cùng với các tướng lĩnh quân sự "nhen nhóm" kế hoạch thuyết phục các nước thuộc phe Đồng minh cùng đứng lên chống lại Liên Xô ở khắp châu Âu.
Dự kiến, cuộc Chiến tranh thế giới III sẽ bắt đầu vào ngày 1/7/1945 và sẽ tái vũ trang cho 100.000 binh lính Đức tham gia chiến đấu. Ông cũng muốn Mỹ sử dụng bom nguyên tử trong trường hợp Liên Xô không chịu đầu hàng. Nhưng trên thực tế, kế hoạch của Churchill không bao giờ được thực hiện bởi Mỹ đã quá mệt mỏi để bắt đầu một cuộc chiến khác. Trong bức điện gửi từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Harry Truman nói với Thủ tướng Churchill rằng, nước Mỹ sẽ không giúp Anh tấn công Liên Xô ở Đông Âu.

Churchill từng lên kế hoạch chiến tranh thế giới III

Churchill từng lên kế hoạch chiến tranh thế giới III
Theo kế hoạch của Thủ tướng Anh Winston Churchill, liên minh Anh-Mỹ sẽ tấn công nhằm đả bại Liên Xô. Vào ngày 8/5/1945, khi tất cả mọi người ở khắp nơi trên thế giới chuẩn bị cho việc kết thúc chiến tranh thế giới II, một nhân vật tầm cỡ đã lên kế hoạch bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới III. Vết mực vẫn chưa kịp khô trong tài liệu đầu hàng của Đức khi Thủ tướng Anh Winston Churchill yêu cầu Nội các chiến tranh của Anh phác thảo kế hoạch xâm lược Liên Xô.

10 vũ khí “không tưởng tượng nổi” trong CTTG II

(Kiến Thức) - Trực thăng lai xe jeep, dơi cảm tử, bồ câu dẫn đường tên lửa… là những vũ khí có “1-0-2” được con người sáng chế ra trong CTTG II.

10 vũ khí “không tưởng tượng nổi” trong CTTG II
Máy bay cảm tử Yokosuka MXY-7 Ohka của Nhật Bản là loại máy bay phản lực được thiết kế riêng cho các vụ tấn công cảm tử (Kamikaze) với một đầu đạn nặng hơn 1 tấn. Chúng được chở đến mục tiêu bằng cách gắn dưới bụng một chiếc máy bay Mitsubishi G4M. Sau khi được thả, phi công sẽ lái Ohka áp sát mục tiêu, khởi động động cơ phản lực và lao như một quả tên lửa xuống tàu địch. Được triển khai từ tháng 9/1944, loại vũ khí này đã đánh chìm được một tàu khu trục của Mỹ.
Máy bay cảm tử Yokosuka MXY-7 Ohka của Nhật Bản là loại máy bay phản lực được thiết kế riêng cho các vụ tấn công cảm tử (Kamikaze) với một đầu đạn nặng hơn 1 tấn. Chúng được chở đến mục tiêu bằng cách gắn dưới bụng một chiếc máy bay Mitsubishi G4M. Sau khi được thả, phi công sẽ lái Ohka áp sát mục tiêu, khởi động động cơ phản lực và lao như một quả tên lửa xuống tàu địch. Được triển khai từ tháng 9/1944, loại vũ khí này đã đánh chìm được một tàu khu trục của Mỹ.
“Bom dơi” là một dự án táo bạo của quân đội Mỹ nhằm phá hoại nước Nhật. Đó là kế hoạch dùng máy bay ném bom B-29 thả hàng trăm nghìn chú dơi gắn mìn hẹn giờ xuống các thành phố công nghiệp của Nhật. Lũ dơi sẽ tìm đến các công trình kiến trúc để trú ngụ và gây nên những vụ nổ lớn. Dù được đánh giá cao về tính khả thi, kế hoạch này đã không bao giờ được triển khai trong thực tế do quân đội Mỹ phải dồn kinh phí cho những chương trình quan trọng hơn, như chế tạo bom nguyên tử.
 “Bom dơi” là một dự án táo bạo của quân đội Mỹ nhằm phá hoại nước Nhật. Đó là kế hoạch dùng máy bay ném bom B-29 thả hàng trăm nghìn chú dơi gắn mìn hẹn giờ xuống các thành phố công nghiệp của Nhật. Lũ dơi sẽ tìm đến các công trình kiến trúc để trú ngụ và gây nên những vụ nổ lớn. Dù được đánh giá cao về tính khả thi, kế hoạch này đã không bao giờ được triển khai trong thực tế do quân đội Mỹ phải dồn kinh phí cho những chương trình quan trọng hơn, như chế tạo bom nguyên tử.

10 phát minh làm xoay chuyển lịch sử

(Kiến Thức) - Máy in ấn, bóng đèn điện, tiền giấy… là những phát minh đặc biệt, góp phần xoay chuyển lịch sử.

10 phát minh làm xoay chuyển lịch sử
1. Máy in ấn. Chiếc máy in của Johannes Gutenberg được phát triển vào khoảng năm 1440 ở Mainz (Đức), đã tạo ra cuộc cách mạng in ấn rộng khắp thế giới. Nhờ phát minh này, việc in ấn một cuốn sách dày 3.600 trang mỗi ngày trở thành điều đơn giản. Khoảng 1.000 – 1.500 chiếc máy in của Johannes Gutenberg đã hoạt động ở châu Âu vào khoảng thời gian đó. Chỉ tính riêng năm 1600, con người đã tạo ra hơn 200 triệu cuốn sách mới nhờ máy in. Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng, việc phát minh ra máy in đã làm tăng 200% năng suất. Nhanh và rẻ, chất lượng cao và ổn định là những lợi thế mà phát minh của Johannes Gutenberg mang lại cho ngành công nghiệp thế giới.
1. Máy in ấn. Chiếc máy in của Johannes Gutenberg được phát triển vào khoảng năm 1440 ở Mainz (Đức), đã tạo ra cuộc cách mạng in ấn rộng khắp thế giới. Nhờ phát minh này, việc in ấn một cuốn sách dày 3.600 trang mỗi ngày trở thành điều đơn giản. Khoảng 1.000 – 1.500 chiếc máy in của Johannes Gutenberg đã hoạt động ở châu Âu vào khoảng thời gian đó. Chỉ tính riêng năm 1600, con người đã tạo ra hơn 200 triệu cuốn sách mới nhờ máy in. Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng, việc phát minh ra máy in đã làm tăng 200% năng suất. Nhanh và rẻ, chất lượng cao và ổn định là những lợi thế mà phát minh của Johannes Gutenberg mang lại cho ngành công nghiệp thế giới. 

Tin mới