10 ngày, Trung Quốc bắn 2 tên lửa đạn đạo “nạt” Mỹ

(Kiến Thức) - Trong vòng 10 ngày (13-22/12), Trung Quốc đã lần lượt bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 trên đất liền và JL-2 từ tàu ngầm.

Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn các chuyên gia quân sự phương Tây đã đưa ra nhận định, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa tại khu vực đã định sẵn trên biển Bột Hải. Giới quân sự nước ngoài cũng suy đoán rằng, Trung Quốc có thể đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094.
Đây là lần thử nghiệm tiếp theo kể từ sau cuộc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 tại Trung tâm thử nghiệm tên lửa và hàng không Ngũ Trại, ngày 13/12.
Tên lửa đạn đạo JL-2 bắn thử nghiệm.
 Tên lửa đạn đạo JL-2 bắn thử nghiệm.
Giới chuyên gia quân sự đánh giá, đây có thể là động thái mới của Trung Quốc trong việc thị uy sức mạnh tên lửa chiến lược trước Mỹ. Việc Trung Quốc thử nghiệm thành công loại tên lửa hạt nhân phóng ngầm thế hệ mới sẽ khiến Mỹ lo lắng.
Các vụ phóng này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ đang căng thẳng sau khi xảy ra việc tàu Trung Quốc suýt va chạm với tàu tuần dương Mỹ trên hải phận quốc tế ở Biển Đông. Theo các nguồn tin, khi đó chiếc tàu US Cowpens đang theo dõi hoạt động của tàu Liêu Ninh ở Biển Đông.
Tên lửa JL-2 và DF-41 là tên lửa thế hệ thứ 2 và thứ 3 của Trung Quốc, đóng vai trò “quả đấm chủ lực” răn đe hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trong 20 năm tiếp theo. Việc liên tiếp trong 10 ngày thử nghiệm 2 loại tên lửa mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Quân đội Trung Quốc.
Tên lửa DF-41 được thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào ngày 24/7/2012, DF-41 sử dụng 3 tầng động cơ nhiên liệu rắn và có phạm vi bắn lên tới 12.000-14000km. Tốc độ của loại tên lửa này có thể gấp tới 25 lần vận tốc âm thanh (vào khoảng hơn 30.000km/h).
Bệ phóng tự hành chở tên lửa DF-41.
Bệ phóng tự hành chở tên lửa DF-41.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng, DF-41 có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân hạt nhân dẫn hướng độc lập, và loại tên lửa này sử dụng công nghệ của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu hủy diệt Topol-M của Nga. Tên lửa DF-41 hoàn toàn có thể sánh vai với các loại tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của Mỹ hiện nay như LGM-30 Minuteman III.
JL-2 là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm thế hệ 2, được sản xuất vào những năm 2000, trang bị trên tàu ngầm hạt nhân Type 094. Toàn bộ tên lửa có trọng lượng tổng thể 42 tấn, dài 13m, đường kính thân 2,25m, tầm bắn xa tới 8.000km. Tên lửa mang 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV).

Vũ khí đáng sợ của quân đội TQ

Quân đoàn Pháo binh số 2 (SAC) biên chế 6 lữ đoàn tên lửa đạn đạo chiến lược (với chừng 1.800-3.000 đầu đạn hạt nhân), quân số thường trực 90.000-120.000 người.
Quân đoàn Pháo binh số 2 (SAC) biên chế 6 lữ đoàn tên lửa đạn đạo chiến lược (với chừng 1.800-3.000 đầu đạn hạt nhân), quân số thường trực 90.000-120.000 người. 

Các lữ đoàn SAC được trang bị tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật tới cấp chiến lược, từ tầm ngắn tới tầm xa, số lượng từ vài chục tới vài trăm quả. Trong ảnh là tầm bao quát mục tiêu các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Quân đoàn Pháo binh số 2.
Các lữ đoàn SAC được trang bị tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật tới cấp chiến lược, từ tầm ngắn tới tầm xa, số lượng từ vài chục tới vài trăm quả. Trong ảnh là tầm bao quát mục tiêu các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Quân đoàn Pháo binh số 2. 

Hiện nay, SAC trang bị 3 loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn. Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 (định danh NATO là CSS-6), SAC hiện có chừng hơn 300 quả loại này.
Hiện nay, SAC trang bị 3 loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn. Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 (định danh NATO là CSS-6), SAC hiện có chừng hơn 300 quả loại này. 

Tên lửa đạn đạo DF-15 đạt tầm bắn 600km, mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 350-500 kiloton, hệ thống dẫn đường kết hợp (hệ định vị quán tính, con quay hồi chuyển laser vòng, hệ định vị toàn cầu) cho phép đạt độ chính xác cao. Trong ảnh là tên lửa DF-15 đang rời bệ phóng.
Tên lửa đạn đạo DF-15 đạt tầm bắn 600km, mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 350-500 kiloton, hệ thống dẫn đường kết hợp (hệ định vị quán tính, con quay hồi chuyển laser vòng, hệ định vị toàn cầu) cho phép đạt độ chính xác cao. Trong ảnh là tên lửa DF-15 đang rời bệ phóng. 

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 (định danh NATO là CSS-7) ra đời từ cuối những năm 1970. Hiện, SAC duy trì 500-600 quả DF-11.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 (định danh NATO là CSS-7) ra đời từ cuối những năm 1970. Hiện, SAC duy trì 500-600 quả DF-11. 

Tên lửa DF-11 đạt tầm bắn 300km, lắp đầu đạn nặng 800kg. Trong ảnh là vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-11.
Tên lửa DF-11 đạt tầm bắn 300km, lắp đầu đạn nặng 800kg. Trong ảnh là vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-11. 
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới nhất trong kho vũ khí chiến lược Trung Quốc, B-611 được đưa vào phục vụ năm 1998. Tên lửa B-611 đạt tầm bắn từ 80-400km, đầu đạn nặng 480kg. Trong ảnh là xe mang phóng B-611 lắp 2 container chứa đạn tên lửa.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới nhất trong kho vũ khí chiến lược Trung Quốc, B-611 được đưa vào phục vụ năm 1998. Tên lửa B-611 đạt tầm bắn từ 80-400km, đầu đạn nặng 480kg. Trong ảnh là xe mang phóng B-611 lắp 2 container chứa đạn tên lửa. 

Tầm bao quát mục tiêu toàn cầu của các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2.
Tầm bao quát mục tiêu toàn cầu của các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2. 

Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21A (định danh NATO là CSS-5 Mod-2) đạt tầm bắn tối đa 2.700km, mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 5-6 đầu đạn hạt nhân).
Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21A (định danh NATO là CSS-5 Mod-2) đạt tầm bắn tối đa 2.700km, mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 5-6 đầu đạn hạt nhân). 

Đội hình xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C (định danh NATO là CSS-5 Mod-3) đạt tầm bắn tối đa 1.700km.
Đội hình xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C (định danh NATO là CSS-5 Mod-3) đạt tầm bắn tối đa 1.700km. 

Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3A (định danh NATO là CSS-2) được đưa vào sử dụng từ những năm 1970. Theo một số nguồn tin, năm 1987, Trung Quốc đã xuất khẩu 36-60 quả DF-3A cho Arập Saudi.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3A (định danh NATO là CSS-2) được đưa vào sử dụng từ những năm 1970. Theo một số nguồn tin, năm 1987, Trung Quốc đã xuất khẩu 36-60 quả DF-3A cho Arập Saudi. 

Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3A đạt tầm bắn tối đa khoảng 2.800km, mang một đầu đạn hạt nhân 3,3 Megaton. Theo một số nguồn tin, năm 2002, Trung Quốc đã loại biên chế toàn bộ tên lửa DF-3A.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3A đạt tầm bắn tối đa khoảng 2.800km, mang một đầu đạn hạt nhân 3,3 Megaton. Theo một số nguồn tin, năm 2002, Trung Quốc đã loại biên chế toàn bộ tên lửa DF-3A. 

Kho tên lửa đạn đạo liên lục địa của Quân đoàn Pháo binh số 2 có chừng vài trăm quả, có khả năng “đe dọa” nước Mỹ. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-4 (định danh NATO là CSS-3) có tầm bắn tới 7.000km, mang đầu đạn hạt nhân 3,3 Megaton.
Kho tên lửa đạn đạo liên lục địa của Quân đoàn Pháo binh số 2 có chừng vài trăm quả, có khả năng “đe dọa” nước Mỹ. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-4 (định danh NATO là CSS-3) có tầm bắn tới 7.000km, mang đầu đạn hạt nhân 3,3 Megaton.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 (định danh NATO là CSS-4) đạt tầm bắn xa tới 12.000-15.000km. DF-5 được thiết kế để phóng từ các giếng phóng mặt đất, thời gian chuẩn bị nhiên liệu phóng mất từ 30-60 phút. Theo một số nguồn tin, hiện kho tên lửa Trung Quốc còn duy trì chừng 20 đạn tên lửa DF-5.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 (định danh NATO là CSS-4) đạt tầm bắn xa tới 12.000-15.000km. DF-5 được thiết kế để phóng từ các giếng phóng mặt đất, thời gian chuẩn bị nhiên liệu phóng mất từ 30-60 phút. Theo một số nguồn tin, hiện kho tên lửa Trung Quốc còn duy trì chừng 20 đạn tên lửa DF-5. 

Năm 2006-2007, Quân đoàn Pháo binh số 2 đã tiếp nhận tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới DF-31/31A có khả năng đạt tầm bắn 8.000-12.000km. Trong ảnh là đội hình xe mang phóng tự hành tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 trong cuộc duyệt binh của quân đội Trung Quốc.
Năm 2006-2007, Quân đoàn Pháo binh số 2 đã tiếp nhận tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới DF-31/31A có khả năng đạt tầm bắn 8.000-12.000km. Trong ảnh là đội hình xe mang phóng tự hành tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 trong cuộc duyệt binh của quân đội Trung Quốc. 

Tên lửa đạn đạo DF-31/31A có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân đơn khối hoặc phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 3 đầu đạn hạt nhân). Trong ảnh là đầu đạn hạt nhân tên lửa DF-31.
Tên lửa đạn đạo DF-31/31A có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân đơn khối hoặc phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 3 đầu đạn hạt nhân). Trong ảnh là đầu đạn hạt nhân tên lửa DF-31.

Trong tương lai gần, Quân đoàn Pháo binh số 2 sẽ trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 có khả năng bao quát mọi mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ (tầm bắn 12.000-14.000km), mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 10 đầu đạn hạt nhân 20, 90, 150, 250 kiloton). Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa DF-41 di chuyển trên đường.
Trong tương lai gần, Quân đoàn Pháo binh số 2 sẽ trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 có khả năng bao quát mọi mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ (tầm bắn 12.000-14.000km), mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 10 đầu đạn hạt nhân 20, 90, 150, 250 kiloton). Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa DF-41 di chuyển trên đường. 


Ba tên lửa đạn đạo TQ “chọc thủng” Mỹ

Theo tờ Nezavisimaya Gazata (trụ sở tại Moscow, Nga), lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có khả năng sở hữu 70 tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng tấn công nước Mỹ.

Tin mới