10 phút hạ 2 B52 và trận chiến khốc liệt nhất đời tướng Phiệt

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt chia sẻ, 12 ngày đêm của trận chiến “Điện Biên Phủ trên không” là trận đánh khốc liệt nhất trong đời binh nghiệp của ông.

10 phút hạ 2 B52 và trận chiến khốc liệt nhất đời tướng Phiệt
Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt chia sẻ, trong 12 ngày đêm của trận chiến "Điện Biên Phủ trên không", chúng ta đã chiến đấu với tên đế quốc mạnh hơn hẳn ta về trang bị vũ khí, khí tài, có trình độ khoa học... Nhưng chúng ta đã chiến đấu, chiến thắng bằng ý chí, trí tuệ Việt Nam.
10 phut ha 2 B52 va tran chien khoc liet nhat doi tuong Phiet
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt chia sẻ ký ức về chiến dịch 12 ngày đêm khốc liệt. Ảnh: Mai Loan.
Trượt nghĩa vụ quân sự vì kết luận tim... nằm bên phải
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt sinh năm 1938, xuất thân từ một dòng tộc có truyền thống văn hóa và cách mạng - dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, bố mẹ ông chuyển tới huyện Ân Thi, Hưng Yên, ông được sinh ra và lớn lên tại đây.
Nhớ lại cuộc đời binh nghiệp của mình, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt chia sẻ, năm 1959, ông tham gia tuyển nghĩa vụ quân sự theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Tuy nhiên, cùng đi với ông có 4 người khác, thì cả 3 người trúng tuyển, chỉ riêng mình ông là không đạt.
Lý do là vì, Hội đồng tuyển nghĩa vụ kết luận ông bị lệch tim với trái tim nằm bên phải. Lúc đó, ông rất buồn, nhưng không biết làm thế nào. Vẫn nung nấu quyết tâm đi đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc, năm 1960, ông lại xin đi tuyển nghĩa vụ tiếp, và lần này, kết quả đã mỉm cười với ông, ông trúng tuyển.
Tướng Phiệt nhớ lại, ngày 4/2/1960 là ngày ông không thể quên khi được khoác lên mình bộ quần áo màu xanh cỏ úa, bước lên xe ô tô trong sự đón đưa của gia đình, thầy cô giáo, các bạn cùng lớp. “Đó là niềm vui khó kể xiết”, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhớ lại.
Năm 1965, ông Phiệt trở thành sỹ quan, thuộc biên chế vào Đại đội 1, Tiểu đoàn 93, Trung đoàn 278 và được cử đi học tên lửa tại Liên Xô. Năm 1966, ông quay trở về Việt Nam, nhận nhiệm vụ tại ga Quân chủng, đường “Tàu bay”.
Ông tham gia đánh trận đầu tiên ở Hoà Bình và hạ được một chiếc F-105. Tháng 6/1967 về Tiểu đoàn 57 của Trung đoàn 261, cùng kíp chiến đấu bắn hạ 10 máy bay địch, trong đó có 4 chiếc B-52.
Đặc biệt, 12 ngày đêm lịch sử trong trận chiến “Điện Biên Phủ trên không” không cân sức, với ông, là trận đánh khốc liệt nhất trong đời binh nghiệp của ông.
Những trận sau càng đánh càng thăng, thắng liên tục
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhớ lại: mở màn chiến dịch là Tiểu đoàn 78 Trung đoàn tên lửa 257 (mang phiên hiệu Đoàn Cờ đỏ).
Lúc 19 giờ 44 phút ngày 18/12/1972, tại trận địa Thượng Thụy đã phóng 2 quả đạn tên lửa vào tốp B-52 đang bay từ hướng tây vào gây tội ác với nhân dân ta. Tuy máy bay chưa rơi, nhưng nó đã báo hiệu, nhắc nhở lực lượng phòng không sẵn sàng chiến đấu, nhất là bộ đội tên lửa, B.52 đã vào đánh Hà Nội.
10 phut ha 2 B52 va tran chien khoc liet nhat doi tuong Phiet-Hinh-2
 Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt (ngoài cùng bên phải) đang rút kinh nghiệm với kíp chiến đấu tại trận địa tên lửa Tiểu đoàn 57 năm 1972. Ảnh: Tư liệu.
Đến 20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn 59 Trung đoàn tên lửa 261 (Đoàn Thành Loa)' bảo vệ phía bắc Hà Nội đã bắt đúng dải nhiễu B-52, phóng 2 quả đạn tên lửa bắn rơi tại chỗ B-52 tại cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cách trận địa khoảng 7 – 8 km. Kết quả này khiến nhân dân ta ngỡ ngàng và các cấp còn đắn đo đúng hay không đúng việc máy bay B-52 bị bắn rơi tại chỗ.
“Đồng chí Trung đoàn phó Trung đoàn 261 đã đến tận nơi máy bay rơi xem hình thù con ngáo ộp thế nào? Ông đã đứng lên xác chiếc B-52 và đã dùng dao đeo lên người cậy được nhãn hiệu (cành ô lưu và quả đấm thép) có dòng chữ B-52G. Sung sướng, tự hào ông hộ như reo: BNHA lập công rồi, Sam-2 lập công rồi, B.52 rơi tại chỗ”, tướng Phiệt kể.
10 phut ha 2 B52 va tran chien khoc liet nhat doi tuong Phiet-Hinh-3
Sơ đồ minh họa của Tiểu đoàn 57, Trung đoàn 261 bắn hạ hai máy bay B-52. Ảnh: Tư liệu. 
Sau đó. dân quân tự vệ, nhân dân trong đêm tối vẫn tóm gọn những tên giặc lại nhảy dù chân vừa chạm đất. Sở chỉ huy Trung đoàn 261 đã báo cáo lên cấp trên chính xác B-52 đã rơi tại chỗ.
Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tư lệnh vui mừng, phấn khởi và thông báo ngay cho nhân dân thế giới biết: Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắn rơi tại chỗ B-52 của đế quốc Mỹ. Thắng lợi bắn rơi B-52 đã khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân và của lực lượng chiến đấu trong chiến dịch.
Chính vì vậy những trận sau, đêm sau càng đánh càng thăng, thắng liên tục, nhất là những trận then chốt quyết định; đánh thắng máy bay trong nhiễu, nổi trên nền nhiễu, xen lẫn nhiều tiêu cực. Có đêm bắn rơi 5, 7 máy bay B.52 làm cho giặc lái hoang mang, hoảng sợ, Nhà Trắng rung chuyển.
Trong đó, trận đánh rạng sáng ngày 21/12/1972 đã in đậm trong ký ức của ông. Khi đó, với sự chỉ huy củaThượng úy Nguyễn Văn Phiệt, Tiểu đoàn 57, Trung đoàn Tên lửa 261, Sư đoàn Phòng không 361 bắn hạ hai máy bay B-52 chỉ trong vòng 10 phút (từ lúc 5 giờ 09 phút đến 5 giờ 19 phút) bằng 2 quả đạn.
Chiến công của Tiểu đoàn 57 đã góp phần cùng quân và dân Thủ đô Hà Nội đập tan âm mưu đánh đòn quyết định của giặc Mỹ. Đêm 20, rạng sáng 21-12-1972, cũng là một ngày lịch sử, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 14 máy bay các loại của đế quốc Mỹ, có 7 máy bay B-52, trong đó có 5 chiếc B-52 rơi tại chỗ.

Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, chiến thắng vĩ đại của trận Điện Biên Phủ trên không còn bắt nguồn từ tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta, của các lực lượng phòng không ba thứ quân, thể hiện qua các trận đánh. Đặc biệt, trong Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng 1972 có nhiều trận địa chốt kiên cường - những trận địa lòng dân, suốt 12 ngày đêm luôn trụ bám chiến đấu và chiến thắng máy bay Mỹ: nhân dân, dân quân, tự vệ sẵn sàng tóm gọn giặc lái khi chúng nhảy dù. Sự hiệp đồng quả cảm của các lực lượng đã đánh sập uy thế của B-52 - một thần tượng của đế quốc Mỹ đã ngã gục dưới chân chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất.

Vì sao Nga thất kinh với "pháo đài bay" từng rụng như sung ở Hà Nội?

(Kiến Thức) - Ngoài cái tên "pháo đài bay", phiên bản B-52 của Mỹ hiện tại khác hoàn toàn với các loại máy bay ném bom B-52 từng được nước này sử dụng và "nếm trái đắng" ở bầu trời Hà Nội cách đây hơn 45 năm.

Vì sao Nga thất kinh với "pháo đài bay" từng rụng như sung ở Hà Nội?
Vi sao Nga that kinh voi
 Truyền thông Nga đang dậy sóng với việc Lầu Năm Góc mang tới châu Âu ít nhất 5 máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, thậm chí, Không quân Mỹ còn tiền hành một vụ tấn công hạt nhân mô phỏng nhắm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga hôm 28/3 vừa qua. Nguồn ảnh: Aviation.

Tấm bản đồ đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang lưu giữ một hiện vật gắn với cuộc đời binh nghiệp của Đại tá, cựu chiến binh Đào Văn Trường, nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn Công pháo 351, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng kiêm Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, người trực tiếp chỉ huy lực lượng pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tấm bản đồ đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang lưu giữ một hiện vật gắn với cuộc đời binh nghiệp của Đại tá, cựu chiến binh Đào Văn Trường, nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn Công pháo 351, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng kiêm Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, người trực tiếp chỉ huy lực lượng pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Và câu chuyện về hiện vật này giúp chúng ta hiểu rõ hơn chiến công của bộ đội pháo binh trong chiến thắng “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”.
Hơn 4 năm trước, vào cuối tháng 3/2017, ngay trước thềm kỷ niệm 63 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong ngôi nhà số 16, C7, Khu đô thị Ciputra, phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), chúng tôi có cuộc trò chuyện thú vị với Đại tá, cựu chiến binh Đào Văn Trường, được nghe ông kể về tấm bản đồ đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Loạt ảnh hiếm có về Điện Biên Phủ ba thập niên trước

Khám phá các dấu tích của trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu qua loạt ảnh do một du khách Pháp chụp vào những năm 1992-1994.

Loạt ảnh hiếm có về Điện Biên Phủ ba thập niên trước
Loat anh hiem co ve Dien Bien Phu ba thap nien truoc
Chiếc xe UAZ trên con đường đến Điện Biên Phủ đầu thập niên 1990. Ảnh: Laurent KB/Flickr.

Tin mới