10 vũ khí “không tưởng tượng nổi” trong CTTG II

10 vũ khí “không tưởng tượng nổi” trong CTTG II

(Kiến Thức) - Trực thăng lai xe jeep, dơi cảm tử, bồ câu dẫn đường tên lửa… là những vũ khí có “1-0-2” được con người sáng chế ra trong CTTG II.

Xem toàn bộ ảnh
Máy bay cảm tử Yokosuka MXY-7 Ohka của Nhật Bản là loại máy bay phản lực được thiết kế riêng cho các vụ tấn công cảm tử (Kamikaze) với một đầu đạn nặng hơn 1 tấn. Chúng được chở đến mục tiêu bằng cách gắn dưới bụng một chiếc máy bay Mitsubishi G4M. Sau khi được thả, phi công sẽ lái Ohka áp sát mục tiêu, khởi động động cơ phản lực và lao như một quả tên lửa xuống tàu địch. Được triển khai từ tháng 9/1944, loại vũ khí này đã đánh chìm được một tàu khu trục của Mỹ.
Máy bay cảm tử Yokosuka MXY-7 Ohka của Nhật Bản là loại máy bay phản lực được thiết kế riêng cho các vụ tấn công cảm tử (Kamikaze) với một đầu đạn nặng hơn 1 tấn. Chúng được chở đến mục tiêu bằng cách gắn dưới bụng một chiếc máy bay Mitsubishi G4M. Sau khi được thả, phi công sẽ lái Ohka áp sát mục tiêu, khởi động động cơ phản lực và lao như một quả tên lửa xuống tàu địch. Được triển khai từ tháng 9/1944, loại vũ khí này đã đánh chìm được một tàu khu trục của Mỹ.
“Bom dơi” là một dự án táo bạo của quân đội Mỹ nhằm phá hoại nước Nhật. Đó là kế hoạch dùng máy bay ném bom B-29 thả hàng trăm nghìn chú dơi gắn mìn hẹn giờ xuống các thành phố công nghiệp của Nhật. Lũ dơi sẽ tìm đến các công trình kiến trúc để trú ngụ và gây nên những vụ nổ lớn. Dù được đánh giá cao về tính khả thi, kế hoạch này đã không bao giờ được triển khai trong thực tế do quân đội Mỹ phải dồn kinh phí cho những chương trình quan trọng hơn, như chế tạo bom nguyên tử.
“Bom dơi” là một dự án táo bạo của quân đội Mỹ nhằm phá hoại nước Nhật. Đó là kế hoạch dùng máy bay ném bom B-29 thả hàng trăm nghìn chú dơi gắn mìn hẹn giờ xuống các thành phố công nghiệp của Nhật. Lũ dơi sẽ tìm đến các công trình kiến trúc để trú ngụ và gây nên những vụ nổ lớn. Dù được đánh giá cao về tính khả thi, kế hoạch này đã không bao giờ được triển khai trong thực tế do quân đội Mỹ phải dồn kinh phí cho những chương trình quan trọng hơn, như chế tạo bom nguyên tử.
Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, Nhật Bản đã thả hơn 9.000 quả khinh khí cầu chứa chất cháy nổ lửa từ bờ biển phía Đông đảo Honshu với ý đồ cho gió thổi chúng dạt đến Mỹ gây nên các vụ hỏa hoạn và cháy rừng. Theo báo cáo của Mỹ, khoảng 300 quả khí cầu trong số đó đã được quan sát tại Mỹ. Con số khí cầu bay đến Mỹ thực tế có thể là 1.000. Chúng đã khiến 6 người chết và gây ra một số thiệt hại không đáng kể.
Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, Nhật Bản đã thả hơn 9.000 quả khinh khí cầu chứa chất cháy nổ lửa từ bờ biển phía Đông đảo Honshu với ý đồ cho gió thổi chúng dạt đến Mỹ gây nên các vụ hỏa hoạn và cháy rừng. Theo báo cáo của Mỹ, khoảng 300 quả khí cầu trong số đó đã được quan sát tại Mỹ. Con số khí cầu bay đến Mỹ thực tế có thể là 1.000. Chúng đã khiến 6 người chết và gây ra một số thiệt hại không đáng kể.
Chó cảm tử chống tăng là một thứ vũ khí động vật lạ lùng của Liên Xô, có thể hủy diệt xe tăng kẻ thù bằng 11kg thuốc nổ. Những chú chó này được tạo thói quen rằng bên dưới xe tăng là nơi có thức ăn dành cho chúng. Khi những chú chó gắn bom trên lưng chui vào gầm xe tăng kẻ thù, chiếc đòn lẫy gắn trên khối thuốc nổ sẽ chạm vào mặt dưới xe tăng, nơi phòng bị yếu nhất, và phát nổ. Khoảng 300 xe tăng Đức đã bị tiêu diệt theo cách này, khiến quân Đức sợ hãi tới mức bắn hạ bất cứ chú chó nào xuất hiện trên mặt trận.
Chó cảm tử chống tăng là một thứ vũ khí động vật lạ lùng của Liên Xô, có thể hủy diệt xe tăng kẻ thù bằng 11kg thuốc nổ. Những chú chó này được tạo thói quen rằng bên dưới xe tăng là nơi có thức ăn dành cho chúng. Khi những chú chó gắn bom trên lưng chui vào gầm xe tăng kẻ thù, chiếc đòn lẫy gắn trên khối thuốc nổ sẽ chạm vào mặt dưới xe tăng, nơi phòng bị yếu nhất, và phát nổ. Khoảng 300 xe tăng Đức đã bị tiêu diệt theo cách này, khiến quân Đức sợ hãi tới mức bắn hạ bất cứ chú chó nào xuất hiện trên mặt trận.
Mìn di động Goliath là một phương tiện hủy diệt điều khiển từ xa của quân Đức, được triển khai năm 1942. Loại vũ khí này được điều khiển hữu tuyến, có khả năng mang theo một quả mìn nặng 75 kg tiến tới mục tiêu và sẽ phát nổ khi va chạm với mục tiêu. Đã có khoảng 4.600 quả mìn Goliath được chế tạo, nhưng chúng tỏ ra không mấy hiệu quả do di chuyển chậm chạp và khó điều khiển.
Mìn di động Goliath là một phương tiện hủy diệt điều khiển từ xa của quân Đức, được triển khai năm 1942. Loại vũ khí này được điều khiển hữu tuyến, có khả năng mang theo một quả mìn nặng 75 kg tiến tới mục tiêu và sẽ phát nổ khi va chạm với mục tiêu. Đã có khoảng 4.600 quả mìn Goliath được chế tạo, nhưng chúng tỏ ra không mấy hiệu quả do di chuyển chậm chạp và khó điều khiển.
Để đối phó với người Đức, quân đội Anh đã chế tạo một thứ vũ khí hết sức kỳ khôi, đó là bom chuột - những bộ da chuột nhồi thuốc nổ dẻo ở bên trong và khâu lại. Kế hoạch của Anh là đưa những con chuột này lẫn trong than đá bên cạnh lò hơi. Khi nhìn thấy những con chuột này, người Đức sẽ ngay lập tức ném chúng vào lò và gây ra một vụ nổ lớn. Không may là lính Đức đã chặn chiếc container chứa chuột chết này trước khi chúng được sử dụng. Dù vậy, hiệu quả tâm lý mà bom chuột gây ra là rất lớn, dẫn đến một phong trào săn chuột rầm rộ ở Đức.
Để đối phó với người Đức, quân đội Anh đã chế tạo một thứ vũ khí hết sức kỳ khôi, đó là bom chuột - những bộ da chuột nhồi thuốc nổ dẻo ở bên trong và khâu lại. Kế hoạch của Anh là đưa những con chuột này lẫn trong than đá bên cạnh lò hơi. Khi nhìn thấy những con chuột này, người Đức sẽ ngay lập tức ném chúng vào lò và gây ra một vụ nổ lớn. Không may là lính Đức đã chặn chiếc container chứa chuột chết này trước khi chúng được sử dụng. Dù vậy, hiệu quả tâm lý mà bom chuột gây ra là rất lớn, dẫn đến một phong trào săn chuột rầm rộ ở Đức.
Trong thời gian CTTG II, quân đội Anh từng lên kế hoạch xây dựng một tàu sân bay bằng... băng. Loại băng sử dụng trong dự án Habbakuk này mang tên Pykrete, là hỗn hợp đông lạnh của nước và cellulose (bột gỗ). Hỗn hợp này bền vững không kém gì bê tông và có thể dùng chống đạn vô cùng hiệu quả, lại có tốc độ tan chảy chậm hơn so với băng thường. Vì nhiều lý do khác nhau, dự án này đã không được triển khai trên thực tế.
Trong thời gian CTTG II, quân đội Anh từng lên kế hoạch xây dựng một tàu sân bay bằng... băng. Loại băng sử dụng trong dự án Habbakuk này mang tên Pykrete, là hỗn hợp đông lạnh của nước và cellulose (bột gỗ). Hỗn hợp này bền vững không kém gì bê tông và có thể dùng chống đạn vô cùng hiệu quả, lại có tốc độ tan chảy chậm hơn so với băng thường. Vì nhiều lý do khác nhau, dự án này đã không được triển khai trên thực tế.
Được phát triển từ năm 1940, “Rotabuggy” là một sản phẩm quân sự kỳ dị của quân đội Anh. Nó là một sự kết hợp hoàn hảo giữa một chiếc xe jeep với một máy bay, và có thể thực hiện nhiệm vụ của cả hai phương tiện này là bay trên không và chạy trên mặt đất. Các kết quả thử nghiệm từ năm 1943 cho thấy Rotabuggy hoạt động khá tốt. Tuy vậy, với sự phát triển của các loại máy bay chuyên dùng để vận tải xe cơ giới như Horsa II và Hamilcar vào cuối CTTG II, Rotabuggy bỗng trở thành “đồ thừa” và rơi vào quên lãng.
Được phát triển từ năm 1940, “Rotabuggy” là một sản phẩm quân sự kỳ dị của quân đội Anh. Nó là một sự kết hợp hoàn hảo giữa một chiếc xe jeep với một máy bay, và có thể thực hiện nhiệm vụ của cả hai phương tiện này là bay trên không và chạy trên mặt đất. Các kết quả thử nghiệm từ năm 1943 cho thấy Rotabuggy hoạt động khá tốt. Tuy vậy, với sự phát triển của các loại máy bay chuyên dùng để vận tải xe cơ giới như Horsa II và Hamilcar vào cuối CTTG II, Rotabuggy bỗng trở thành “đồ thừa” và rơi vào quên lãng.
Do hệ thống dẫn đường tên lửa thường xuyên bị đối phương gây nhiễu, người Mỹ đã nghĩ ra một cách dẫn đường khác: Dùng chim bồ câu. Với phương pháp này, những chú chim bồ câu được huấn luyện khả năng tìm mục tiêu sẽ được đặt vào khoang phía trước để dẫn đường tên lửa. Dù đã nhận được tiền tài trợ ban đầu, nhưng dự án sau đó bị xếp xó vì việc huấn luyện bồ câu mất quá nhiều thời gian, và tính khả thi không cao.
Do hệ thống dẫn đường tên lửa thường xuyên bị đối phương gây nhiễu, người Mỹ đã nghĩ ra một cách dẫn đường khác: Dùng chim bồ câu. Với phương pháp này, những chú chim bồ câu được huấn luyện khả năng tìm mục tiêu sẽ được đặt vào khoang phía trước để dẫn đường tên lửa. Dù đã nhận được tiền tài trợ ban đầu, nhưng dự án sau đó bị xếp xó vì việc huấn luyện bồ câu mất quá nhiều thời gian, và tính khả thi không cao.
Từ năm 1941 - 1944, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một loại bom có thể chứa đến 30.000 chiếc kim tẩm chất độc. Khi nổ, những chiếc kim trong quả bom này sẽ găm vào nạn nhân, có thể gây ra cái chết trong vòng nửa giờ. Tuy vậy, điểm yếu của loại bom này là không thể gây sát thương nếu đối tượng được che chắn. Do hiệu quả được đánh giá là thấp, những quả bom chứa kim độc đã không bao giờ được sản xuất trên thực tế.
Từ năm 1941 - 1944, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một loại bom có thể chứa đến 30.000 chiếc kim tẩm chất độc. Khi nổ, những chiếc kim trong quả bom này sẽ găm vào nạn nhân, có thể gây ra cái chết trong vòng nửa giờ. Tuy vậy, điểm yếu của loại bom này là không thể gây sát thương nếu đối tượng được che chắn. Do hiệu quả được đánh giá là thấp, những quả bom chứa kim độc đã không bao giờ được sản xuất trên thực tế.

GALLERY MỚI NHẤT