"100% mì tôm chứa chất độc” là thông tin nguy hiểm

"100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axit oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận", là kết quả kiểm nghiệm được công bố mới đây khiến dư luận hết sức bàng hoàng.

"100% mì tôm chứa chất độc” là thông tin nguy hiểm
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin "100% mì tôm chứa chất tẩy công nghiệp axit oxalic", ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế) khẳng định: "Cục ATTP sẽ xem xét bởi mì tôm của nước ta còn phải hội nhập, xuất khẩu... nếu thông tin như vậy thì rất nguy hiểm”.
Cục ATTP sẽ kết luận về "100% mì tôm chứa chất độc"
Những ngày qua, thông tin "100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axit oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận" được công bố bởi GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM vào chiều ngày 26/12 khiến dư luận hết sức bàng hoàng.
Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến ngày 10/12/2013, công ty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng đã tiến hành phân tích 62 mẫu mì tôm (trong nước lẫn nhập khẩu), kết quả 100% đều có sự hiện diện của axit oxalic với nồng độ khoảng (30,8 - 449mg/kg).
Theo GS Sơn, nếu phân loại theo hệ thống quốc tế GHS thì axít oxalic được cảnh báo nguy hiểm được dùng để tẩy rửa trong công nghiệp. Đến thời điểm này tại Việt Nam, axít oxalic không có trong danh sách phụ gia thực phẩm cho phép nên không được cho vào thực phẩm vì bất cứ lý do gì.
Axít oxalic rất có hại cho sức khỏe của con người. Vào cơ thể, chúng có xu hướng kết tủa khi gặp dinh dưỡng có chứa canxi. Nếu sử dụng lâu dài thực phẩm có chứa axít oxalic, sự kết tủa này sẽ có hại cho thận, gây sỏi thận hoặc đọng lại các khớp xương.
Thông tin 100% mẫu mì tôm chứa axit oxalic khiến dư luận hết sức bàng hoàng.
Thông tin 100% mẫu mì tôm chứa axit oxalic khiến dư luận hết sức bàng hoàng. 
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin trên, ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế) cho rằng: “Thông tin được Hội Y tế công cộng TP.HCM công bố không rõ. Kết quả nghiên cứu của GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn mới chỉ là những kết quả nghiên cứu của họ. Tuy nhiên, Cục ATTP sẽ xem xét bởi mì tôm của nước ta còn phải hội nhập, xuất khẩu... nếu thông tin như vậy thì rất nguy hiểm”.
Theo đó, ông Trung cho rằng: Axit oxalic trong tự nhiên cũng có như rau muống, măng... tuy nhiên hiện nay quốc tế cũng chưa có quyết định hàm lượng là bao nhiêu hay việc quy định cấm chất này như thế nào.
“Không ai cố tình đưa những hóa chất nguy hiểm vào trong chế biến thực phẩm. Bất kể một loại hóa chất nào chứ không riêng axit oxalic. Mì tôm của nước chúng ta từ trước đến nay xuất khẩu đi rất nhiều nước chứ không riêng chỉ sử dụng trong nước, bởi vậy mà chất lượng rất an toàn, chưa hề có một lô hàng xuất khẩu nào bị trả về”, Cục trưởng Cục ATTP khẳng định.
Trước thông tin “100% mẫu mì tôm có axit oxalic”, ông Trung cho biết: “Tôi mới đọc được thông tin trên mạng. Trung tâm ấy lấy mẫu như thế nào? Độ tin cậy có tính khoa học hay không thì cần kiểm chứng lại. Số liệu cụ thể Cục sẽ chính thức thông báo vào chiều ngày 2/1/2014”.
Thực phẩm chứa axit oxalic độc đến đâu?
Phân tích về mức độ độc hại của axit oxalic, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Công bố của GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn khiến ông rất bất ngờ bởi lẽ axit oxalic là chất có khả năng tẩy trắng, tuy nhiên tại sao chất đó lại được dùng trong việc chế biến sản xuất mỳ tôm?
“Ngoại trừ khả năng sử dụng với mục đích tẩy trắng”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng khẳng định: “Axit oxalic rất độc hại và nguy hiểm, mức độ nguy hiểm của loại axit này ở chỗ nó đi thẳng vào cơ thể thấm qua màng ruột vì vậy nhiễm vào máu khi qua thận lọc, lúc này axit oxalic kết hợp với can-xi có sẵn trong cơ thể kết tủa biến thành sỏi thận. Loại Axit oxalic gây nhiễm độc trường viễn, nhiễm độc mãn tính càng để lâu càng gây nguy hiểm”.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, loại axit này có trong một số loại thực phẩm ví dụ như trong khế, rau sam... vì vậy những người ăn quá nhiều thực phẩm chứa axit oxalic cũng có nguy cơ nhiễm độc. Vì vậy người dân không nên sử dụng nhiều loại thực phẩm này.
Về tính xác thực về công bố của GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng: “Tôi nghĩ rằng đây là kết quả phân tích chính xác, không ai lại có thể bịa đặt ra thông tin đó được. Tuy nhiên nếu xác xuất 100% thì tôi cho rằng chưa chắc đã phải như vậy”.
Đại gia mì tôm Vina Acecook nói gì?

Trao đổi về thông tin "100% mì tôm chứa chất tẩy công nghiệp", đại diện nhãn hàng Vina Acecook - đơn vị chiếm tới 65% thị phần mì gói Việt Nam (sở hữu thương hiệu mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, mì Lẩu Thái, mì không chiên ăn liền Mikochi...) cho biết: Vina Acecook đã rà soát kiểm tra lại các thông tin liên quan, sau khi có kết quả sẽ công bố công khai đến người tiêu dùng.

Đại diện nhãn hàng Vina Acecook nhấn mạnh: Vina Acecook khẳng định không sử dụng axit oxalic trong chế biến mì tôm. Tuy nhiên, loại axit này trong tự nhiên cũng có ở một số thực phẩm. Quá trình chế biến sản phẩm mì của Vina Acecook có nhiều thành phần nguyên liệu vì thế chúng tôi đang yêu cầu kiểm tra lại tất cả trước khi công bố cho khách hàng.

Cua đồng thuốc sâu, mì tôm có đỉa được “minh oan“

Cua đồng thuốc sâu, mì tôm có đỉa được “minh oan“
(Kienthuc.net.vn) - Thông tin từ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết: "Thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện những thông tin về cua đồng đánh bắt bằng thuốc sâu được bày bán tại Hà Nội và một số địa phương, cũng như nghi ngờ trong mì ăn liền có đỉa đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh, buôn bán, sản xuất".

Trong hai ngày 5 và 6/12, Cục ATVSTP đã tiến hành kiểm tra và trước mắt đã bác bỏ thông tin sai lệch về cua đồng và mì ăn liền ở trên.

Không phát hiện thuốc sâu trong cua đồng

Cua đồng bị nghi ngờ đánh bắt bằng thuốc sâu
Cua đồng bị nghi ngờ đánh bắt bằng thuốc sâu

Phát hiện xác thai nhi bọc trong thùng mì tôm

(Kiến Thức) -Một xác thai nhi vừa được phát hiện trong thùng mì tôm bỏ ngay cạnh thùng rác ở đầu ngõ 73, đường Nguyễn Lương Bằng (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội).

Phát hiện xác thai nhi bọc trong thùng mì tôm

Vào lúc 13h chiều nay (9/8), tại đầu ngõ 73, đường Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa, Hà Nội), một công nhân môi trường đã phát hiện một xác thai nhi bọc trong thùng mì tôm để cạnh thùng rác của khu phố này.

Quất, đào Tết giá “mềm” chờ khách

(Kiến Thức) - Theo nhiều hộ dân ở làng quất Tứ Liên và đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội), Tết năm nay có thể giá đào quất sẽ rẻ hơn năm ngoái.

Quất, đào Tết giá “mềm” chờ khách

Đào, quất được mùa

Tin mới