12 đời hoàng đế Mãn Thanh

Triều đình Mãn Thanh có tổng cộng 12 đời hoàng đế cai trị Trung Hoa, nhưng có tới 11 người chết vì các vấn đề liên quan đến thiên nhiên. Cụ thể, 10 người chết vì ô nhiễm không khí, người còn lại bị sét đánh chết.

12 đời hoàng đế Mãn Thanh

Hoàng đế Gia Khánh chết do bị sét đánh

Hoàng đế Gia Khánh là con trai thứ 15 của hoàng đế Càn Long. Ông lên ngôi năm 36 tuổi và ở ngôi cho đến khi băng hà năm 60 tuổi. Ông nổi tiếng là một vị vua hiền đức và có công trừng trị các tham quan như Hòa Thân hay Phúc Trường An hay diệt trừ nạn buôn thuốc phiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc lúc bấy giờ.

Thế nhưng ông lại là một vị hoàng đế không gặp nhiều may mắn. Ông từng bị thích khách hành hung chỉ vì… thích khách quá nghèo, không biết làm gì để mưu sinh nên mới nghĩ ra cách ám sát hoàng đế. Cung điện của ông cũng từng bị quân khởi nghĩa tấn công, đe dọa hậu cung và khống chế hoàng đế.

12 doi hoang de Man Thanh

Năm 60 tuổi, ông băng hà. Các tài liệu chính sử cũng chỉ ghi chép chung chung là Hoàng đế đột ngột qua đời tại Thừa Đức sơn trang vào ngày 2 tháng 9 năm 1820. Thế nhưng người ta lại rỉ tai nhau nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của vị vua này là do sét đánh!

Một số người kể rằng, trong khi đi săn bắn, Gia Khánh đế bị ốm nặng đến mức phải nằm trên giường để điều trị trong lúc vẫn xử lý công việc triều chính. Một ngày nọ, bầu trời phía trên hành cung nơi ông đang tĩnh dưỡng đột nhiên tối sầm, mây đen mịt mù, sấm chớp đùng đùng, báo hiệu một cơn giông tố chuẩn bị ập đến. Thế rồi, trong lúc mưa to gió lớn xuất hiện sét, và rủi thay, một tia sét đã đánh trúng cung điện nơi nhà vua đang nằm; hoàng đế cũng vì bị sét đánh mà đã nhanh chóng băng hà.

12 doi hoang de Man Thanh-Hinh-2

Theo một số nguồn tin khác, trong một cuộc săn bắn, Gia Khánh cùng với các đại thần sau nhiều ngày rong ruổi nhưng lại chẳng thu được chiến lợi phẩm nào ngoài vài con thỏ. Hoàng đế vô cùng thất vọng, cộng thêm với mệt mỏi sau nhiều ngày liên tục ngồi trên lưng ngựa nên đã ra lệnh kết thúc cuộc săn và hồi cung.

Trên đường về, đột nhiên thời tiết chuyển xấu, mưa bão kéo đến; bất chợt một tia sét lớn sau tiếng sấm rền đánh trúng vào nhà vua khiến ông bị ngã ngựa mà ra đi trong khi cả đoàn tùy tùng không ai bị sao cả.

12 doi hoang de Man Thanh-Hinh-3

10 đời hoàng đế nhà Thanh chết do khói bụi

Đời nhà Thanh, Bắc Kinh được chọn là kinh đô, trung tâm của cả đất nước. Nếu xét về điều kiện thời tiết thì nơi đây có một mùa đông khá là khắc nghiệt với nhiệt độ giảm xuống rất thấp và thường xuyên có sương mù. Ngoài ra, số lượng các công trình kiến trúc mọc lên nhan nhản, mật độ dân số ngày càng cao và mùa đông thì đốt than để sưởi ấm đã khiến cho các hạt bụi tích tụ dày dần theo thời gian.

12 doi hoang de Man Thanh-Hinh-4

Cuốn "Nguyên sử" có mô tả về những ngày ở Bắc Kinh mà bị bủa vây bởi sương mù, khói bụi, không thấy ánh sáng mặt trời trong nhiều ngày liên tiếp. Đến thời nhà Thanh, năm Khang Hy thứ 60 thì ghi lại rằng, trong ngày công bố kết quả thi khoa cử, sương mù bủa giăng khắp nơi, gió thổi lớn, khói bụi và cát dày đặc. Sang đến năm Hàm Phong thứ 16, tình hình vẫn không tiến triển khi tuyết thì ít mà sương mù nhiều, gió thổi mạnh mang theo khói bụi.

Bắc Kinh lại có 3 mặt giáp núi thế nên sương mù và khói bụi rất dễ ngưng tụ tuy nhiên lại khó mà phân tán; điều này đã khiến cho sức khỏe của người dân nơi đây, dù được chăm sóc kỹ càng, cẩn thận đến mức nào thì cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng như phát bệnh về tim mạch, huyết quản.

12 doi hoang de Man Thanh-Hinh-5

Trong cuốn "Thông tin lạ chưa một giờ học lịch sử nào từng nhắc đến: Những thông tin y học nằm ngoài sử sách" của bác sĩ Đàm Kiện Thiêu, ông đã tiết lộ rằng có đến 10 vị hoàng đế nhà Thanh, trong đó có Khang Hy và Càn Long đã băng hà mà nguyên nhân là chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.

Thống kê cho thấy các đời, vua nhà Thanh đều qua đời vào thời điểm cuối đông - đầu xuân, tổng cộng là 10 người. Vua Thuận Trị băng hà vào ngày mùng 7, Càn Long thì vào mùng 3, Đạo Quang ngày 14 và tất cả đều trong tháng Giêng. Còn các hoàng đế Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều ra đi vào những ngày cuối đông giá rét.

12 doi hoang de Man Thanh-Hinh-6

Rõ ràng, chính vì không khí chứa đầy khói bụi cùng với sự khắc nghiệt như vậy đã khiến cho các vị vua, dù được chăm sóc rất kỹ lưỡng, cũng không thể chống chọi nổi với thời tiết; nhanh chóng sinh bệnh và băng hà.

Thao lược, chăm dân như Thân Văn Nhiếp

(Kiến Thức) - Tài thao lược, tính cương trực và quan điểm chăm lo sức dân của Thân Văn Nhiếp luôn làm chúng ta khâm phục.

Thao lược, chăm dân như Thân Văn Nhiếp
Làm quan khi triều đình nhà Nguyễn suy yếu, vua Tự Đức không có tầm nhìn chiến lược canh tân tự cường, quần thần thì nhiều kẻ cơ hội chủ hòa thất bại, lại bị tinh thần trung quân hạn chế, nhưng tài thao lược, tính cương trực và quan điểm chăm lo sức dân của Thân Văn Nhiếp luôn làm chúng ta khâm phục.
Cha nào con nấy

Bí mật giúp vương triều Đại Thanh tồn tại suốt 300 năm

(Kiến Thức) - Bí quyết nào giúp triều vương triều Đại Thanh của bộ tộc Mãn Châu có dân số ít hơn hàng trăm lần người Hán vẫn tồn tại suốt 300 năm? 

Bí mật giúp vương triều Đại Thanh tồn tại suốt 300 năm
Bi mat giup vuong trieu dai Thanh ton tai suot 300 nam
Việc vương triều Đại Thanh của bộ tộc thiểu số Mãn Châu có dân số ít hơn hàng trăm lần so với người Hán vẫn duy trì thống trị của mình suốt 300 năm là điều vô cùng kinh ngạc. Bí quyết chính là nhờ vào những thủ đoạn mà giai cấp thống trị đã áp dụng trong việc cai trị con dân của mình. 

Giải mật cuộc chiến tranh Pháp – Thanh 1884 - 1885

(Kiến Thức) - Hình ảnh quý giá về cuộc chiến tranh Pháp - Thanh, diễn ra từ tháng 9/1884 - 6/1885 nhằm kiểm soát khu vực Bắc Kỳ, với phần thắng nghiêng về phía quân Pháp.

Giải mật cuộc chiến tranh Pháp – Thanh 1884 - 1885
Giai mat cuoc chien tranh Phap – Thanh 1884 -1885
Các loại lính Pháp tiến vào xứ Bắc Kỳ trước khi tham gia chiến tranh Pháp - Thanh, từ trái sang phải: Lính thủy, lính pháo binh trên hạm tàu, lính thủy đánh bộ, lính Lê Dương và lính người Algeria.

Tin mới