Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại bày tỏ quan điểm muốn chia nhỏ Facebook.
Theo Lê Nam Khánh/Saostar
Xem toàn bộ ảnh
1. Lỗ hổng bảo mật. Một lỗ hổng trong hệ thống máy tính của Facebook đã khiến thông tin cá nhân của 30 triệu người dùng, bao gồm địa chỉ, địa điểm, tên, số điện thoại… - bị rò rỉ. Đây là scandal về bảo mật lớn nhất trong lịch sử Facebook.
2. Mật khẩu không được mã hoá. Mật khẩu của hàng triệu người dùng Facebook và Instagram từng được chứa ở định dạng kí tự thông thường trong nhiều năm liền. Những mậu khẩu kiểu này có thể được tìm thấy rất dễ dàng bởi Facebook.
3. Số điện thoại cho mục đích bảo mật hai lớp được dùng để quảng cáo. Số điện thoại được cung cấp cho Facebook để tăng cường bảo mật hai lớp lại được tái sử dụng cho mục đích chạy quảng cáo của công ty này. Để không bị ảnh hưởng, người dùng chỉ có thể tắt bỏ chế độ bảo mật hai lớp thông qua số điện thoại.
4. Thử nghiệm tâm lý. Facebook từng thừa nhận đã từng chạy thử nghiệm với hàng trăm nghìn người dùng để đánh giá cảm xúc của họ trên mạng xã hội. Người dùng, không hề được báo trước, sẽ được hiển thị một dòng tin tức (News Feed) được thay đổi bởi các nhà nghiên cứu theo hướng tích cực hơn hoặc tiêu cực hơn để đánh giá sự phản ứng.
5. Quảng cáo mang tính chất phân biệt. Facebook cho phép người dùng mua quảng cáo hướng đến những vấn đề có tính chất phân biệt và thu lợi tự đó.
6. Theo dõi những người không phải người dùng. Nếu một website có nhúng các tính năng của Facebook như nút “like”, Facebook có thể theo dõi người dùng ngay cả khi họ không có tài khoản Facebook và chia sẻ dữ liệu với các nhà quảng cáo.
7. Những thương vụ dữ liệu với các nhà sản xuất thiết bị. Facebook cấp quyền truy suất đặc biệt tới dữ liệu người dùng cho hơn 60 nhà phát triển thiết bị khác nhau, như Samsung hay Apple.
8. Mark Zuckerberg từng thảo luận khả năng bán dữ liệu người dùng.
9. Ghi lại lịch sử cuộc gọi của người dùng Android. Facebook bị phát hiện thu thập lịch sử cuộc gọi và nhắn tin từ người dùng sử dụng ứng dụng của họ trên điện thoại Android. Dữ liệu bị thu thập bao gồm tên, số điện thoại và độ dài cuộc gọi.
10. Theo dõi người dùng. Facebook trong nhiều năm đã dùng một ứng dụng mang tên gọi Onavo để tìm hiểu thời lượng người dùng dành cho các ứng dụng đối thủ và những website họ ghé thăm. Những thông tin này đã được dùng để Facebook đưa ra quyết định thâu tóm WhatsApp với giá 19 tỷ USD. Apple sau đó đã “tổng cổ” Onavo ra khỏi kho ứng dụng của mình.
11. Beacon. Một trong những chương trình quảng cáo đầu tiên của Facebook, Beacon, tự động thông báo cho bạn bè khi người dùng mua một món đồ nào đó, mà không cần xin phép trước.
12. 6,8 triệu hình ảnh của người dùng bị lộ. Một lỗi trên Facebook cho phép các nhà lập trình bên thứ ba truy cập được hình ảnh của người dùng, bao gồm cả những hình ảnh được được tải lên máy chủ Facebook nhưng không được chia sẻ ở dạng công khai.
13. Theo dõi những nội dung không được đăng tải. Trở lại thời điểm năm 2013, một nghiên cứu cho thấy Facebook đã theo dõi dữ liệu của nhiều bài đăng ngay cả khi người dùng quyết định không đăng tải chúng.
14. Quyền truy cập đặc biệt cho những ông lớn công nghệ. Facebook cho phép nhiều đối tác kinh doanh như Amazon hay Netflix quyền truy cập đặc biệt tới dữ liệu người dùng. Những công ty này có thể được tiếp cận với một chính sách bảo mật lỏng lẻo hơn qua đó tăng trưởng người dùng và tăng trưởng doanh thu quảng cáo.