14 trạm quan trắc môi trường ở Hà Nội ngừng hoạt động

Hà Nội hiện có đến 14 trạm quan trắc môi trường không khí: bụi PM10, bụi PM2.5, khí NO2, khí CO và các thông số khí tượng khác ngừng hoạt động.

Trạm quan trắc chất lượng không khí cảm biến Khương Trung (đặt tại Trường mầm non Khương Trung, quận Thanh Xuân) một trong các thông số quan trắc của trạm gồm: bụi PM10, bụi PM2.5, khí NO2, khí CO và các thông số khí tượng khác (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, khí quyển).
14 tram quan trac moi truong o Ha Noi ngung hoat dong
 Trạm quan trắc môi trường không khí cảm biến Khương Trung, đặt tại Trường mầm non Khương Trung, quận Thanh Xuân
Theo quan sát của chúng tôi, trạm quan trắc đặt tại nóc tầng 3 của Trường mầm non Khương Trung, sử dụng năng lượng mặt trời để hoạt động. Tuy nhiên, theo Sở TN&MT Hà Nội, hiện trạm quan trắc này đang dừng hoạt động. “Trạm quan trắc lắp đặt trên nóc tầng 3 của trường cũng đã lâu. Khoảng 1-2 tháng lại có cán bộ phụ trách đến kiểm tra, ghi chép”, một giáo viên trường mầm non Khương Trung chia sẻ.

Ngoài trạm quan trắc Khương Trung, nhiều trạm quan trắc chất lượng không khí cảm biến khác cũng đang ngừng hoạt động. Ví như, Trạm quan trắc Văn Quán (đặt tại Trường THCS Văn Yên, Hà Đông); Trạm quan trắc Kim Liên (đặt tại Trường mầm non Kim Liên, quận Đống Đa); Trạm quan trắc Đầm Trấu (đặt tại trường Mầm non Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng); Trạm quan trắc Tân Mai (đặt tại khuôn viên trụ sở UBND phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng)...

Theo Sở TN&MT Hà Nội, hiện Sở đang quản lý, vận hành 32 trạm QTMT không khí cảm biến; 2 trạm QTMT không khí cố định; 6 trạm QTMT nước mặt, 1 trạm QTMT nước thải sau xử lý và 1 trạm QTMT không khí di động tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn; 1 trạm QTMT nước thải sau xử lý và 1 trạm QTMT không khí di động tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn.

Sở TN&MT Hà Nội cho biết, hầu hết các trạm QTMT này đều được các doanh nghiệp tài trợ từ nhiều năm trước.

Cũng theo Sở TN&MT Hà Nội, tính đến tháng 7/2024, có 14 trạm QTMT không khí cảm biến đang tạm dừng hoạt động. Nguyên nhân do các cảm biến đã tới thời hạn thay thế, không thể tiếp tục sử dụng. Ngoài ra, 1 trạm quan trắc nước mặt không thể tiếp tục hoạt động do bị sét đánh khiến hệ thống các thiết bị quan trắc bị hỏng.

Theo Sở TN&MT Hà Nội, hiện thành phố đang triển khai dự án đầu tư “Hệ thống mạng quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố”. Tuy nhiên, do thành phố đang điều chỉnh chủ trương đầu tư nên đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai.

Một cán bộ phụ trách của Sở TN&MT Hà Nội cho biết, các trạm QTMT không khí cảm biến có hạn sử dụng 12 tháng. Hết thời gian đó, thì phải thay vật tư, thiết bị mới. Tuy nhiên, việc thay vật tư phụ thuộc vào các kế hoạch vốn, mua sắm của thành phố. Vì thế, có những đợt vốn cấp về cho Sở TN&MT không đủ nên Sở chỉ thay được 50%, số còn lại phải đợi đến đợt sau. Giữa những thời điểm thay thế bổ sung, có những trạm cảm biến hết thời hạn sử dụng nên phải tạm ngừng hoạt động.

Vị cán bộ này cũng cho biết, một số trạm QTMT không khí cảm biến do địa phương hỗ trợ sử dụng điện lưới, còn cơ bản là sử dụng năng lượng mặt trời. Trong khi đó, với thời tiết Hà Nội, có những ngày không đủ nắng nên một số trạm cũng bị mất số liệu.

Nguyên nhân đổ lở đảo đá trên Vịnh Hạ Long

Ngày 13/8, bà Phạm Thùy Dương, Trưởng BQL Vịnh Hạ Long cho biết, đã có nhận định sơ bộ ban đầu về sự cố đổ lở hòn 649 trên Vịnh Hạ Long.

Theo đó, sự cố đổ lở hòn 649 trên Vịnh Hạ Long là hoàn toàn do hiện tượng tự nhiên, do sự vận động kiến tạo địa chất trên vịnh. 

Nhận định này được đưa ra sau khi Đoàn công tác của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có buổi khảo sát thực địa tại nơi xảy ra hiện tượng đổ lở.

Dự báo lũ: Công nghệ khó, chuyên môn yếu

(Kiến Thức) - Các chuyên gia cho biết, công nghệ dự báo lũ vốn đã khó, các yếu tố con người tác động làm cho sai số này tăng cao.

Cảnh báo chỉ để tham khảo
GS.TS Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á cho biết, độ chính xác của dự báo lũ tùy thuộc vào thời gian dự kiến của dự báo và vị trí dự báo. Càng dự báo dài hơn so với thời gian tập trung nước trên lưu vực, thì độ chính xác, độ tin cậy cũng giảm theo. Thông thường, nhận định/dự báo xu thế, mức độ, diễn biến lũ tại khu vực, lưu vực sông hoặc vị trí cụ thể trong 12 - 24 giờ. So sánh với các cấp báo động lũ, trận lũ đặc biệt lớn xảy ra trong thời gian gần nhất hoặc lũ lịch sử.

Tin mới