17 cửa hàng lợi dụng thương hiệu Co.op Food bán giá cao trong dịch

Các cửa hàng này đã bán hàng hóa không phải do Co.op Food cung cấp và có hành vi bán giá cao hơn tại các cửa hàng nhượng quyền khác trong hệ thống.

17 cửa hàng lợi dụng thương hiệu Co.op Food bán giá cao trong dịch

Ngày 11/9, đại diện Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Sài Gòn Co.op (Công ty Co.op Food) trực thuộc Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng yêu cầu xử lý một số pháp nhân có hành vi kinh doanh trái phép dưới thương hiệu Co.op Food dù đã chấm dứt hợp đồng nhượng quyền.

Cụ thể, 5 cửa hàng nhượng quyền của Công ty TNHH MTV Thực phẩm Sài Gòn Bảo Minh (đã đóng 1 cửa hàng) hoạt động tại khu vực TP Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thanh toán, bán hàng hóa không phải do Co.op Food cung cấp và có hành vi bán hàng hoá cao hơn giá bán hàng hoá tại các cửa hàng nhượng quyền khác trong hệ thống.

Theo đó, từ 23/7, công ty đã có văn bản thông báo đơn vị này chấm dứt nhượng quyền, yêu cầu chấm dứt sử dụng nhãn hiệu Co.op Food để kinh doanh. Ngoài chuỗi 5 cửa hàng trên, đơn vị này còn chấm dứt nhượng quyền 12 cửa hàng thuộc 8 công ty khác với lý do tương tự.

17 cua hang loi dung thuong hieu Co.op Food ban gia cao trong dich

Nhiều cửa hàng lợi dụng thương hiệu để bán hàng giá cao trong mùa dịch. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tuy nhiên đại diện hệ thống cửa hàng này cho biết những cửa hàng này vẫn ngang nhiên hoạt động dưới thương hiệu Co.op Food. "Những hành vi này đi ngược với chính sách của công ty và vi phạm nghiêm trọng chỉ đạo chống dịch Covid-19 của các cơ quan có thẩm quyền, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh", đại diện chuỗi cừa hàng này nhấn mạnh.

Hiện, chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi này đã đưa vào vận hành hàng loạt xe buýt "Chuyến xe mua chung - Bình ổn giá" để giao hàng cho các đầu mối mua chung, nhằm giảm tải cho việc đi chợ giúp dân đang quá tải hiện nay.

Theo đó, sau khi nhận được đơn hàng, hệ thống này sẽ soạn và hẹn giao hàng tận nơi, các lực lượng chức năng chỉ cần tổ chức phân phối đến các hộ dân trong khu vực. Mô hình "xe mua chung" sẽ ưu tiên cho các khu vực có siêu thị, cửa hàng thực phẩm tạm đóng cửa do F0 hoặc chưa có hệ thống phân phối hàng thực phẩm.

Rúng động thực phẩm Viet Sin quá đát, không giấy CN kiểm dịch

(Kiến Thức) - PC49 phát hiện số lượng "khủng" thực phẩm Viet Sin quá đát cùng hàng loạt sai phạm liên quan an toàn thực phẩm, khiến người tiêu dùng Việt hoang mang về nguy hại thực phẩm bẩn.

Rúng động thực phẩm Viet Sin quá đát, không giấy CN kiểm dịch

Thông tin từ Phòng Cảnh sát môi trường (PC49, Công an TP HCM) vừa cho biết, đơn vị này đã bàn giao biên bản vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm (CPKNTP) Viet Sin về Chi cục Thú y TP HCM để cơ quan này tiếp tục xử lý theo thẩm quyền.

Đến thời điểm này, nhiều siêu thị đã ngưng bán sản phẩm của Viet Sin. Ảnh minh họa.
 Đến thời điểm này, nhiều siêu thị đã ngưng bán sản phẩm của Viet Sin. Ảnh minh họa.
Số lượng khủng thực phẩm quá đát, không giấy chứng nhận kiểm dịch
Liên quan đến vụ phát hiện thực phẩm Viet Sin quá đát, trước đó, ngày 7/6, đoàn kiểm tra do PC49 làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty CPKNTP Viet Sin tại địa chỉ số 1645, tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện trong kho của công ty có 177kg sản phẩm thành phẩm đã hết hạn sử dụng; 64kg ruột heo muối không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Ngoài ra trong khu sản xuất của Viet Sin, đoàn kiểm tra còn phát hiện 5 lít màu caramen dùng để tạo màu cho sản phẩm. Trong các kho lạnh của công ty tại địa chỉ số 19, đường Nguyễn Thi, phường 13, quận 5, đoàn kiểm tra phát hiện có hơn 125kg bò viên GoGo là sản phẩm không được công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, Công ty Viet Sin còn sử dụng các loại bao bì mang tên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Viet Sin (tiền thân của Công ty CPKNTP Viet Sin) dù nhãn hiệu này đã hết hạn sử dụng từ 5/2015.
“Cơ quan chức năng đã lập biên bản, yêu cầu Công ty Viet Sin tiêu huỷ các sản phẩm đã hết hạn sử dụng và bảo quản các sản phẩm khác trong kho, chờ kết quả phân tích từ cơ quan chức năng”, đại diện PC49 cho biết.
Công ty Viet Sin nói gì?
Theo tìm hiểu ban đầu của PV Kiến Thức, trước thông tin Công ty Viet Sin vi phạm hàng loạt như trên, nhiều siêu thị như Emart, Lotte Mart… trên địa bàn TP HCM đã rút toàn bộ sản phẩm của Viet Sin ra khỏi quầy kệ, ngưng bán sản phẩm của Viet Sin để chờ ý kiến kết luật của cơ quan chức năng.
Còn tại hệ thống các siêu thị của Co.op Mart, trao đổi với PV Kiến Thức, đại diện Liên hiệp HTX mua bán Sài Gòn Co.op (chủ chuỗi Co-op Mart, Co.op Food, Co.op Xtra) cho biết: “Co-op Mart tiếp tục theo dõi các thông tin liên quan đến vụ việc và sẽ có động thái phù hợp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
Trên thực tế, việc Công ty CPKNTP Viet Sin vi phạm nghiêm trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, trữ hàng quá đát, nguyên liệu thực phẩm không có giấy chứng nhận kiểm dịch... đã gây hoang mang và thất vọng lớn cho người tiêu dùng, bởi bà chủ công ty này đã không ít lần xuất hiện trên báo đài với những phát ngôn rất “có tâm” và hùng hồn. Vậy bà chủ công ty này là ai và từng phát biểu gì trên báo đài? Sản phẩm của Công ty Viet Sin đang bán trên thị trường gồm những gì? Lãnh đạo công ty nói gì về việc này, Kiến Thức tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong những bài tiếp theo.
Trước mắt, trao đổi với PV Kiến Thức, ông Tuấn Anh, đại diện Công ty CPKNTP Viet Sin cho biết sẽ có buổi họp báo chia sẻ những thông tin liên quan đến vụ việc trong tuần này.

Chuyện “động trời” của Việt Sin: Bò viên được làm từ cá và trâu!

(Kiến Thức) - Sau thời gian giám định pháp y, đối chiếu với các dữ liệu NCBI, cơ quan chức năng xác định mẫu bò viên của Việt Sin chỉ được làm từ cá và thịt trâu.

Chuyện “động trời” của Việt Sin: Bò viên được làm từ cá và trâu!
Liên quan đến thông tin đoàn kiểm tra liên ngành của Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP HCM cùng Chi cục Thú y TP HCM phối hợp kiểm tra và phát hiện, lập biên bản hàng loạt sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Sin (phường Tân Tạo, quận Bình Tân), mới đây Trung tâm Giám định pháp y thuộc Sở Y tế TP HCM đã có kết quả giám định 2 mẫu bò viên của Việt Sin là GoGo và bò viên Merlion khiến hàng loạt siêu thị từng bán hàng của công ty nói trên sốc nặng vì bị qua mặt, lừa dối người tiêu dùng và nhiều siêu thị như Lotte Mart, Co.opmart, Co.op Food, Co.opXtra… đã tạm ngưng kinh doanh, thu hồi cũng như trả lại sản phẩm cho Việt Sin.
Người tiêu dùng sốc nặng trước thông tin kết quả Giám định ADN 2 mẫu bò viên GoGo và Merlion của Công ty CPKNTP Việt Sin chỉ toàn cá và trâu.
Người tiêu dùng sốc nặng trước thông tin kết quả Giám định ADN 2 mẫu bò viên GoGo và Merlion của Công ty CPKNTP Việt Sin chỉ toàn cá và trâu.

Người Sài Gòn “soi” nguồn gốc thịt heo bằng smartphone

Sáng 16/12, đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo của TP HCM chính thức triển khai ở các kênh phân phối trên địa bàn.

Người Sài Gòn “soi” nguồn gốc thịt heo bằng smartphone
Khách hàng tại các hệ thống phân phối của Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (gồm Co.op Xtra, Co.opmart, Co.op Food), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (siêu thị Sài Gòn, cửa hàng Satra Food), hệ thống cửa hàng Vissan, Cocomart, Auchan, Aencitimart, Queenland đã có thể xem thông tin truy xuất nguồn gốc thịt heo thông qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc các máy soi tem truy xuất nguồn gốc thịt heo đặt tại các điểm bán. Các hệ thống Sagrifood, BigC, Lottemart, Aeon VN và C.P sẽ triển khai trong vài ngày nữa.
Khách hàng tại các hệ thống phân phối của Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (gồm Co.op Xtra, Co.opmart, Co.op Food), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (siêu thị Sài Gòn, cửa hàng Satra Food), hệ thống cửa hàng Vissan, Cocomart, Auchan, Aencitimart, Queenland đã có thể xem thông tin truy xuất nguồn gốc thịt heo thông qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc các máy soi tem truy xuất nguồn gốc thịt heo đặt tại các điểm bán. Các hệ thống Sagrifood, BigC, Lottemart, Aeon VN và C.P sẽ triển khai trong vài ngày nữa.

Tin mới