17 nước họp bàn tương lai Syria

Chiều 30/10 (theo giờ Việt Nam), tại thủ đô Vienna của Áo, cuộc họp bàn tương lai Syria đã chính thức được khai mạc với sự góp mặt của đại diện 17 nước.

Cuộc họp bàn tương lai Syria được kỳ vọng là bước đi đầu tiên trên trong tiến tình giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng tại Syria với vấn đề mấu chốt là vai trò của Tổng thống Bashar al-Assad trong tương lai của đất nước Trung Đông này.
17 nuoc hop ban tuong lai Syria
Đại diện các nước tham gia cuộc họp bàn về tương lai Syria ở Thủ đô Vienna hôm 30/10.
Hội nghị bàn về việc chấm dứt khủng hoảng Syria có sự tham gia của các đại diện 17 nước và hai phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc (UN). Đáng chú ý tại Hội nghị này là sự góp mặt của Trung Quốc và đặc biệt là lần đầu tiên có đại diện của Iran tham gia nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm qua tại Syria.
17 nước tham dự hội đàm về Syria gồm Nga, Mỹ, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar, Jordan, Đức, Pháp, Ai Cập, Italy, Anh, Iraq, Liban, Oman và Trung Quốc.
Hội nghị được kỳ vọng là bước đi đầu tiên trên trong tiến tình giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng tại Syria với vấn đề mấu chốt là vai trò của Tổng thống Bashar al-Assad trong tương lai của đất nước Trung Đông này.
Trước đó, trong cuộc gặp cấp ngoại trưởng của 4 nước Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia cũng tại Vienna ngày 29/10, các bên đã trao đổi danh sách đại diện phe đối lập do mình lập ra có thể tham gia hội nghị Vienna ngày 30/10. Tuy nhiên, cả đại diện chính quyền Damascus cũng như phe đối lập đã không có mặt tại Hội nghị quốc tế mở rộng lần này.
Một số nguồn tin phương Tây cho biết Mỹ và các đồng minh châu Âu vẫn tiếp tục yêu cầu ông Assad phải ra đi và thảo luận chi tiết xây dựng chính phủ chuyển tiếp của Syria.
Nhóm các nước phản đối ông Assad này cũng dự định đưa ra vấn đề ngừng bắn, cụ thể là ngừng chiến dịch không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng mà Nga đang tiến hành tại Syria. Đây là hai đề nghị được coi là khó chấp nhận đối với Nga và Syria.
Hãng tin TASS của Nga cho biết vòng tham vấn đa phương tiếp theo về cuộc khủng hoảng Syria có thể được tổ chức vào ngày 3-4/11 tới. Cuộc tham vấn đó nhiều khả năng sẽ có sự tham dự của đại diện chính quyền Damascus và phe đối lập Syria.

Chùm ảnh Thủ tướng Anh đãi bia Chủ tịch Tập Cận Bình

(Kiến Thức) - Chủ tịch Tập Cận Bình uống bia cùng Thủ tướng David Cameron trong chuyến thăm Vương quốc Anh kéo dài bốn ngày.

Cận cảnh các chiến đấu cơ Nga không kích IS tại Syria

(Kiến Thức) - Ngày 22/10, Bộ Quốc phòng Nga công bố chùm ảnh về dàn chiến đấu cơ của nước này tham gia chiến dịch không kích IS tại Syria.

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria
Các chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4+ Su-30SM Flanker-H của Nga tại căn cứ không quân Hmeymim gần Latakia. Phía sau là một chiếc trực thăng đa năng Mi-8AMTSh Hip-H của Nga.
Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-2
Những chiếc chiến đấu cơ  này đều tham gia không kích IS ở Syria.
Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-3
Các nhân viên kỹ thuật Nga đang bảo dưỡng một chiếc Su-30SM Flanker-H tại căn cứ Hmeymim. 
Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-4
Chiếc Su-30SM Flanker-H được kiểm tra trước khi cất cánh.
Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-5
Tên lửa không đối không R-73 Archer được gắn vào chiến đấu cơ đa năng Su-30SM Flanker-H tại căn cứ Hmeymim. 
Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-6
Các nhân viên kỹ thuật Nga hoàn tất quá trình kiểm tra, bảo dưỡng một chiếc Su-30SM Flanker-H. 
Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-7
Phi công ngồi trong buồng lái chiếc Su-30SM Flanker-H, sẵn sàng cất cánh thực hiện nhiệm vụ không kích mục tiêu IS tại Syria.
Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-8
Chiến đấu cơ Su-34 Fullback của Nga đang được bảo dưỡng tại căn cứ không quân Hmeymim gần Latakia, Syria.
Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-9
Bom có khả năng xuyên bê tông BAB-500 được gắn vào chiến đấu cơ Su-34 Fullback. 

Tin mới