17.000 tỷ xây mới trụ sở: Các bộ ngành đòi phân lô, xây riêng

Bộ Xây dựng đang xây dựng và hoàn thiện phương án triển khai quy hoạch trụ sở 13 bộ ngành sau khi di dời lên Mễ Trì, Tây Hồ Tây.

17.000 tỷ xây mới trụ sở: Các bộ ngành đòi phân lô, xây riêng
17 nghìn tỷ xây 13 trụ sở bộ ngành
Bộ Xây dựng đang xây dựng và hoàn thiện phương án triển khai quy hoạch trụ sở 13 bộ ngành sau khi di dời để hoàn thiện báo cáo gửi các cấp có thẩm quyền cho ý kiến, xem xét.
Theo đó, dự kiến có 2 phương án lựa chọn triển khai đầu tư.
Một là, Chính phủ đầu tư xây dựng toàn bộ các trụ sở xong giao các bộ ngành khai thác sử dụng. Các bộ ngành bàn giao lại toàn bộ cơ sở trong nội thành để quản lý, khai thác sử dụng chung.
Hai là, Chính phủ giao các bộ ngành chủ động xây dựng trụ sở của bộ ngành trên các lô đất được phân chia theo quy hoạch được duyệt, cụ thể là tại Mễ Trì và Tây Hồ Tây.
17.000 ty xay moi tru so: Cac bo nganh doi phan lo, xay rieng
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư nằm trong diện di dời khỏi nội thành. Ảnh: L.Bằng
Khu trụ sở bộ ngành tại Mễ Trì quy mô 55 ha, gồm có 6 cơ quan thuộc khối văn xã là Bộ VH-TT&DL, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tổng nhu cầu vốn dự kiến là trên 9.400 tỷ.
Khu trụ sở bộ ngành tại Tây Hồ Tây là 20 ha, gồm 5 bộ ngành thuộc khối kinh tế là Bộ KH-ĐT; Bộ NN-PTNT; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ GTVT và Bộ Xây dựng, bình quân 2-3,5 ha/cơ quan. Tổng nhu cầu vốn dự kiến là hơn 8.500 tỷ.
Theo tính toán sơ bộ, dự tính tổng nhu cầu vốn đầu tư xây mới 13 trụ sở sau di dời vào khoảng 17.000 tỷ đồng.
Là 1 trong 5 bộ ngành thuộc khối kinh tế dự kiến di dời khỏi trung tâm nội thành, góp ý cho các phương án di dời, Bộ Công Thương cho biết: Trụ sở làm việc của Bộ này đã ổn định, đủ diện tích bố trí cho khoảng 1.500 người làm việc đến năm 2030. Do vậy, Bộ Công Thương đề nghị tiếp tục được sử dụng các trụ sở hiện có đến năm 2030, không di chuyển trụ sở làm việc đến khu Tây Hồ Tây.
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ trương chung của Chính phủ “bắt buộc phải di chuyển” về địa điểm mới tại khu Tây Hồ Tây, Bộ Công Thương muốn được quy hoạch theo phương án 2, tức phân lô đất.
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị nên lựa chọn phương án 2, theo lô đất cho cả khu Mễ Trì và Tây Hồ Tây. Cơ quan này còn đề nghị bố trí cho mỗi khu một cơ sở lưu trú để phục vụ cho khách ngoại tỉnh đến làm việc.
Trong 2 phương án đầu tư mà Bộ Xây dựng đưa ra, Bộ KH-ĐT cũng nghiêng về phương án 2. Bộ KH-ĐT cho rằng, 2 phương án này đều sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách và quản lý dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, phương án chia lô có tính khả thi hơn về mặt huy động nguồn lực thực hiện theo phân kỳ đầu tư.
“Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn, việc kết hợp các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ chuyển đổi các trụ sở cũ, kết hợp theo hình thức đối tác công tư theo đề xuất của Bộ Xây dựng là phù hợp”, Bộ KH-ĐT cho ý kiến.
17.000 ty xay moi tru so: Cac bo nganh doi phan lo, xay rieng-Hinh-2
Bộ Công Thương không muốn di dời trừ khi chủ trương bắt buộc. Ảnh: L.Bằng 
Xây trụ sở mới, phải trả lại trụ sở cũ
Trong khi đó, Bộ Công an cho rằng, quy hoạch trụ sở xây dựng mới dự kiến bố trí 8 bộ ngành tại Tây Hồ Tây, 4 bộ ngành tại khu vực Mễ Trì nhưng chưa nêu được lý do và các tính toán cụ thể thuyết phục để đưa ra phương án bố trí này, chưa đảm bảo mục tiêu, còn gây mâu thuẫn ở một số nội dung.
Đơn cử, khu vực Tây Hồ Tây có diện tích đất được thu xếp là 35 ha, chỉ bằng 63% so với 55 ha diện tích đất của khu vực Mễ Trì, nhưng được bố trí 8 bộ ngành có tổng số người làm việc là 13 nghìn người, gấp hơn 3 lần so với 4.000 người làm việc tại khu vực Mễ Trì. Việc bố trí đó làm mất cân bằng giữa 2 khu, gây áp lực lên hạ tầng xung quanh khu vực Tây Hồ Tây.
Bộ Công an góp ý, không nêu chung chung về trách nhiệm của Bộ Xây dựng là “quản lý về quy hoạch, kiến trúc xây dựng trụ sở các cơ quan Trung ương”, mà cần làm rõ hơn để đảm bảo thống nhất về quy hoạch, kiến trúc các trụ sở nhằm khắc phục nhược điểm của phương án 2 là “không đảm bảo quy hoạch kiến trúc tổng thể, mỗi cơ quan xây dựng theo phong cách kiến trúc riêng, mâu thuẫn nhau”.
Bên cạnh đó, việc trụ sở bộ ngành sau khi di dời sử dụng ra sao cũng là điều nhiều người quan tâm. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung có lần đã “than” rằng: Việc di dời các cơ quan ra khỏi các quận nội thành được thực hiện theo quyết định của Chính phủ có từ năm 1997. Tuy nhiên, đến nay Hà Nội chưa thu được một khu đất nào để xây dựng công viên hay bãi đỗ xe.
Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng cho rằng: "Tôi tin chắc đã xây dựng trụ sở mới, thì trụ sở cũ sẽ thừa ra, nếu có sử dụng cũng chỉ sử dụng một phần, phần nào thừa phải trả cho bộ phận quản lý công sản để điều phối, tính toán hoạt động vào mục đích khác cho phù hợp. Hơn ai hết các đồng chí được giao trách nhiệm đó phải phát hành văn bản. Khi phát hành văn bản, mà không trả lời thì mình được quyền đề nghị đến cấp cao hơn.
“Nếu như họ không thực hiện thì mạnh dạn báo với Chính phủ. Thủ tướng sẽ không bao che bất cứ sai phạm gì nếu chúng ta làm mạnh làm đúng. Kể cả các nhà công vụ cũng thế, khi hết nhiệm vụ thì phải thu lại”, ông Trương Minh Hoàng nói.

Ngân sách thiếu, Hải Phòng vẫn xin 7.000 tỷ xây trụ sở hoành tráng!

(Kiến Thức) - Dù ngân sách đang hạn hẹp nhưng ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng cho rằng việc xin ngân sách 7000 tỉ đồng không có gì là quá đáng!

Ngân sách thiếu, Hải Phòng vẫn xin 7.000 tỷ xây trụ sở hoành tráng!
Liên quan đến dự án xây dựng khu trung tâm hành chính tại Hải Phòng đang gây bức xúc trong dư luận, ngày 10/11, UBND TP Hải Phòng đã họp báo thông tin về dự án này. Chánh văn phòng UBND TP.Hải Phòng Phạm Hữu Thư khẳng định Hải Phòng chưa nghiên cứu, chưa lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở trung tâm hành chính - chính trị “nghìn tỷ. Thực tế, con số 10.000 tỷ với 70% xin ngân sách trung ương (tương đương Hải Phòng xin ngân sách 7.000 tỷ) là con số dự tính để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Đô thị mới Bắc Sông Cấm.
“Việc xây dựng khu đô thị mới Bắc Sông Cấm là một trong những hướng quan trọng để xây dựng, phát triển TP.Hải Phòng thành đô thị đặc biệt cấp quốc gia. Chủ trương này được thông qua và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương và có từ cách đây 12 năm”, ông Thư nói.

Xây trụ sở nghìn tỷ: Đừng “hoành tráng” khi còn nghèo!

(Kiến Thức) - Từ năm ngoái đến giờ, có nhiều nơi đã xây dựng hoặc đang xây dựng, có dự án xây trụ sở ủy ban hành chính tỉnh với quy mô lớn.

Xây trụ sở nghìn tỷ: Đừng “hoành tráng” khi còn nghèo!
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, nước ta có 63 tỉnh thành, nhưng chỉ khoảng 1/3 trong số này nộp ngân sách về Trung ương. Còn lại 2/3 địa phương sử dụng nguồn ngân sách do Trung ương phân bổ. Thế nhưng: “Tôi không hiểu tại sao lại rộ lên thành một phong trào như vậy, kể cũng hơi khó hiểu. Nó lại càng khó hiểu hơn khi rộ vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của các ủy ban cấp tỉnh, nên người ta có đặt câu hỏi. Tại sao lại vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ, có “động cơ” gì đằng sau đó không?”
“Phong trào” khó hiểu

Xử lý nghiêm vụ ngân hàng Agribank xây trụ sở gây sụt nhà dân

(Kiến Thức) - Trong quá trình xây dựng trụ sở ngân hàng Agribank giữa trung tâm TP HCM, một căn nhà liền kề công trình đã bị sụt lún, nứt tường, tài sản hư hỏng nặng.

Xử lý nghiêm vụ ngân hàng Agribank xây trụ sở gây sụt nhà dân
Liên quan đến vụ việc ngân hàng Agribank xây trụ sở gây sụt nhà dân khi nhà dân cạnh công trình xây dựng trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) ở số 20, đường Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình bị hư hỏng nặng vào giữa tháng 4/2017, mới đây, UBND TP HCM đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố để có biện pháp xử lý theo đúng quy định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và khu vực dân cư xung quanh.
Xu ly nghiem vu ngan hang Agribank xay tru so gay sut nha dan
 Một trong hai căn nhà của người dân cạnh công trình xây dựng trụ sở ngân hàng Agribank tại TP HCM bị sụp nền, nứt tường.

Tin mới