2 ngày lễ quan trọng trong tháng Giêng, cả năm nhận phước lành

Trong tháng Giêng - tháng đầu tiên của năm âm lịch, có hai ngày lễ đặc biệt quan trọng mà người Việt không thể bỏ qua.

Ngày vía Thần Tài

Thần Tài là một vị thần quen thuộc đối với người Việt. Thông thường, các gia đình làm kinh doanh buôn bán sẽ lập bàn thờ Thần Tài ở trong nhà để thờ cúng, thắp hương mỗi ngày.

Trong tháng Giêng âm lịch có một ngày cực kỳ quan trọng, liên quan đến vị thần này đó chính là ngày vía Thần Tài. diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm. Vào ngày này, gia chủ sẽ chuẩn bị hương hoa, mâm cỗ cúng để dâng lên Thần Tài. Ngoài ra, nhiều người còn mua vàng để lấy may trong ngày này.

Mâm cỗ cúng vía Thần Tài thường có thịt quay, cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc. Có người còn cúng thêm cá nướng, cua... Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mà gia chủ chuẩn bị đồ cúng cho phù hợp.

2 ngay le quan trong trong thang Gieng, ca nam nhan phuoc lanh

Bài văn khấn Thần Tài theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin

Bài cúng vía Thần Tài 2022 theo Văn khấn cổ truyền Việt NamNgày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là dịp để gia chủ bày tỏ lòng thành kính, cầu mong Thần Tài nhận lễ và phù hộ công việc làm ăn thêm thuận lợi. (Ảnh: Thể thao & Văn hóa).Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay, ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Ngày rằm tháng Giêng

Sau ngày vía Thần Tài, một ngày lễ quan trọng khác trong đời sống văn hóa của người Việt chính là ngày rằm tháng Giêng.

Rằm tháng Giêng (15 tháng 1 âm lịch) còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, nghĩa là đem trăng rằm đầu tiên của năm mới âm lịch.

Người xưa có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" để chỉ tầm quan trọng của ngày này. So với các ngày rằm khác trong năm, ngày rằm tháng Giêng thường được chuẩn bị thịnh soạn hơn và với đầy đủ các món đặc trưng của ngày Tết như thịt gà, xôi gấc, canh măng... Nhiều người tin rằng, rằm tháng Giêng là đêm Phật giáng lâm nên người ta thường đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn...

Ngày rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ sẽ làm lễ để tỏ lòng biết ơn với thần linh, tổ tiên và cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Vào ngày rằm tháng Giêng, gia chủ có thể chọn cúng lễ chay hoặc lễ mặn. Mâm lễ mặng thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm. Đồ lễ khác gồm hương, hoa, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá...

Trong mâm lễ rằm tháng Giêng, nhiều gia đình còn dâng món bánh trôi (chè trôi nước) với mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

2 ngay le quan trong trong thang Gieng, ca nam nhan phuoc lanh-Hinh-2

Bài Văn khấn thần linh Rằm tháng Giêng theo Thượng tọa Thích Viên Thành trong Tập Văn khấn Nôm truyền thống – Nhà xuất bản Thanh Hóa.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Kính lạy:

Hoàng Thiên, Hậu Thộ chư vị Tôn thần.

Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Ngài Bản gia Thổi địa Long mạnh Tôn thần.

Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Các tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày………….. tháng ………. Năm………..

Tín chủ con là:……………………………………..

Ngụ tại…………………………………………….

Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.

Chúng con thành tâm cúi xin các Ngài thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lực, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh ượng, lộng tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện lòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Cúng rằm tháng Chạp vào ngày nào, giờ nào để cả năm lộc lá đề huề?

Cúng rằm là tập tục có từ xưa truyền lại của người Việt Nam ta, muốn cúng rằm đúng phong thủy thì nên chọn khung giờ này.

1 - Nên chọn ngày giờ nào để cúng rằm tháng Chạp

Thói quen của ông bà ta từ xưa truyền lại nên cúng rằm vào ngày 15 âm lịch là tốt nhất. Nhưng trên thực tế việc cúng rằm hàng tháng cũng có thể thực hiện vào chiều 14 âm lịch cũng được, tùy thuộc vào khả năng và các yếu tố tác động đến lễ cúng của gia chủ.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp phải có lễ vật này để tổ tiên phù hộ

Ngày rằm tháng Chạp hay còn được biết đến là ngày Vọng, lúc này mặt trăng và mặt trời thông suốt với nhau.

Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng chạp

Theo quan niệm tâm linh của người Việt Nam, một tháng có hai ngày quan trọng đó là ngày mùng 1 âm lịch và ngày 15 âm lịch (hay còn được biết đến là ngày rằm). Mùng 1 hay còn được gọi là ngày Sóc, là ngày khởi đầu của tháng mới, mọi người đều cầu mong sự may mắn và thành công. Còn ngày rằm hay còn được biết đến là ngày Vọng, lúc này mặt trăng và mặt trời thông suốt với nhau, các đấng thần Linh và ông bà tổ tiên cũng có thể kết nối tâm linh với con người, do đó được xem là một ngày may mắn, cát tường.

Tin mới