2 người TQ trên máy bay Malaysia đến từ “điểm nóng khủng bố”?

(Kiến Thức) - Trong danh sách công dân Trung Quốc trên máy bay Malaysia, có ít nhất 2 cái tên lạ bị nghi có nguồn gốc từ khu vực Duy Ngô Nhĩ – điểm nóng khủng bố của nước này.

Sau khi cảnh sát Bắc Kinh công bố danh sách 154 công dân có mặt trên chiếc máy bay Malaysia mang số hiệu quốc tế MH370 đang bị mất tích, nhiều người nhận thấy có ít nhất 2 cái tên “lạ” dẫn đến nghi ngờ cho rằng, ít nhất 2 hành khách Trung Quốc là người Ngô Duy Nhĩ – một nhóm thiểu số Hồi giáo sống tại khu vực Tân Cương bất ổn của Trung Quốc.
Điều này trùng với thông tin có ít nhất 2 trường hợp sử dụng hộ chiếu ăn cắp để lên máy bay Malaysia. Tuy nhiên, chưa rõ đó có phải là hai người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương nói trên hay không. Cảnh sát Bắc Kinh và chính phủ Trung Quốc chưa xác nhận hay bình luận về thông tin trên. 
Mới tuần trước, Trung Quốc xảy ra vụ tấn công khủng bố bằng dao khiến 33 người thiệt mạng và 143 người bị thương tại thành phố Côn Minh, phía tây nam đất nước. Các nghi phạm của vụ tấn công khủng bố bằng dao nói trên được cho là các phần tử ly khai cũng đến từ khu tự trị Tân Cương.
Phóng viên vây quanh phỏng vấn thân nhân của hành khách Trung Quốc.
 Phóng viên vây quanh phỏng vấn thân nhân của hành khách Trung Quốc.
Trước đó, 2 người châu Âu, một là người Italy (Luigi Maraldi, 37 tuổi) và một là người Áo (Martin Weiss, 61 tuổi) có tên trong danh sách hành khách trên chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia, nhưng thực chất không lên máy bay vì hộ chiếu của họ bị đánh cắp. Một điều trùng hợp kỳ lạ khác là, hộ chiếu của cả hai đều bị đánh cắp ở Thái Lan trong vòng hai năm qua và ông Maraldi đã được cấp một hộ chiếu mới.
Do đó, 2 người nào đó khác đã dùng hộ chiếu bị mất của họ để đặt vé, qua mặt hệ thống an ninh để lên máy bay. Đây là điểm nghi vấn khiến nhiều chuyên gia tin vào khả năng khủng bố trên máy bay Malaysia.
Ngoài ra, theo thông tin hành khách, có một gia đình người Trung Quốc gồm 5 thành viên đều có mặt trên chiếc máy bay Malaysia đang mất tích, trong đó thành viên nhỏ nhất mới 2 tuổi. Cả gia đình 5 người trong đó, người cha là Giám đốc của Tập đoàn Tư vấn Boston, đang trên đường trở về Bắc Kinh sau một kỳ nghỉ. 24 nghệ sĩ Trung Quốc, trong đó có một nhà thư pháp nổi tiếng đang trên đường trở về nhà sau một chương trình giao lưu nghệ thuật tại Malaysia cũng có mặt trên máy bay mất tích.

Vì sao Crimea không phải là Kosovo thứ 2?

(Kiến Thức) - Khi truyền thông phương Tây không ngừng cáo buộc Nga xâm lược vũ trang vào Crimea (Ukraine), một số người quan ngại Khu tự trị này sẽ trở thành một Kosovo thứ 2.

Một số người so sánh các sự kiện đang diễn ra tại Crimea với sự xâm lược của NATO vào Nam Tư năm 1999. Như Guardian dẫn lời nhà phân tích Ian Traynor cáo buộc: “Chiến thuật và phương pháp mà cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở Nam Tư cũ và Kosovo ai cũng biết rõ. Và khi (Tổng thống) Putin quyết định trở thành một Milosevic mới, phương Tây sẽ thấy một sự chia cắt mới ở châu Âu”.
Crimea và Kosovo có một số điểm chung bao gồm: tình trạng tự trị; có căn cứ quân sự của nước khác trên lãnh thổ và phần lớn dân số có chung khao khát độc lập. Tuy nhiên, Crimea và Kosovo lại có nhiều đặc điểm cơ bản hoàn toàn khác biệt.

Ukraine quyết gỡ phiên bản tiếng Nga trên các website nhà nước

(Kiến Thức) - Chính quyền của Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov đã yêu cầu các cơ quan nhà nước tháo gỡ phiên bản tiếng Nga trên các trang web chính thức của họ.

Các cơ quan này sẽ phải hoàn tất công việc này trước ngày 10/3. Theo đó, các phiên bản tiếng Nga trên mang Internet của 14 ban bộ chủ chốt cùng một loạt các cơ quan hành pháp của Ukraine sẽ phải gỡ xuống. Một số bộ như Bộ Y Tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính … đã thực hiện yêu cầu trên ngay khi chỉ thị được đưa ra.
Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov.
Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea, sẽ diễn ra vào ngày 16/3 tới. Ông Ban miêu tả quyết định ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga của Quốc hội Crimea là “một diễn biến đáng lo ngại và nghiêm trọng”.

Tin mới