2 trung đoàn S-400 ở Crimea làm gì khi sân bay Saki bị tấn công?

Dù có 2 trung đoàn tên lửa phòng không S-400 trực chiến ở bán đảo Crimea, nhưng sân bay quân sự lớn nhất của Quân đội Nga ở bán đảo Crimea vẫn bị tấn công.

2 trung doan S-400 o Crimea lam gi khi san bay Saki bi tan cong?
Ảnh:  Gần sân bay Saki là khu nghỉ mát bãi biển 

Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ cho biết. nếu đứng trên bình diện quân sự đánh giá, việc để xảy ra cháy nổ sân bay quân sự của Nga là bất cẩn, chủ quan và có phần khinh địch.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Quân đội Nga đã hứng chịu ít nhiều tổn thất.

Sau khi soái hạm của Hạm đội Biển Đen là tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường mang tên Moscow bị chìm, Quân đội Nga tiếp tục trải qua một vụ “trọng thương” khác. Đó là sân bay quân sự lớn nhất ở Crimea là Saki, đã phát nổ vào 9 giờ sáng ngày 9/8 và được cho là đã bị tấn công.

2 trung doan S-400 o Crimea lam gi khi san bay Saki bi tan cong?-Hinh-2
Ảnh: Ảnh vệ tinh độ nét cao của Planet chụp sân bay Saki sau khi xảy ra vụ nổ

Vào ngày 10/8, vệ tinh viễn thám thương mại của Mỹ, đã công bố một bức ảnh vệ tinh về sân bay quân sự lớn nhất trên bán đảo Crimea, sân bay Saki (còn gọi là sân bay Novo Fedorovka), một số vụ nổ lớn bất ngờ xảy ra tại sân bay này, khói dày đặc bốc cao lên trời.

Đánh giá từ bức ảnh vệ tinh này, sân bay có khả năng đã bị tấn công, khi trên sân đỗ, một số máy bay chiến đấu đã bị phá hủy. Trong boongke ngoài trời ở phía Bắc của sân đỗ, rõ ràng có ít nhất 3 máy bay chiến đấu Su-30SM và 4 chiếc tiêm kích bom Su-24M đã bị phá hủy.

Theo thông tin, tất cả các máy bay chiến đấu này đều thuộc Trung đoàn không quân hải quân độc lập số 43 trực thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.

2 trung doan S-400 o Crimea lam gi khi san bay Saki bi tan cong?-Hinh-3
Ảnh chụp màn hình video do phía Nga tiết lộ, một chiếc Su-24M dường như bị phá hủy 

Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, Bộ Quốc phòng Nga đã ra thông báo cho rằng đây là một "tai nạn hỏa hoạn".

Tuy nhiên, phía Ukraine khẳng định, đây là "cuộc tập kích của lực lượng đặc biệt Ukraine", và miệng hố trên boongke máy bay cho thấy, sân bay có thể đã bị tấn công bởi một số loại tên lửa, như "Tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS)" do hệ thống HIMARS, hay tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Tochka-U gây ra.

2 trung doan S-400 o Crimea lam gi khi san bay Saki bi tan cong?-Hinh-4
 Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không S-400 và Pantsir-S1 của Sư đoàn Phòng không 31.

Sân bay Saki cách biên giới giữa Crimea và Ukraine hơn 200 km, bờ đông sông Dnepr là khu vực do Nga kiểm soát và Saki là phía tây Biển Đen. Khả năng lực lượng đặc biệt Ukraine đột nhập được vào đây cũng không cao.

Bán đảo Crimea, được Nga sáp nhập năm 2014, là nơi được Quân đội Nga bảo vệ nghiêm ngặt. Tại đây có quân cảng Sevastopol, cảng nhà của Hạm đội Biển Đen.

Ở phía đông bán đảo, Quân đội Nga có 2 trung đoàn phòng không (trung đoàn 18 và 12) thuộc Sư đoàn Phòng không 31, được trang bị tên lửa phòng không S-400, có bán kính tác chiến phòng không bao trùm hoàn toàn bán đảo và phần lớn Biển Đen.

Để bù lại “điểm mù” phòng không của tên lửa 40N6 có tầm bắn xa đến 400 km, hai trung đoàn cũng được trang bị hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1, để đối phó với UAV và các cuộc tấn công bí mật tầm thấp.

2 trung doan S-400 o Crimea lam gi khi san bay Saki bi tan cong?-Hinh-5
 Ảnh: Không quân Mỹ đóng tại sân bay Bitburg ở Đức vào năm 1990, có thể thấy những hầm chứa máy bay rất kiên cố và dễ thấy.

Nhưng không rõ, liệu tại sân bay Saki có được triển khai hệ thống Pantsir-S1 hay không? Nếu là UAV hay tên lửa bay tầm thấp tấn công vào sân bay Saki là một dấu chấm hỏi; còn nếu là một tên lửa lớn, tại sao S-400 không phản ứng, thì đó là một “dấu chấm than”.

Đánh giá từ các bức ảnh về cuộc tấn công, có thể đánh giá rằng, Quân đội Nga đã bất cẩn. Là sân bay quân sự quan trọng nhất trên bán đảo Crimea, sân bay này là nơi đóng quân của hàng chục máy bay chiến đấu và máy bay vận tải, nhưng thiếu các hầm chứa máy bay kiên cố.

Nên nhớ loại hầm trú ẩn là tiêu chuẩn cho các sân bay kiểu Liên Xô, với mục đích chủ yếu là để ngăn chặn hỏa lực của pháo binh mặt đất tấn công sân đỗ và ngăn máy bay chiến đấu phát nổ, gây "thảm họa cho đàn cá"; nhưng nó bất lực trước các cuộc tấn công từ trên không.

Một hầm chứa như vậy được cho là có giá hàng triệu USD, nhưng có thể do hạn chế về kinh phí, nên Quân đội Nga không làm các hầm chứa máy bay theo tiêu chuẩn thời Liên Xô.

2 trung doan S-400 o Crimea lam gi khi san bay Saki bi tan cong?-Hinh-6
 Ảnh: Máy bay Su-25UTG cất cánh từ đường băng "Nitka" tại sân bay Saki theo kiểu "nhảy cầu".

Sân bay quân sự Saki hiện là trung tâm tác chiến đường không quan trọng nhất của Quân đội Nga ở khu vực Biển Đen, và nó còn nổi tiếng hơn trong lịch sử, khi vào năm 1982 tại sân bay này, hệ thống Nitka, dùng để cất và hạ cánh, được mô phỏng đường băng trên tàu sân bay, đã phục vụ chương trình tàu sân bay đầu tiên của Liên Xô.

Đường băng này mô phỏng đường băng tàu sân bay của Liên Xô, bao gồm đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu, dây hãm đà máy bay và hỗ trợ hạ cánh bằng ống kính "Fresnel". Đường băng được sử dụng cho các máy bay hoạt động trên tàu sân bay như Su-33 và Su-25UTG, để mô phỏng cất và hạ cánh.

Cơ sở "Nitka" là cơ sở để huấn luyện các phi công chiến đấu của tàu sân bay thế hệ thứ ba của Liên Xô 1143.5 (Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga hiện nay) và 1143.6 (tàu Varyag chưa hoàn thành và chính là tàu Liêu Ninh của Trung Quốc ngày nay), cái nôi quan trọng nhất trong đào tạo các phi công chiến đấu tàu sân bay của Liên Xô.

Nhưng sau khi Nga và Ukraine chia tay, Hải quân Nga đã từng chuyển căn cứ huấn luyện phi công tàu sân bay tới sân bay quân sự Severomorsk-3 ở vùng Murmansk phía Tây Bắc nước Nga; phi công Su-33 và sau đó là MiG-29K đều được huấn luyện tại Nga.

2 trung doan S-400 o Crimea lam gi khi san bay Saki bi tan cong?-Hinh-7

Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30SM thuộc Trung đoàn Không quân hải quân 41 của Nga, cất cánh từ sân bay Saki. 

Sau khi bán đảo Crimea được Nga sáp nhập vào năm 2014, sức mạnh của tàu sân bay hải quân Nga yếu đi, thì sân bay này cũng không khôi phục được vai trò ban đầu.

Cho dù bất kể trong hoàn cảnh nào, các sân bay quân sự được cho là những cơ sở quân sự được bảo vệ tốt nhất và đối phương luôn chọn sân bay là những địa điểm tập kích.

Nhiều ví dụ về các trận chiến đấu cho thấy rằng, các sân bay quân sự cần được chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày bị đối phương tập kích và cảnh giác cao độ, cho dù đó là cuộc tấn công phòng không hay chống đánh lén. Sân bay quân sự Saki rất gần khu vực chiến sự, chỉ có thể nói rằng người Nga quá bất cẩn.

2 trung doan S-400 o Crimea lam gi khi san bay Saki bi tan cong?-Hinh-8
 Ảnh: Máy bay chiến đấu Harrier của Không quân Anh, bị phá hủy bởi các đội cảm tử của Taliban, tại chiến trường Afghanistan vào năm 2012.

Pháo binh Nga tại Ukraine: Sức mạnh "vô tiền khoáng hậu"

Pháo binh Nga vừa phô diễn "cơn bão lửa"; khi tấn công một căn cứ chỉ có vài chục binh lính của Ukraine với hàng trăm quả đạn.

Phao binh Nga tai Ukraine: Suc manh

Nga đã cho thấy thế nào là chiến thuật sử dụng pháo binh thực sự và thế nào là bão lửa trên chiến trường Ukraine. Có thể thấy qua các bức ảnh được Bộ Quốc phòng Nga công bố, một tiểu đội bộ binh của quân đội Ukraine, phòng ngự trong một đoạn hào ngắn, nhưng đã có hàng trăm miệng hố đạn, do pháo hạng nặng gây ra.

Nga chỉ mặt loại tên lửa Mỹ đã phá hủy radar hiện đại nhất

Sau khi thu dọn đống đổ nát của radar Podlet-K1 hiện đại nhất, bị tên lửa Ukraine phá hủy, người Nga đã tìm ra những mảnh tên lửa và đã chỉ ra loại vũ khí đã phá hủy radar trong tổ hợp S-400 của họ.

Nga chi mat loai ten lua My da pha huy radar hien dai nhat

Các quốc gia NATO và chính phủ Ukraine sẽ không còn công bố các loại vũ khí và số lượng viện trợ quân sự cụ thể cho Kiev. Quân đội Ukraine đã có trong tay rất nhiều vũ khí tiên tiến của phương Tây và đã được đưa vào sử dụng trong cuộc xung đột; thậm chí nhiều binh sĩ Nga chưa từng nghe nói về những vũ khí đó.

Tin mới