200 sở cảnh sát Mỹ làm mất vũ khí của Lầu Năm Góc

(Kiến Thức) - Gần 200 sở cảnh sát quốc gia và địa phương ở Mỹ làm mất các vũ khí do Lầu Năm Góc cấp.

200 sở cảnh sát Mỹ làm mất vũ khí của Lầu Năm Góc
Hãng truyền thông Fusion đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập của họ về Chương trình 1033, mà Lầu Năm Góc cấp các thiết bị vũ khí cho các cảnh sát cấp địa phương hay quốc gia trên toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, kết quả của cuộc điều tra này ghi nhận một báo động: Không chỉ nhiều cơ quan thực thi pháp luật Mỹ không thực hiện theo đúng các hướng dẫn của Chương trình 1033 mà họ còn thường xuyên bị mất các vũ khí nguy hiểm.
Hiện tại, cuộc điều tra phát hiện ra rằng, các sở cảnh sát ở rizona, California, Mississippi, Missouri, Georgia và một số nơi khác đã làm mất hoặc không thể thống kê được các loại vũ khí được cấp. Danh sách này bao gồm các súng trường M14 và M16, súng lục cỡ nòng 0,45 ly, súng ngắn và thậm chí cả cả xe chuyên dụng.
Một cảnh sát Mỹ đang cầm khẩu súng trên tay.
 Một cảnh sát Mỹ đang cầm khẩu súng trên tay.
Cho đến nay, 184 sở cảnh sát cấp bang và địa phương đã bị ngừng tham gia chương trình vốn có hơn 800 cơ quan nhà nước tham gia này. Kể từ năm 1990, Chương trình 1033 đã quản lý hơn 4,3 tỷ USD các loại vũ khí và thiết bị quân dụng trong hàng ngũ các cơ quan thực thi luật pháp ở Mỹ.
Cảnh sát đã sử dụng các loại vũ khí hạng nặng như xe bọc thép, súng bắn tỉa, đạn hơi cay, và dụng cụ chống bạo động trong cuộc đàn áp những người biểu tình ở thị trấn Ferguson, tiểu bang Missouri để phản đối vụ cảnh sát bắn chết nam thanh niên da màu 18 tuổi Michael Brown. Do vậy, chủ đề về việc sử dụng các loại vũ khí của cảnh sát trở thành điểm nóng trong các cuộc tranh luận công khai ở Mỹ. Điều này làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi khắp nước Mỹ, đặc biệt là đối với chương trình chuyển giao thiết bị quân sự của Lầu Năm Góc này.

Cảnh sát Mỹ bắn chết người da đen: Bạo lực bùng phát

(Kiến Thức) - Bạo lực bùng phát khi cảnh sát bắn đạn hơi cay, súng cao su vào nhóm người biểu tình tại nơi xảy ra án mạng của một thanh niên đa đen.

Cảnh sát Mỹ bắn chết người da đen: Bạo lực bùng phát
Theo đó, vào hồi tuần trước, ở ngoại ô St.Loius, Missouri, một nam thanh niên người da đen đã bị bắn chết trong một cuộc. Tiếp sau đó, vào ngày 11/8, một đám đông quá khích đã tụ tập ở cửa hàng tiện lợi (nơi người thanh niên kia thiệt mạng) và quay trở lại đó vào buổi tối cùng ngày. Để giải tán đám người, ngoài các bình xịt hơi cay, cảnh sát chống bạo động đã bắn đạn cao su vào họ.
Cảnh sát dùng đạn hơi cay để gián tán đám đông người biểu tình.
 Cảnh sát dùng đạn hơi cay để gián tán đám đông người biểu tình.
Vùng ngoại ô St.Louis trong tình trạng bất ổn ba ngày qua, bao gồm các buổi biểu tình cho tới các cuộc bạo động ban ngày và cướp phá vào ban đêm. Theo đó, nguyên nhân của việc này xuất phát từ cái chết của Michael Brown, nam thanh niên da đen bị giết hại vào ngày 9/8 sau một cuộc ẩu đả với cảnh sát vùng Ferguson.

Cảnh sát Mỹ vũ trang tận răng đối phó biểu tình Ferguson

(Kiến Thức) - Những cảnh sát chống bạo động Mỹ vũ trang tận răng khá chật vật để đối phó với đám đông biểu tình người biểu tình quá khích.

Cảnh sát Mỹ vũ trang tận răng đối phó biểu tình Ferguson
Cảnh sát bắt giữ một đối tượng quá khích trong một cuộc biểu tình chống lại vụ bắn chết thanh niên da màu Michael Brown ở Ferguson, tiểu bang Missouri, Mỹ diễn vào tối 18/8.
 Cảnh sát bắt giữ một đối tượng quá khích trong một cuộc biểu tình chống lại vụ bắn chết thanh niên da màu Michael Brown ở Ferguson, tiểu bang Missouri, Mỹ diễn vào tối 18/8.

15 bức ảnh “sốc nhất” trong lịch sử giải thưởng Pulitzer

(Kiến Thức) - Đây là những bức ảnh thực sự gây sốc đối với người xem bởi những sự thật "trần trụi" được chúng phơi bày.

15 bức ảnh “sốc nhất” trong lịch sử giải thưởng Pulitzer
Những binh lính Nhật Bản thiệt mạng nằm rải rác xung quanh một công sự bê tông ngầm ở đảo Tarawa, Thái Bình Dương ngayd 11/11/1943 trong thời Chiến tranh Thế giới 2. Một trận chiến đẫm máu xảy ra sau khi lực lượng Thủy quân Lục chiến tấn công hòn đảo do quân Nhật chiếm đóng. Bức ảnh được thực hiện bởi Frank Filan và giành giải Ảnh báo chí trong khuôn khổ giải thưởng Pulitzer danh giá hồi năm 1944.
Những binh lính Nhật Bản thiệt mạng nằm rải rác xung quanh một công sự bê tông ngầm ở đảo Tarawa, Thái Bình Dương ngayd 11/11/1943 trong thời Chiến tranh Thế giới 2. Một trận chiến đẫm máu xảy ra sau khi lực lượng Thủy quân Lục chiến tấn công hòn đảo do quân Nhật chiếm đóng. Bức ảnh được thực hiện bởi Frank Filan và giành giải Ảnh báo chí trong khuôn khổ giải thưởng Pulitzer danh giá hồi năm 1944. 

Tin mới