3 bộ phận cực độc trên cá, ngon đến mấy cũng không nên ăn

3 bộ phận cực độc trên cá, ngon đến mấy cũng không nên ăn

(Kiến Thức) - Cá rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chế biến cần đặc biệt chú ý loại bỏ 3 bộ phận cực độc, tránh ăn vào tiền mất tật mang.

Xem toàn bộ ảnh
Chuyên gia sức khỏe khuyên nên thường xuyên tiêu thụ cá bởi chúng giàu đạm, ít chất béo, giàu vitamin D, thiamine, riboflavin và khoáng chất. Đặc biệt, cá – nhất là các loài cá biển còn chứa nhiều axit béo omega – 3 có khả năng thúc đẩy sự phát triển và duy trì chức năng của tế bào thần kinh, bảo vệ tim mạch, não và võng mạc.
Chuyên gia sức khỏe khuyên nên thường xuyên tiêu thụ cá bởi chúng giàu đạm, ít chất béo, giàu vitamin D, thiamine, riboflavin và khoáng chất. Đặc biệt, cá – nhất là các loài cá biển còn chứa nhiều axit béo omega – 3 có khả năng thúc đẩy sự phát triển và duy trì chức năng của tế bào thần kinh, bảo vệ tim mạch, não và võng mạc.
Ngoài ra, thịt cá thơm ngon, mềm nên càng được lựa chọn nhiều. Dù tốt, khi chế biến bạn cần đặc biệt chú ý loại bỏ  3 bộ phận cực độc trên cá kẻo ăn nhiều khiến tiền mất tật mang.
Ngoài ra, thịt cá thơm ngon, mềm nên càng được lựa chọn nhiều. Dù tốt, khi chế biến bạn cần đặc biệt chú ý loại bỏ 3 bộ phận cực độc trên cá kẻo ăn nhiều khiến tiền mất tật mang.
Mật cá. Mật đắng nên rất ít người ăn. Dù vậy, lời đồn mật cá “thuốc đắng dã tật”, có thể cải thiện thị lực nên vẫn nhiều người dùng chúng. Thực tế, mật cá có chứa độc tố. Khi đi vào cơ thể, độc tố dễ dàng phá hủy các lysosome và ty thể tế bào, cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng. Từ đó, dẫn đến hoại tử tế bào gan, tế bào biểu mô ống lượn gần...
Mật cá. Mật đắng nên rất ít người ăn. Dù vậy, lời đồn mật cá “thuốc đắng dã tật”, có thể cải thiện thị lực nên vẫn nhiều người dùng chúng. Thực tế, mật cá có chứa độc tố. Khi đi vào cơ thể, độc tố dễ dàng phá hủy các lysosome và ty thể tế bào, cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng. Từ đó, dẫn đến hoại tử tế bào gan, tế bào biểu mô ống lượn gần...
Mật cá cũng là bộ phận chứa nhiều thành phần cực độc như axit mật, axit hydrocyanic. Những chất này còn độc hại hơn cả asen (thạch tín), dễ gây hại cho gan khi ăn, nuốt.
Mật cá cũng là bộ phận chứa nhiều thành phần cực độc như axit mật, axit hydrocyanic. Những chất này còn độc hại hơn cả asen (thạch tín), dễ gây hại cho gan khi ăn, nuốt.
Hơn nữa, khi nhiễm độc mật cá, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch toàn thân. Hậu quả dẫn tới tình trạng suy các cơ quan như tim, gan, thận. Đồng thời, độc tố mật cá có thể phá hủy hàng rào niêm mạc ruột, gây nhiễm trùng đường ruột.
Hơn nữa, khi nhiễm độc mật cá, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch toàn thân. Hậu quả dẫn tới tình trạng suy các cơ quan như tim, gan, thận. Đồng thời, độc tố mật cá có thể phá hủy hàng rào niêm mạc ruột, gây nhiễm trùng đường ruột.
Do vậy, khi mổ cá cần loại bỏ chúng trước khi chế biến. Nếu vô tình làm vỡ mật, phải rửa sạch rồi mới đem kho nấu.
Do vậy, khi mổ cá cần loại bỏ chúng trước khi chế biến. Nếu vô tình làm vỡ mật, phải rửa sạch rồi mới đem kho nấu.
Màng đen ở bụng cá. Lớp màng đen trong bụng thực sự là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Lớp màng đen được đánh giá là phần tanh, chứa nhiều đất nhất trên cơ thể cá. Không phải tất cả mật cá đều chứa độc song mật những loại cá phổ biến như cá diếc, chép, trắm cỏ đều có độc.
Màng đen ở bụng cá. Lớp màng đen trong bụng thực sự là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Lớp màng đen được đánh giá là phần tanh, chứa nhiều đất nhất trên cơ thể cá. Không phải tất cả mật cá đều chứa độc song mật những loại cá phổ biến như cá diếc, chép, trắm cỏ đều có độc.
Màng đen bụng cá cũng chứa nhiều histamine, lipid và lysozyme. Khi đi vào cơ thể, chúng dễ gây khó chịu. Thêm nữa, phần này ăn cũng không ngon nên tốt nhất nên loại bỏ.
Màng đen bụng cá cũng chứa nhiều histamine, lipid và lysozyme. Khi đi vào cơ thể, chúng dễ gây khó chịu. Thêm nữa, phần này ăn cũng không ngon nên tốt nhất nên loại bỏ.
Vây cá. Vây là bộ phận giúp cá bơi trong nước. Rất ít người ăn vây song nhiều chị em quên không loại bỏ khi chế biến.
Vây cá. Vây là bộ phận giúp cá bơi trong nước. Rất ít người ăn vây song nhiều chị em quên không loại bỏ khi chế biến.
Đáng tiếc, vây lại là nơi chứa nhiều vi sinh vật có hại như liên cầu, virus, vi khuẩn vibrio... Nó sẽ thực sự nguy hiểm cho các món sống như gỏi, nhúng lẩu.
Đáng tiếc, vây lại là nơi chứa nhiều vi sinh vật có hại như liên cầu, virus, vi khuẩn vibrio... Nó sẽ thực sự nguy hiểm cho các món sống như gỏi, nhúng lẩu.
Bên cạnh đó, chuyên gia sức khỏe cũng cảnh báo ngay cả thịt cá cũng tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe. Chẳng hạn, thịt cá mập, cá ngừ có thể chứa lượng thủy ngân cao. Tốt nhất, không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần. Ảnh: Internet.
Bên cạnh đó, chuyên gia sức khỏe cũng cảnh báo ngay cả thịt cá cũng tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe. Chẳng hạn, thịt cá mập, cá ngừ có thể chứa lượng thủy ngân cao. Tốt nhất, không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.

GALLERY MỚI NHẤT