3 chưởng pháp thượng thừa trong tiểu thuyết Kim Dung

Ngoài kiếm pháp ra thì chưởng pháp trong tiểu thuyết Kim Dung cũng có uy lực rất lớn.

3. Huyền Minh thần chưởng
Bộ chưởng pháp này vốn thuộc về Âm Dương lão tổ nhưng bị hai đồ đệ là Hạc Bút Ông và Lộc Trượng Khách (Huyền Minh nhị lão) lấy trộm. Huyền Minh thần chưởng sử dụng hàn khí và độc tố để sinh ra hàn độc, võ công này rất hại cho người luyện vì vậy cần phải có hai người cùng luyện mới không bị tẩu hỏa nhập ma. Người bị trúng Huyền Minh thần chưởng sẽ đau đớn, toàn thân buốt lạnh như băng, nếu không kịp thời dùng dương khí hóa giải thì sẽ hủy hoại lục phủ ngũ tạng mà chết.
3 chuong phap thuong thua trong tieu thuyet Kim Dung
Ảnh minh họa. 
2. Ám nhiên tiêu hồn chưởng
Trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, vì đau buồn phải chia lìa Tiểu Long Nữ, Dương Quá chán nản tuyệt vọng. Vì muốn phát tiết bực tức trong lòng nên tay chân đấm đá loạn xạ, sau đó phát ra một chưởng, nghiền nát đất đá xung quanh. Dương Quá bắt đầu suy ngẫm, sáng tạo ra một loạt các chiêu thức, từ đó Ám nhiên tiêu hồn chưởng ra đời. Bộ chưởng pháp này lấy nội công làm gốc, tương truyền chỉ có Dương Quá mới có thể sử dụng được.
3 chuong phap thuong thua trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
1. Hàng long thập bát chưởng
3 chuong phap thuong thua trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-3
Ảnh minh họa. 
Đây được xem như tuyệt thế võ công, xuất hiện trong hầu hết các tiểu thuyết của Kim Dung, có thể đối đầu với mọi loại võ công trong giang hồ. Bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, bang chủ Cái Bang nhờ đó mà tung hoành giang hồ, uy lực tùy theo người sử dụng. Những cao thủ có thể phát huy tối đa Hàng long thập bát chưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay, có thể kể đến như: Hồng Tứ Hải, Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh.

10 siêu phẩm kiếm hiệp để đời của nhà văn Kim Dung

(Kiến Thức) - Nhà văn Kim Dung không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn là tên tuổi lớn được người dân nhiều nước biết đến với những tiểu thuyết kiếm hiệp đã trở thành siêu phẩm như: Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp...

10 sieu pham kiem hiep de doi cua nha van Kim Dung
1. Tiếu Ngạo Giang Hồ được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Dung. Nội dung tác phẩm kể về cuộc đời Lệnh Hồ Xung - đại đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần.

Vì sao con trai của "đại hiệp" Kim Dung treo cổ tự vẫn?

Cái chết của cậu con trai cả đã trở thành vết thương không bao giờ lành trong lòng của "đại gia võ hiệp" lừng danh Kim Dung. 

Tháng 10 năm 1976, khi đang học tại Đại học Colombia, Mỹ, Tra Truyền Hiệp đã treo cổ tự vẫn tại ký túc xá của trường. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người đặt ra là, điều gì đã khiến một thanh niên mới 19 tuổi như Tra Truyền Hiệp chọn cái chết thê thảm như vậy?

Tin mới