3 loại thuốc kháng virus có hiệu quả với biến thể phụ BA.5

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện 3 loại thuốc kháng virus có thể sử dụng để điều trị một cách hiệu quả cho các bệnh nhân nhiễm phải biến thể phụ BA.5.

3 loai thuoc khang virus co hieu qua voi bien the phu BA.5

Remdesivir - loại thuốc kháng virus dùng để điều trị COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy 3 loại thuốc kháng virus mà nước này đã phê duyệt để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 có hiệu quả cao trong việc chống lại biến thể phụ BA.5 của Omicron, vốn đang lây lan mạnh trên khắp thế giới.

Các loại thuốc kháng virus này bao gồm remdesivir, molnupiravir và nirmatrelvir/ritonavir.

Để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Đại học Tokyo và Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) đã cho các tế bào nuôi cấy nhiễm biến chủng phụ BA.5 và sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau cho các tế bào này.

Sau đó, họ kiểm tra mức độ kiềm chế sự nhân bản của virus của mỗi loại thuốc. 

Kết quả là họ đã phát hiện 3 loại thuốc kháng virus trên có thể sử dụng để điều trị một cách hiệu quả cho các bệnh nhân nhiễm phải biến thể phụ BA.5.

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, 3 loại thuốc kháng virus này có hiệu quả bảo vệ chống lại biến thể phụ BA.5 cao hơn so với biến thể phụ BA.2.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện một số loại thuốc sử dụng kháng thể có hiệu quả điều trị đối với BA.5 thấp hơn so với các biến thể phụ trước đó.

Liên quan tới tình hình dịch COVID-19 ở Nhật Bản, ngày 20/7, nước này đã ghi nhận thêm 152.536 ca mắc mới. Đây là lần đầu tiên, số ca mắc mới ở Nhật Bản vượt 150.000 ca/ngày trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 7, chủ yếu do biến thể phụ BA.5 của Omicron gây ra.

Đáng chú ý, có hơn 20 trong tổng số 47 tỉnh, thành ở Nhật Bản ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục.

Người nhiễm biến chủng Omicron có triệu chứng gì khác với Delta?

Đến thời điểm hiện tại, biến chủng Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ nhưng được cho là có tốc độ lây lan nhanh hơn so với Delta.

Ngày 26/11, biến chủng Omicron được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là biến chủng Covid-19 đáng lo ngại trên toàn cầu và có mức độ nguy cơ rất cao. Mới đây, tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết Omicron hiện là biến chủng phổ biến nhất ở nước này khi nó chiếm gần 3/4, tương đương 73%, trong tổng số các trường hợp Covid-19 được báo cáo vào tuần trước.

Mặc dù có rất nhiều điều chúng ta vẫn chưa biết về Omicron, các nhà khoa học trên toàn thế giới đang chạy đua để giải mã loại biến chủng mới được cho là có tốc độ lây lan nhanh này. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện được vài điểm khác biệt của triệu chứng bệnh và tốc độ lây lan giữa biến chủng Omicron và Delta.

TP HCM: Khả năng biến chủng Omicron đang dần chiếm ưu thế

Kết quả tầm soát Omicron của Sở Y tế TP HCM từ ngày 10-2 đến 17-2 đã xác định được 70/92 mẫu bệnh phẩm dương tính với Omicron, chiếm tỉ lệ 76%.

Chiều 22-2, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết kết quả tầm soát Omicron của sở trên địa bàn TP HCM từ ngày 10-2 đến 17-2, thực hiện bởi Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM đã xác định được 70/92 mẫu bệnh phẩm dương tính với SARS-CoV-2 có kết quả dương tính với kỹ thuật PCR tầm soát Omicron, chiếm tỉ lệ 76%.

Tin mới