3 nỗi hổ thẹn cả đời của “Lão Phật gia” Từ Hi Thái hậu

3 nỗi hổ thẹn cả đời của “Lão Phật gia” Từ Hi Thái hậu

(Kiến Thức) - Từ Hi Thái hậu (1835-1908) được xưng tụng "Lão Phật gia" là nhân vật nổi tiếng nổi tiếng quyền lực của nhà Thanh khi nắm quyền cai trị trong gần 5 thập kỷ. Trong thời gian này, "Lão Phật gia" đã làm 3 việc đáng hổ thẹn và không bao giờ muốn nhắc đến.

Xem toàn bộ ảnh
Theo sử sách,  "Lão Phật gia" Từ Hi Thái hậu là một trong 3 phụ nữ được xem là quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc (cùng với Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã Hậu thời Hán).
Theo sử sách, "Lão Phật gia" Từ Hi Thái hậu là một trong 3 phụ nữ được xem là quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc (cùng với Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã Hậu thời Hán).
Từ Hi Thái hậu là phi tần của hoàng đế Thanh Văn Tông Hàm Phong và là mẹ của hoàng đế Đồng Trị. Bà nắm quyền cai trị nhà Thanh trong gần 5 thập kỷ. Dù là người phụ nữ quyền lực, có cuộc sống xa hoa nhưng "Lão Phật gia" Từ Hi Thái hậu đã làm 3 việc khiến bản thân cảm thấy hổ thẹn và không muốn ai nhắc đến. Kẻ nào nhắc tới sẽ bị chém đầu.
Từ Hi Thái hậu là phi tần của hoàng đế Thanh Văn Tông Hàm Phong và là mẹ của hoàng đế Đồng Trị. Bà nắm quyền cai trị nhà Thanh trong gần 5 thập kỷ. Dù là người phụ nữ quyền lực, có cuộc sống xa hoa nhưng "Lão Phật gia" Từ Hi Thái hậu đã làm 3 việc khiến bản thân cảm thấy hổ thẹn và không muốn ai nhắc đến. Kẻ nào nhắc tới sẽ bị chém đầu.
Đầu tiên là việc "Lão Phật gia" Từ Hi Thái hậu từng mặc trang phục của người Hán khi liên quân 8 cường quốc tấn công vào Bắc Kinh vào tháng 8/1900. Không chỉ ăn mặc như dân thường người Hán, Từ Hi Thái hậu còn cắt bỏ bộ móng tay dài quý giá của bản thân khi chạy trốn khỏi kinh thành đến Tây An.
Đầu tiên là việc "Lão Phật gia" Từ Hi Thái hậu từng mặc trang phục của người Hán khi liên quân 8 cường quốc tấn công vào Bắc Kinh vào tháng 8/1900. Không chỉ ăn mặc như dân thường người Hán, Từ Hi Thái hậu còn cắt bỏ bộ móng tay dài quý giá của bản thân khi chạy trốn khỏi kinh thành đến Tây An.
Trên đường tháo chạy, Từ Hi Thái hậu phải ăn những thứ được người hầu xin của dân chúng ven đường. Vốn xuất thân cao quý, mỗi bữa ăn đều là những món sơn hào hải vị nên việc Từ Hi Thái hậu ăn đồ ăn của dân chúng như khoai lang, gạo nếp được bà coi là hành động xấu hổ.
Trên đường tháo chạy, Từ Hi Thái hậu phải ăn những thứ được người hầu xin của dân chúng ven đường. Vốn xuất thân cao quý, mỗi bữa ăn đều là những món sơn hào hải vị nên việc Từ Hi Thái hậu ăn đồ ăn của dân chúng như khoai lang, gạo nếp được bà coi là hành động xấu hổ.
Việc làm thứ hai khiến Từ Hi Thái hậu hổ thẹn đến lúc chết là bà sử dụng những nhà vệ sinh trên đường. Trước khi tháo chạy khỏi kinh thành vì liên quân 8 nước tiến đánh Bắc Kinh, "Lão Phật gia" rất chú trọng đến nhà vệ sinh. Bà luôn bắt người hầu luôn phải lau dọn sạch sẽ và sử dụng hương liệu, quả khô để xua tan mùi khó chịu.
Việc làm thứ hai khiến Từ Hi Thái hậu hổ thẹn đến lúc chết là bà sử dụng những nhà vệ sinh trên đường. Trước khi tháo chạy khỏi kinh thành vì liên quân 8 nước tiến đánh Bắc Kinh, "Lão Phật gia" rất chú trọng đến nhà vệ sinh. Bà luôn bắt người hầu luôn phải lau dọn sạch sẽ và sử dụng hương liệu, quả khô để xua tan mùi khó chịu.
Do vội vã rời khỏi kinh thành nên người hầu không kịp chuẩn bị. Do vậy, Từ Hi Thái hậu buộc phải sử dụng những nhà vệ sinh ven đường và bị ám ảnh bởi sự không sạch sẽ, ruồi muỗi.
Do vội vã rời khỏi kinh thành nên người hầu không kịp chuẩn bị. Do vậy, Từ Hi Thái hậu buộc phải sử dụng những nhà vệ sinh ven đường và bị ám ảnh bởi sự không sạch sẽ, ruồi muỗi.
Khi trở lại cuộc sống quyền quý, Từ Hi Thái hậu tuyệt nhiên cấm mọi người nhắc lại chuyện trên vì cảm thấy hổ thẹn và làm xấu đi hình ảnh cao quý của bản thân.
Khi trở lại cuộc sống quyền quý, Từ Hi Thái hậu tuyệt nhiên cấm mọi người nhắc lại chuyện trên vì cảm thấy hổ thẹn và làm xấu đi hình ảnh cao quý của bản thân.
Điều cuối cùng khiến Từ Hi Thái hậu hổ thẹn, không bao giờ muốn nhắc lại là việc xây dựng lăng mộ cho mình. Theo sử sách, ngay từ khi còn sớm, "Lão Phật gia" sai người chuẩn bị nơi an nghỉ cho bà tại Định Đông Lăng.
Điều cuối cùng khiến Từ Hi Thái hậu hổ thẹn, không bao giờ muốn nhắc lại là việc xây dựng lăng mộ cho mình. Theo sử sách, ngay từ khi còn sớm, "Lão Phật gia" sai người chuẩn bị nơi an nghỉ cho bà tại Định Đông Lăng.
Trong số này có việc Từ Hi Thái hậu ra lệnh cho các công nhân thay đổi hòn đá được đặt trước thềm chính điện. Nguyên do là trên hòn đá đó có khắc hình một con thạch sùng.
Trong số này có việc Từ Hi Thái hậu ra lệnh cho các công nhân thay đổi hòn đá được đặt trước thềm chính điện. Nguyên do là trên hòn đá đó có khắc hình một con thạch sùng.
Theo các chuyên gia, tên gọi cũ của thạch sùng thời phong kiến có nghĩa là "thủ cung" (bột thủ cung được dùng để kiểm nghiệm tiết hạnh của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến). Nhiều người cho rằng, Từ Hi Thái hậu có tật giật mình nên mới ra lệnh như vậy.
Theo các chuyên gia, tên gọi cũ của thạch sùng thời phong kiến có nghĩa là "thủ cung" (bột thủ cung được dùng để kiểm nghiệm tiết hạnh của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến). Nhiều người cho rằng, Từ Hi Thái hậu có tật giật mình nên mới ra lệnh như vậy.
Video: Bí ẩn lãnh cung đầy oán khí trong Tử Cấm Thành (nguồn: Vietnamnet)

GALLERY MỚI NHẤT