3 nữ tướng trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc gồm những ai?

Dù không phải số nhiều nhưng 3 nhân vật này đều rất đặc biệt, lập không ít chiến công cho Lương Sơn Bạc và được người đời sau ca tụng.

3 nữ tướng trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc gồm những ai?
Thủy hử hay Thủy hử, nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Trong số 108 vị anh hùng này, mỗi người một cốt cách, cá tính riêng biệt, nhưng trong số một rừng hào kiệt trượng phu ấy, có 3 người là phụ nữ, dù không phải số nhiều nhưng đều là nhân vật rất đặc biệt.
1. Cố Đại Tẩu
Cố Đại Tẩu, ngoại hiệu Mẫu Đại Trùng, là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết văn học cổ điển Trung Hoa Thủy Hử. Cố Đại Tẩu xếp thứ 101 trong 108 vị đầu lĩnh Lương Sơn Bạc và xếp thứ 65 trong 72 vị sao Địa Sát, được sao Địa Âm Tinh chiếu mệnh.
3 nu tuong trong 108 anh hung Luong Son Bac gom nhung ai?
 Cố Đại Tẩu là 1 trong 108 vị anh hùng Lương Sơn.
Được biết đến là chị họ của hai anh em Giải Trân, Giải Bảo và là vợ của Tôn Tân, em trai Tôn Lập, Thủy Hử mô tả Cố Đại Tẩu là người giỏi võ nghệ, nóng tính, có thể đấu cùng 20 đến 30 người một lúc mà không ai có thể lại được gần mình. Vợ chồng Cố Đại Tẩu lập tửu điếm chứa cờ bạc và bán thịt trâu bò tại ngoại thành cửa đông thành Đăng Châu, nơi anh trai Tôn Tân là Tôn Lập giữ chức Đề Hạt cai quản binh mã Đăng Châu.
Việc tham gia vào vụ giải cứu hai anh em họ Giải khỏi ngục Đăng Châu là nguyên nhân Cố Đại Tẩu đã cùng những người tham gia giải cứu quyết định gia nhập Lương Sơn Bạc.
Và vị nữ tính này một trong số ít các đầu lĩnh Lương Sơn Bạc sống sót trở về từ chiến dịch bình Phương Lạp, đồng thời Cố Đại Tẩu là nữ tướng duy nhất trong 3 nữ tướng Lương Sơn Bạc (Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương, Hộ Tam Nương) sống sót trở về. May mắn hơn là cả chồng Cố Đại Tẩu là Tôn Tân và anh chồng là Tôn Lập cũng sống sót trở về. Sau chiến dịch bình Phương Lạp, Cố Đại Tẩu được triều đình nhà Tống phong tặng tước Đông Nguyên Huyện Quân và cả ba người Cố Đại Tẩu, Tôn Tân, Tôn Lập đều quay về Đông Châu và sống suốt quãng đời còn lại tại đây.
2. Hỗ Tam Nương
Hỗ Tam Nương biệt hiệu là Nhất Trượng Thanh - Cô Một Trượng, được sao Địa Tuệ Tinh chiếu mạng. Khi Tống Giang đánh Chúc gia trang, Hổ gia trang sai Hỗ Tam Nương đi cứu, Hỗ Tam Nương đã đánh nhiều dũng tướng của Lương Sơn Bạc, sau đó bị Báo tử Đầu Lâm Xung bắt sống.
3 nu tuong trong 108 anh hung Luong Son Bac gom nhung ai?-Hinh-2
Hỗ Tam Nương. 
Do Tống Giang đã hứa với Vương Anh là sẽ tìm một phu nhân cho y, nên đã gả Hổ Tam Nương cho Vương Anh. Hỗ Tam Nương được coi là Lương Sơn đệ nhất mỹ nhân.
Trong trận đánh Phương Lạp, Vương Anh và Hỗ Tam Nương đều bị Trịnh Bưu giết chết.
3. Tôn Nhị Nương
Tôn Nhị Nương tên hiệu Mẫu dạ xoa, là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Bà là một trong 72 Địa Sát Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Tác phẩm mô tả Tôn Nhị Nương là một phụ nữ sắc sảo. Tôn tinh thông võ thuật, chân tay khoẻ mạnh. Bà thường ăn mặc diêm dúa, sử dụng đồ trang sức.
3 nu tuong trong 108 anh hung Luong Son Bac gom nhung ai?-Hinh-3
 Tôn Nhị Nương minh họa trên phim.
Cha của Tôn Nhị Nương một lần đi qua đồi Thập Tự, gặp Trương Thanh chặn lại cướp. Ông đánh bại được Trương Thanh, thấy anh ta nhanh nhẹn nên đem về dạy võ nghệ, rồi gả con gái cho.
Sau đó, hai vợ chồng mở quán rượu ở đồi Thập Tự. Gặp các khách thương qua đường bất cẩn, họ đánh thuốc mê, cướp tài sản, xả thịt để bán như thịt trâu bò, nhồi thịt vào bánh bao. Tôn Nhị Nương trông quán chủ yếu còn Trương Thanh đi loanh quanh kiếm củi, nghe ngóng tin tức.
Khi gặp Võ Tòng, họ đã kết làm huynh đệ và cùng lên Nhị Long Sơn cùng Lỗ Trí Thâm để tụ nghĩa tại đó.
Sau này, khi đại quân Lương Sơn Bạc đến cứu giúp Tam Sơn (Đào Hoa Sơn, Bạch Hổ Sơn, Nhị Long Sơn) thì họ đã cùng đầu quân về với Lương Sơn Bạc.
Trong Thủy Hử 2011, Tôn Nhị Nương cùng chồng đổ thuốc mê vào một cái giếng cạnh một ngôi nhà hoang trên đường Phương Lạp chạy trốn. Tay chân của Phương Lạp bị mê man hết nhưng y giả vờ bị trúng thuốc mê. Thừa lúc hai vợ chồng Nhị Nương đến gần đã rút dao đâm chết cả hai.

Thật, giả việc Võ Tòng tay không đánh hổ

Thật, giả việc Võ Tòng tay không đánh hổ
Câu chuyện Võ Tòng đánh hổ được kể lại trong bộ tiểu thuyết Thủy Hử nổi tiếng của tác giả Thi Nại Am. Trong tiểu thuyết này, Võ Tòng vốn là người huyện Thanh Hà, Sơn Đông, là con thứ hai trong gia đình, do vậy còn được gọi là Võ Nhị. Cha mẹ mất sớm, Võ Tòng được người anh cả là Võ Trực (còn gọi là Võ Đại Lang) một tay nuôi nấng thành người. 

7 tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc

(Kiến Thức) - Những tiểu thuyết này được đánh giá là những viên ngọc châu vô cùng quý giá trong kho tàng văn học Trung Hoa.

7 tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc
1. Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung: Cuốn tiểu thuyết là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc (bao gồm: Tam Quốc Diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng). Các câu chuyện trong kiệt tác được tác gia lãng mạn và bi kịch hóa về cuộc đời các vua chúa và tùy tùng trong các tập đoàn phong kiến, bao gồm: Ngụy, (Tào Tháo), Thục, (Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền).
1. Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung: Cuốn tiểu thuyết là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc (bao gồm: Tam Quốc Diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng). Các câu chuyện trong kiệt tác được tác gia lãng mạn và bi kịch hóa về cuộc đời các vua chúa và tùy tùng trong các tập đoàn phong kiến, bao gồm: Ngụy, (Tào Tháo), Thục, (Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền).

Tiết lộ sở thích lạ lùng của Từ Hy thái hậu

Từ thái giám tới cung nữ đều biết Từ Hy thích xem kịch. Nhưng thói quen xem "dâm hý" thì bà giấu kỹ, chỉ tiết lộ với những hầu cận sủng ái. 
 
 

Tiết lộ sở thích lạ lùng của Từ Hy thái hậu
Từ Hy thái hậu có biệt danh là một trong tam đại nữ của Trung Quốc, kinh nghiệm tình trường và những giai thoại về cuộc đời bà luôn đầy màu sắc. Khi còn trẻ là một thiếu nữ Mãn Châu sở hữu vẻ đẹp thanh tú, lại thêm trí tuệ thông minh hơn người.
Do Từ An hoàng hậu không có con trai nên con trai của Từ Hy đã được kế vị. Đây chính là điều kiện quan trọng để bà có thể buông rèm nhiếp chính. Được hưởng phú quý từ con, Từ Hy thái hậu đã hô mưa gọi gió làm điên đảo cả Tử Cấm Thành.

Tin mới