3 thách thức dành cho Tập Cận Bình năm 2014

(Kiến Thức) - Thực hiện chiến dịch cải cách kinh tế, duy trì chiến dịch chống tham nhũng và tránh một cuộc xung đột với Nhật Bản là ba thách thức với Chủ tịch Tập Cận Bình.

3 thách thức dành cho Tập Cận Bình năm 2014
Năm 2013 được coi là khoảng thời gian để Chủ tịch Tập xây dựng chương trình nghị sự nhằm củng cố quyền lực. Tuy nhiên, giới quan sát nhìn nhận, 2014 sẽ là một năm hứa hẹn đầy trông gai được thể hiện rõ nét thông qua ba thử thách chính, mà ông Tập cần vượt qua.
Việc thực hiện gói cải cách kinh tế sẽ là khó khăn đầu tiên trong năm 2014 đối với nhà cầm quyền họ Tập. Theo quan điểm của các chuyên gia phân tích, gói cải cách này làm dấy lên một sự phấn khích, song cũng thể hiện thái độ hoài nghi của các quan chức Trung Quốc kể từ sau khi nó được công bố lần đầu giữa tháng 10/2013.
Chủ tịch Tập Cập Bình sẽ giải quyết ba vấn đề lớn trên ra sao để chứng minh vị thế của mình?
Chủ tịch Tập Cập Bình sẽ giải quyết ba vấn đề lớn trên ra sao để chứng minh vị thế của mình?
Những người lạc quan cho rằng, các mục tiêu đầy tham vọng của các gói cải cách sẽ là bằng chứng thiết thực thể hiện rõ cam kết của ông Tập trong vấn đề cải cách thể chế nền kinh tế. Trong khi đó, các nhà phê bình lại bày tỏ những điểm thiếu sót và không rõ ràng làm cơ sở cho sự thận trọng của họ.
Thứ nhất, ngay từ những ngày đầu năm 2014 này, Chủ tịch Tập sẽ phải thực thi một số chính sách cải cách hành chính, điển hình cải cách ruộng đất, cấp giấy phép hoạt động cho các ngân hàng tư nhân, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách dỡ bỏ rào cản thông thương, tự do hóa lãi suất và tỷ giá ngoại tệ, cũng như mở rộng quyền cư trú cho các lao động nhập cư ở các thành phố.
Thứ hai, đó là việc duy trì chiến dịch chống tham nhũng. Theo đó, việc huy động đông đảo tầng lớp trong dân chúng đóng tham gia hỗ trợ thực hiện các kế hoạch cải cách góp phần không nhỏ giúp ông Tập thực hiện các mục tiêu trong cuộc chiến chống tham nhũng, vốn là một nạn “nhức nhối” tồn tại từ lâu trong đội ngũ lãnh đạo đảng và nhà nước. Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ khó thực thi bởi chiến dịch chủ yếu nhắm tới số lượng lớn các quan chức này sẽ báo hiệu một khả năng dẫn đến sự tha hóa, bất mãn và phân chia bè phái giữa các tầng lớp cầm quyền.
Thứ ba là tìm mọi cách để tránh một cuộc xung đột không cần thiết với Nhật Bản. Theo đó, tuyên bố đơn phương của Bắc Kinh về việc lập ra Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) cùng chuyến thăm tới ngôi đền chiến tranh Yakusuni của Thủ tướng Shinzo Abe là hai “ngòi nổ” cho một xung đột tiềm tàng khiến mối quan hệ hai nước vốn ở mưc thấp nhất trong vòng 40 năm qua, tiếp tục xấu đi.
Ông Tập cùng các đồng sự không nên mù quáng tin vào niềm tin ảo tưởng rằng, cuộc xung đột với Nhật Bản sẽ thúc đẩy vị thể của họ trong lòng công chúng.

Tập Cập Bình: Dường như “hổ đang mọc... thêm cánh“?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Tập Cập Bình dần trở thành một trong những nhà lãnh đạo TQ có quyền lực nhất, sau cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình.

Tập Cập Bình: Dường như “hổ đang mọc... thêm cánh“?
Mặc dù, tên tuổi của ông Tập Cận Bình vẫn chưa thể sánh ngang với hai người tiền nhiệm là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, song dư luận quốc tế vẫn hết sức quan tâm tới từng “đường đi nước bước” của ông.
Một trong những sự kiện gần đây ở Trung Quốc thu hút dư luận trong và ngoài nước chính là Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, nơi ghi đậm dấu ấn của ông Tập thông qua các cải cách đáng chú ý.

Tập Cập Bình - Gorbachev Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Với các cải cách mang đậm dấu ấn của mình gần đây, liệu ông Tập Cập Bình đã có đủ khả năng của một nhà cải cách giống như Mikhail Gorbachev?

Tập Cập Bình - Gorbachev Trung Quốc?

Trước tiên, chúng ta cần nhắc tới các cải cách ghi đậm dấu ấn của ông Tập (trong Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 18), như xóa bỏ “trại lao cải”, nới lỏng chính sách một con và các chế độ dành cho các người nhập cư ở thành phố, tăng quyền "sở hữu" ruộng đất cho nông dân, và mở ra thêm nhiều vùng kinh tế mới đóng vai trò quyết định đối với thị trường. Đồng thời, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc cũng tăng cường sự kiểm soát của Đảng, giữ vững tính chính thống trong tư tưởng và kiểm soát các hoạt động của các blogger.

Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về vị thế của Trung Quốc trong thập kỉ tiếp theo, chúng ta hãy tạm thời bỏ qua lăng kính của người phương Tây mà hãy nhìn nhận các chiến lược của ông Tập trên quan điểm của một nguyên thủ. Đó là cơ hội may mắn có được khi các thành viên của Ủy ban Hữu nghị thế kỷ 21 gặp gỡ Chủ tịch Tập Cập Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và các nhân vật chính trị khác ở Bắc Kinh ngay trước khi Hội nghị lần thứ 3 của BCH TW Đảng diễn ra.

Trung Quốc là mối nguy thứ ba đối với Mỹ?

(Kiến Thức) - Cuộc thăm dò ý kiến do trang Defense News công bố, Trung Quốc hiện là mối nguy thứ ba đối với nước Mỹ.

Trung Quốc là mối nguy thứ ba đối với Mỹ?
Theo đó, cuộc trưng cầu ý kiến này được thực hiện với sự tham gia của 352 người, bao gồm các tướng lĩnh quân đội Mỹ, thành viên quốc hội và giám đốc các công ty quốc phòng và cả tư vấn viên làm việc trong lĩnh vực này.
Kết quả điều tra cho thấy, có tới 45,1% số người được hỏi đều nhận thấy, tấn công mạng là mối nguy hiểm lớn nhất đối với đất nước cờ hoa. Nhận thấy rằng mối hiểm nguy tiềm tàng mà tấn công mạng có thể gây ra cho Mỹ, hồi năm 2010, Lầu Năm Góc ra quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Không gian mạng dưới sự điều hành của Giám đốc NSA là Tướng Keith Alexander.

Tin mới