Theo các chuyên gia, những người có dạ dày tốt thường có 3 điểm chung, nếu bạn có một điểm thì xin chúc mừng, dạ dày của bạn vẫn rất tốt.
Kiều Dụ (Theo SH)
Dạ dày là cơ quan quan trọng để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể con người. Thức ăn chúng ta ăn hàng ngày ban đầu được tiêu hóa qua dạ dày, cuối cùng đi vào đường ruột để hấp thụ chất dinh dưỡng và calo. Chức năng của dạ dày phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là thói quen ăn uống.
Theo các chuyên gia, những người có dạ dày tốt thường có 3 điểm chung, nếu bạn có một điểm thì xin chúc mừng, dạ dày của bạn vẫn rất tốt.
Ảnh minh họa.
Thứ nhất: Chỉ ăn no 70 - 80%
Trong cuộc sống, nhiều người khi nhìn thấy món mình thích sẽ liều lĩnh ăn cho đến no bụng, đây thực chất là một thói quen ăn uống không tốt.
Bạn phải biết rằng khả năng chịu đựng của dạ dày là có hạn, no quá dễ dàng khiến bài tiết axit dạ dày, dịch tụy, mật và các loại dịch tiêu hóa khác tăng lên. Khi dạ dày vượt quá khả năng bài tiết sẽ dễ dẫn đến rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, tốt nhất khi ăn chỉ nên ăn no 70 - 80% để đảm bảo chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Thứ hai: Ăn chậm
Từ nhỏ đến lớn chúng ta đều nghe cha mẹ nói phải nhai chậm khi ăn, quả thực người có thói quen này nói chung không bị đau dạ dày.
Sau khi thức ăn được nhai kỹ trong miệng rồi đi vào dạ dày, gánh nặng cho dạ dày sẽ giảm đi rất nhiều. Đó là do khi thức ăn vào dạ dày, khoảng 15 phút sau sẽ gửi tín hiệu "no" lên não, nếu ăn quá nhanh, đến lúc não nhận được tín hiệu thì có thể chúng ta đã thừa mứa thức ăn rồi. Vì vậy, khi ăn chúng ta phải tập thói quen nhai nuốt chậm, đây cũng là một trong những cách dưỡng dạ dày.
Ảnh minh họa.
Thứ ba: Không xao nhãng khi ăn
Nhiều người thích xem điện thoại di động và xem TV trong khi ăn, đây là một thói quen ăn uống rất xấu. Khi ăn chúng ta nên tập trung, vì não bộ chi phối mọi thứ, chế độ điều khiển sự bài tiết của các tuyến tiêu hóa cũng quyết định cảm giác thèm ăn, nếu vừa ăn vừa xem điện thoại, vừa ăn vừa xem tivi sẽ khiến não mất tập trung, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Tình trạng này kéo dài có thể gây chán ăn, thậm chí khó tiêu mãn tính. Vì vậy, khi ăn nên tập trung ăn uống, không được phân tâm, không có lợi cho tiêu hóa.
Hiện nay, nhiều người vì công việc bận rộn thường bỏ bữa, đợi đến khi đói mới ăn, lúc ăn lại ăn quá nhiêu, thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Thường xuyên ăn quá no dễ dẫn đến rối loạn khí huyết, phần lớn những người có thói quen ăn quá nhiều đều mắc bệnh dạ dày. Nếu để đói lâu và ăn nhiều sẽ dễ gây khó tiêu. Vì vậy, việc hình thành thói quen ăn uống tốt, đảm bảo đủ ba bữa, ăn vừa phải là vô cùng quan trọng.
Mời độc giả xem thêm video: Phẫu thuật lấy búi tóc nặng gần 1kg trong dạ dày bệnh nhi 11 tuổi (Nguồn video: THĐT)
Kinh ngạc hai cách đơn giản giúp tránh xa ung thư dạ dày
Chú ý tầm soát ung thư sớm và thực hiện theo 2 cách đơn giản này, bạn sẽ tránh được hiểm họa ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là căn bệnh nổi cộm trong các bệnh ung thư. Trong số các bệnh ung thư thì nó có tỷ lệ mắc và tử vong cao, không khó để bắt gặp những bệnh nhân ung thư dạ dày xung quanh mọi người, nguy cơ mắc ung thư dạ dày cũng luôn gây ra sự ám ảnh.
Cụ bà suốt 65 năm duy trì thói quen ăn chay vào ngày rằm và mùng 1 nhưng thường chọn các món ngâm muối mặn như dưa muối để ăn kèm cháo, cơm. Cuối cùng được chẩn đoán ung thư dạ dày.
Ăn mặn, đậm vị là sở thích của nhiều người. Có những người nếu trên bàn ăn thiếu một bát mắm chấm hay một bát dưa muối mặn thì sẽ cảm thấy rất khó ăn cơm. Tuy nhiên, thói quen ăn mặn này rất có hại.
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật Zhang Zhenrong - Giám đốc Trung tâm Nội soi Bệnh viện Trực thuộc Đại học Y Đài Bắc, Đài Loan, gần đây đã chia sẻ trên chương trình y tế "The Doctor Is Hot" về cụ bà 80 tuổi cứ đến mùng 1 và ngày rằm tháng giêng, bà đều ăn chay, thói quen này đã duy trì suốt 65 năm.
Thực phẩm nhất định phải ăn để ung thư dạ dày tránh xa
Những người có chế độ ăn nhiều muối, chất béo bão hòa, ít trái cây và rau quả có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao. Dưới đây là những thực phẩm làm giảm nguy cơ mắc bệnh này.
Ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến hiện nay bởi lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học. Bệnh dễ di căn và gây tử vong cao vì triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất mơ hồ và không đặc hiệu.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là do sự thay đổi di truyền trong ADN của các tế bào dạ dày bởi một loại vi khuẩn phổ biến có tên là Helicobacter pylori, còn được gọi là H. pylori, gây viêm và loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm dạ dày, nhiễm virus Epstein-Barr, hoặc tiền sử loét dạ dày hoặc polyp dạ dày.