3 thói quen khi nấu ăn khiến ung thư phổi rình rập cả nhà

Nếu như các bà nội trợ có 3 thói quen xấu này khi nấu ăn, chắc chắn sẽ khiến phổi bị tổn thương, dễ dàng mắc ung thư phổi.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Căn bệnh ung thư phổi quái ác ở chỗ, các triệu chứng có thể bao gồm ho, tức ngực hoặc đau, giảm cân, và ít phổ biến hơn là ho ra máu, tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có bệnh di căn mà không thấy bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào.
Chẩn đoán thường được thực hiện bằng chụp X quang ngực hoặc CT và chẩn đoán xác định bằng sinh thiết. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị, hoặc kết hợp. Trong vài thập kỷ qua, tiên lượng bệnh nhân ung thư phổi là rất thấp, chỉ có 15% bệnh nhân sống sót > 5 năm kể từ khi chẩn đoán.
Mới đây, chuyên gia sức khoẻ Đàm Đôn Từ, người Đài Loan, đã chia sẻ về căn bệnh này trong một chương trình truyền hình, gây được sự chú ý lớn. Theo chuyên gia Đàm, nếu như các bà nội trợ có 3 thói quen xấu này khi nấu ăn, chắc chắn sẽ khiến phổi bị tổn thương, dễ dàng mắc ung thư phổi.
3 thoi quen khi nau an khien ung thu phoi rinh rap ca nha
Ảnh minh họa.
Thói quen xấu thứ nhất là để dầu bốc khói rồi mới nấu nướng. Nhiều người khi nấu ăn có thói quen cho dầu vào nồi và chờ đến khi dầu sôi, thậm chí bốc khói lên mới thả thức ăn vào xào nấu.
Bạn có biết rằng, khi dầu ăn đạt đến nhiệt độ sôi, sau thời gian nhất định tính bằng phút sẽ sản sinh ra chất aldehyde độc hại, gây ung thư. Không chỉ làm gia tăng nguy cơ ung thư, chúng còn phá hủy giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Thói quen xấu thứ hai là không chịu rửa lại nồi khi liên tiếp nấu các món sau. Vì lười hoặc tiện mà nhiều người không rửa nồi sau khi chế biến một món, thậm chí dùng dầu mỡ đã chiên qua món này, để nấu món khác.
3 thoi quen khi nau an khien ung thu phoi rinh rap ca nha-Hinh-2
Ảnh minh họa.  
Thực tế, thực phẩm bị cháy và cacbon hóa có thể gây ung thư, thậm chí nếu không bị cháy nhưng dầu đun nhiều lần cũng có nguy cơ gây ung thư. Cụ thể, dư lượng dầu mỡ đã được làm nóng một lần, sau đó được làm nóng trở lại sẽ sinh ra các chất độc hại như benzopyrene, chất ôxy hóa, peroxide ... có thể gây ra ung thư.
Thêm vào đó, dầu mỡ qua một lần chế biến đã bị oxy hóa, các vitamin cần thiết trong chúng đã bị phá hủy, không còn giá trị dinh dưỡng.
Thói quen xấu thứ ba là tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn xong. Theo chuyên gia Đàm, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng Đại học Quốc gia Đài Loan đã phát hiện ra rằng bụi mịn PM2.5 trong nhà vẫn còn cao khi tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn, điều này sẽ làm giảm hiệu quả hút mùi và hút bụi, khói, khiến không khí trong nhà ô nhiễm, dễ gây ra các tổn thương cho phổi.
3 thoi quen khi nau an khien ung thu phoi rinh rap ca nha-Hinh-3
Ảnh minh họa.  
Với những người dùng bếp gas, khí Carbon monoxide (CO) có thể được sản sinh, khiến bạn đau đầu, hoa mắt. Vì thế, sau khi nấu ăn xong, bạn cần để hút mùi chạy thêm vài phút để hút sạch không khí.

6 dấu hiệu tưởng như cảm vặt nhưng lại ngầm cảnh báo ung thư phổi

Đa phần bệnh nhân ung thư phổi đều phát hiện ở giai đoạn muộn bởi dấu hiệu ban đầu thường rất dễ nhầm lẫn với cảm vặt.

Xã hội càng phát triển thì đời sống chúng ta càng được cải thiện. Thế nhưng kéo theo đó là rất nhiều căn bệnh nguy hiểm xuất hiện và ung thư phổi là một trong số đó. Theo thống kê, tại Việt Nam thì ung thư phổi đứng hàng đầu trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới.

Dù nguy hiểm là thế nhưng hầu hết bệnh nhân ung thư phổi đều chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối, khi khối u đã di căn trong người. Đa phần là bởi các dấu hiệu ban đầu đều rất giống bệnh vặt, đặc biệt là cảm lạnh. Chính vì vậy một khi cảm thấy sức khỏe đang bất thường như 6 dấu hiệu sau, hãy đến bệnh viện khám sớm kẻo gặp nguy:

Chồng làm điều này mỗi ngày, vợ ung thư phổi cực nhanh

Tuy không hút thuốc trực tiếp nhưng cô Dương lại hít phải khói thuốc của chồng liên tục, dẫn đến hút thuốc thụ động, kết quả cũng bị ung thư.

Mới đây, cô Dương, một phụ nữ ở Hà Nam, Trung Quốc, phát hiện bản thân bị ung thư phổi khi khám sức khỏe định kỳ.
Tuy nhiên, khi hỏi về chế độ ăn uống, sinh hoạt, bác sĩ lại cảm thấy vô cùng khó hiểu vì nữ bệnh nhân này sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh, không làm trong môi trường độc hại, không có lý do gì khiến cô có thể bị ung thư phổi.

Tin mới