3 thực phẩm mọc mầm tốt cho sức khỏe, càng ăn càng sống thọ

Những thực phẩm dưới đây nếu mọc mần sẽ làm tăng thành phần dinh dưỡng thêm tốt cho sức khỏe. Nhưng có 1 loại bạn không nên ăn kẻo dễ ngộ độc.

3 thực phẩm mọc mầm tốt như thần dược

Đậu tương: Đậu tương là một thực phẩm giàu dinh dưỡng không còn quá xa lạ với các chị em nội trợ. Đậu tương khi bình thường chứa nhiều vittamin khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng khi đậu tương nảy mầm, những chất độc trong đậu sẽ hoàn toàn bị phân giải và hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đến gấp 2 lần so với bình thường. Chính vì vậy, khi đậu tương nảy mầm được dùng phổ biến trong chế biến sữa đậu nành, thức ăn, đồ uống dinh dưỡng cho gia đình

Củ tỏi: Hiện nay vẫn còn nhiều người nghĩ rằng tỏi nảy mầm là không tốt cho sức khỏe. Nhưng trên thực tế hoàn toàn ngược lại. Khi củ tỏi mọc mầm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với bình thường, ngoài ra còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng như vitamin A, C, chất xơ,... Hỗ trợ cho hoạt động chức năng của cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa và chống ung thư hiệu quả.

3 thuc pham moc mam tot cho suc khoe, cang an cang song tho

Đậu hà lan: Trong thành phần dinh dưỡng của đậu hà lan chứa rất nhiều dưỡng chất và đặc biệt là lúc chúng nảy mầm. Đậu hà lan nảy mầm không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch và tăng sức đề kháng. Theo nghiên cứu khoa học, Mầm đậu Hà Lan có chứa hàm lượng carotene lên tới 2700mg/ 100gr. Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng carotene là 100mg/100gr.

Củ khoai tây tuyệt đối không nên ăn

Khoai tây có lẽ là loại thực phẩm quen thuộc trong hầu hết các gia đình. Khoai tây nấu được đa dạng nhiều món ăn, từ xào, luộc đến nấu canh…

Củ khoai tây tươi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, khoai tây cũng nằm trong danh sách nhóm thực phẩm có chất độc, do chúng có chứa solanin. Bình thường, hàm lượng solanin trong khoai tây rất thấp, không đủ để gây nguy hiểm. Tuy nhiên khi củ khoai tây đã mọc mầm, chất solanin tăng đột biến và kể cả có chế biến với nhiệt độ cao cũng không thể loại bỏ được.

3 thuc pham moc mam tot cho suc khoe, cang an cang song tho-Hinh-2

Khi củ khoai tây đã mọc mầm, phần biểu bì màu xanh trên có là nơi có chứa nhiều solanin nhất. Chỉ cần ăn khoảng 50g khoai tây, tương đương với 200mg solanin là cơ thể sẽ có phản ứng ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, mầm từ củ khoai tây lúc này cũng chứa một loại chất độc là alkaloid. Chúng khiến cơ thể con người nóng, ngứa dạng bỏng rát, nặng hơn là nôn mửa và tiêu chảy. Với những người có thể trạng yếu thậm chí còn bị hôn mê và có nguy cơ gây tử vong rất nguy hiểm.

6 loại thực phẩm giàu protein nên ăn để hồi phục COVID-19 nhanh hơn

Dưới đây là 6 loại thực phẩm giàu protein nên thêm vào chế độ ăn để hồi phục COVID-19 nhanh hơn.

COVID-19 gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể và khả năng miễn dịch của bạn với rất nhiều căng thẳng, làm chậm chức năng tiêu hóa, miễn dịch và sinh sản. Thiếu protein là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm chức năng miễn dịch. Đây là vấn đề mà bạn chỉ có thể giải quyết sau khi đã bình phục. Bổ sung protein chính là một cách hay để khôi phục khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Ảnh minh họa.

Rau mầm là một nguồn tuyệt vời cung cấp nhiều protein hơn vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn

Hạt giống đã nảy mầm và phát triển thành cây con được gọi là rau mầm. Rau mầm có hàm lượng protein, folate, magie, phốt pho, mangan và vitamin C, K cao hơn so với các loại thực vật không có mầm vì quá trình nảy mầm làm tăng mức độ dinh dưỡng. Bệnh nhân COVID-19 nên ăn giá đỗ, mầm cỏ linh lăng, mầm đậu gà, và thậm chí mầm hạt lanh hoặc hạt chia vì chúng cung cấp số lượng lớn các axit amin quan trọng, giúp bạn dễ tiêu hóa hơn và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu protein. Quá trình nảy mầm dường như làm giảm chất kháng dinh dưỡng, đồng thời tăng chất chống oxy hóa, cho phép cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Axit amin (thành phần cấu tạo nên protein) có rất nhiều trong các loại thịt đỏ của động vật ăn cỏ như thịt cừu

Thịt đỏ từ những động vật được nuôi bằng cỏ trồng hữu cơ và được nuôi dưỡng mà không sử dụng hóa chất hoặc hormon, có nhiều axit amin và nhiều yếu tố chữa bệnh đường ruột. Tất cả đều có lợi cho việc hồi phục COVID-19. Ngoài ra, thịt đỏ chứa đầy vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên nó có thể gây hại nếu bạn tiêu thụ quá nhiều và không có loại rau nào ăn kèm với nó.

Cá là một nguồn giàu protein

Không chỉ giàu protein mà cá còn là nguồn cung cấp tuyệt vời các axit béo omega-3 chất lượng cao cũng như vitamin D, B2 (riboflavin), canxi, phốt pho, các khoáng chất như sắt, kẽm, iốt, magie và kali dễ tiêu hóa và cũng chống viêm. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các loại đậu hạt và đậu lăng, đặc biệt nếu dạ dày và hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chế biến các món ăn này và cảm thấy hơi khó chịu, cá có thể là phương thuốc thích hợp cho nhu cầu xây dựng lại hệ miễn dịch của bạn.

Các nguồn protein chay như đậu hạt và các loại cây họ đậu

Các loại thực phẩm này rất giàu protein, sắt, kẽm, vitamin, selen và các axit amin quan trọng như lysine. Đượcbiết, lysine giúp hấp thụ canxi, dễ tiêu hóa và đặc biệt có lợi cho sự phát triển của hệ thống miễn dịch. Đậu có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và tốt cho sức khỏe. Chỉ cần ăn một bát đậu lăng, hoặc đậu gà trong mỗi bữa ăn để tăng tốc độ hồi phục COVID-19.

Chữa lành đường ruột phụ thuộc rất nhiều vào hệ vi sinh vật

Axit amin L-glutamine là một loại glutamine hỗ trợ chữa lành niêm mạc cũng như kiểm soát lượng đường trong máu. Nó hỗ trợ tái tạo niêm mạc ruột sau khi tiếp xúc với liều lượng cao steroid hoặc vaccine. Việc hấp thụ probiotic có thể giúp bạn hấp thụ protein tốt hơn trong cơ thể, đồng thời giúp vi khuẩn cộng sinh đường ruột hoạt động trên thức ăn tốt hơn và cung cấp các lợi ích dinh dưỡng. Đừng quên bổ sung các nguồn vitamin hoặc chất xơ tốt khác như bắp cải, rau lá xanh, cá hồi, thịt gia cầm và đậu lăng cho việc hấp thụ lượng prebiotic của bạn.

Trứng cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu

Trứng có nhiều chất chống oxy hóa, giúp bệnh nhân COVID-19 phục hồi sau tổn thương do oxy hóa. Hàm lượng vitamin D cao trong trứng rất cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chúng hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, cần thiết cho việc phục hồi chức năng tuyến thượng thận và cân bằng hormon.

Ngoài các vitamin cốt lõi quan trọng như selen (22%), vitamin A, B và K, mỗi quả trứng đều chứa một lượng lớn protein. Chúng cũng bao gồm vitamin B2 (riboflavin), một thành phần thiết yếu cho sự phát triển quan trọng. Hai quả trứng mỗi ngày có thể hỗ trợ đáng kể trong cuộc chiến chống lại virus và xây dựng lại sức khỏe tổng thể của cơ thể.  

Mua gừng làm mứt Tết nhớ chú ý 3 điểm, kẻo càng ăn càng gây hại

Mách chị em 3 điều phải chú ý khi chọn mua gừng để không vô tình rước bệnh về nhà.

Củ gừng càng xấu, càng nên mua

Chị em tuyệt đối không nên mua những củ gừng có phần vỏ quá sạch, quá mịn và có màu trắng. Nhìn qua thì rõ là thích mắt nhưng những củ gừng có "giao diện" sạch đẹp như vậy thường dễ bị ngâm trong hóa chất, có hại cho sức khỏe.

Tin mới