3 Tổng cục nào của Bộ TNMT bị sáp nhập vì không đủ tiêu chí?
Bộ Nội vụ thống nhất tổ chức lại 3 tổng cục gồm: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Môi trường.
Hiểu Lam
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ này.
Theo Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, qua hơn 4 năm thi hành và thực tiễn quản lý cho thấy nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ tại Nghị định phù hợp với chức năng. Tuy nhiên, theo quy định tại một số Luật chuyên ngành, vẫn còn có nhiều nội dung giao thoa, chồng chéo giữa nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ TN&MT với các Bộ, ngành khác trong các lĩnh vực: quản lý đất đai, môi trường, tài nguyên nước...
Bộ TNMT đề xuất sắp xếp lại 3 Tổng cục.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá, Bộ TN&MT đề xuất tiếp tục duy trì 5 vụ (Hợp tác quốc tế, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch - Tài chính, Pháp chế, Tổ chức cán bộ), Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ. Theo Bộ trưởng Hà, đây là các đơn vị tham mưu tổng hợp mà trong cơ cấu tổ chức của hầu hết các Bộ đều có. Đồng thời kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong theo hướng: Không thành lập phòng trong Vụ (hiện tại có 3 vụ có tổ chức phòng); rà soát, kiện toàn các tổ chức thuộc Văn phòng Bộ và Thanh tra Bộ theo đúng tiêu chí thành lập.
Đối với các đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành, tiếp tục duy trì 4 Cục: Biến đổi khí hậu; Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; Quản lý tài nguyên nước; Viễn thám quốc gia. Bên cạnh đó sẽ giải thể Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền.
Về Tổng cục, Bộ này đề xuất tiếp tục duy trì Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Quản lý đất đai, đồng thời đưa ra phương án tổ chức lại 3 Tổng cục, cụ thể:
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục đã có 3 Cục: Quản lý điều tra cơ bản biển và hải đảo; Quản lý khai thác biển và hải đảo; Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Bộ đề xuất tổ chức lại Tổng cục này thành 2 đơn vị: Cục Điều tra, Quy hoạch biển và hải đảo và Cục Quản lý tổng hợp biển và hải đảo. Hai Cục này đều trực thuộc Bộ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng tổng hợp chung về công tác quản lý nhà nước.
Tổng cục Môi trường: Hiện nay, Tổng cục này có 4 cục và 3 vụ chuyên ngành trực thuộc. Trường hợp không tiếp tục duy trì, Bộ TN&MT đề xuất tổ chức lại Tổng cục Môi trường thành 4 Cục, gồm: Cục Bảo vệ môi trường; Cục Quản lý chất lượng môi trường; Cục Quy hoạch và Đánh giá tác động môi trường; Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam: Tổng cục hiện có 4 cục chức năng và 2 vụ chuyên ngành. Trường hợp Tổng cục không tiếp tục được duy trì, Bộ đề xuất tổ chức lại theo hướng tách thành hai: Cục Địa chất Việt Nam và Cục Khoáng sản. Hai Cục này đều trực thuộc Bộ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về khoáng sản trên phạm vi cả nước.
Cho ý kiến về ba Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Môi trường, Bộ Nội vụ thống nhất việc tổ chức lại các Tổng cục này vì không đáp ứng tiêu chí thành lập Tổng cục theo quy định tại Nghị định số 101 của Chính phủ.
Cựu Tổng cục phó Tổng cục Tình báo Nguyễn Duy Linh bị truy tố tội nhận hối lộ
Tại cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức chiều nay (21/6), đại diện Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Nguyễn Duy Linh tội nhận hối lộ.
Đại tá Vũ Quốc Thắng, Phó Chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) cho biết, ngày 20/6, cơ quan chức năng ban hành bản kết luận điều tra bổ sung đề nghị truy tố 3 bị can.
Đề nghị Bộ CA xử lý cán bộ đưa, nhận quà cho ông Nguyễn Duy Linh
Trong vụ án cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo (Bộ Công an) Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ, CQĐT xác định một số người trung gian giúp Phan Văn Anh Vũ đưa hối lộ cho ông Linh, trong đó có cả cán bộ công an.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, căn cứ kết quả điều tra đã xác định được việc ông Nguyễn Duy Linh nhận tiền của Phan Văn Anh Vũ thông qua bị can Hồ Hữu Hòa. Nhưng ông Linh không nói cho những người liên quan biết đó là tiền gì nên CQĐT không xem xét xử lý những người liên quan là phù hợp.
Cụ thể, đối với ông Hoàng Nam Trung (SN 1979, ở Cầu Giấy, là cán bộ ngành công an, trợ lý của ông Linh), trong thời gian trực tiếp giúp việc cho ông Linh đã 4 lần liên lạc với ông Nguyễn Đăng Luân (lái xe của Phan Văn Anh Vũ) để nhận các túi quà, hộp quà, thùng quà mang về cho ông Linh.
Hành trình phá án: Nữ sinh mang bầu, 6 bạn trai phải xét nghiệm ADN
Nữ sinh lớp 8 có bầu, 6 thanh niên bị xét nghiệm ADN, thật bất người cha dượng mới là tác giả... Vụ án được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.
Theo tài liệu điều tra, ngày 17/3/2012, trong khi nhổ sắn tại đồi Thơm (thuộc thôn Khánh An, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), bà Mai Thị Hoa đã phát hiện xác một thiếu nữ, trên người chỉ có chiếc áo, cổ có một vết cắt. Cách thi thể nạn nhân khoảng 25m có chiếc xe đạp nữ màu trắng. Ngay sau đó mọi người báo cho cơ quan chức năng địa phương.
Nhận thông tin, Công an huyện Phú Ninh đến hiện trường và xác định nạn nhân là Huỳnh Thị Dung Bửu (15 tuổi, trú thôn Hòa Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh), học sinh lớp 8 Trường THCS Phan Tây Hồ (huyện Phú Ninh). Bửu vừa nghỉ học cách đây một tháng vì gia đình phát hiện Bửu đang mang thai khoảng 5 tháng. Qua khám nghiệm, nạn nhân bị một vết cắt ở cổ và lưng có một số thương tích nhẹ.