300.000 quân Trung Quốc đánh bật Mỹ khỏi đất nước Triều Tiên

Đây được coi là một trong những thất bại đáng quên nhất của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên.

Theo trang mạng Army, tháng 10/1950, sau khi đẩy lùi quân Triều Tiên khỏi Hàn Quốc, quân đội Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu thậm chí còn vượt qua vĩ tuyến 38, đánh chiếm thủ đô Bình Nhưỡng.

Người Mỹ không hề biết rằng, ở biên giới phía bắc, 300.000 quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc vượt sông Áp Lục ngay trong đêm ngày 19/10, bí mật tiến vào Triều Tiên.

300.000 quan Trung Quoc danh bat My khoi dat nuoc Trieu Tien

Binh sĩ Mỹ tham chiến trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

Đến ngày 25.10, quân Hàn Quốc bắt giữ được một số tù bình khác lạ so với quân Triều Tiên. Những người này mặc quân phục khác, nói ngôn ngữ nước ngoài.

Khi binh sĩ Hàn Quốc tìm được người phiên dịch, các tù binh này nhắc đến chuyện hàng trăm ngàn binh sĩ Trung Quốc đang vượt qua những dãy núi ở phía bắc Triều Tiên.

Trên thực tế, 10.000-20.000 quân Trung Quốc khi đó đã tập kết bên ngoài Unsan, thị trấn nhỏ cách thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên khoảng 60km, nhà sử học quân đội Mỹ Roy E. Appleman từng nói.

300.000 quan Trung Quoc danh bat My khoi dat nuoc Trieu Tien-Hinh-2

Quân Trung Quốc tham chiến ở Triều Tiên năm 1950.

Giao tranh ở Unsan bắt nổ ra ác liệt từ chiều ngày 1/11/1950, khi binh sĩ Mỹ thuộc trung đoàn kỵ binh số 5 đụng độ với trung đoàn 343 thuộc sư đoàn 115 của Quân Chí nguyện Trung Quốc ở phía đông bắc Unsan.

Đến tối cùng ngày, trung đoàn số 15 của quân đội Hàn Quốc tan rã, bỏ mặc lính Mỹ rút về cố thủ ở Unsan. Ngay trong đêm, binh sĩ Mỹ phải chiến đấu cho đến khi cạn kiệt đạn dược và trung đoàn kỵ binh số 8 được lệnh mở đường máu thoát ra ngoài.

Nhưng các binh sĩ thuộc tiểu đoàn số 3, trung đoàn kỵ binh số 8, canh gác mặt trận phía tây nam Unsan lại không nhận được lệnh, dẫn dến một cuộc đụng độ đẫm máu.

"Quân đội Mỹ và Trung Quốc giáp lá cà giao chiến ở khắp nơi… Lính Trung Quốc nã đạn vào bất cứ ai họ nhìn thấy, ném lựu đạn vào các xe quân sự đỗ trên đường", nhà sử học Appleman nói.

Trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", các binh sĩ Mỹ thuộc trung đoàn kỵ binh số 5 quyết định liều mình quay trở lại Unsan để cứu đồng đội. Nhưng họ đối mặt với hỏa lực dữ dội từ quân Trung Quốc, dẫn đến tổn thất 530 người và buộc phải rút lui.

Đến sáng ngày 4/11/1950, tiểu đoàn số 3 chỉ còn khoảng 200 người có khả năng chiến đấu, 250 người khác bị thương.

300.000 quan Trung Quoc danh bat My khoi dat nuoc Trieu Tien-Hinh-3
Thất bại ở Unsan đánh dấu sự xóa sổ của tiểu đoàn kỵ binh số 3 thuộc quân đội Mỹ.

"Sau khi thảo luận với nhau, những người còn có thể chạy được quyết định rút lui", nhà sử học Appleman viết.

Nhưng họ cũng không chạy được xa, khoảng 36 giờ sau đó, quân Trung Quốc đã đuổi kịp, buộc lính Mỹ phải chia thành nhóm nhỏ hơn với hy vọng có thể chạy thoát.

"Tính đến ngày 6/11/1950, 1.600 lính Mỹ thuộc tiểu đoàn số 3, trung đoàn kỵ binh số 8 tan rã hoàn toàn. Đa số thiệt mạng hoặc bị bắt làm tù binh", theo nhà sử học Appleman.

Đây được coi là một trong những thất bại đáng quên nhất của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên.

Ước tính hơn 1.000 lính Mỹ và Hàn Quốc thiệt mạng trong trận Unsan, 1.149 người khác bị thương. Con số thương vong của Trung Quốc là khoảng 600 người.

Sau trận đánh ở Unsan, Quân Chí nguyện Trung Quốc xuất bản tài liệu, đúc kết kinh nghiệm chiến đấu.

300.000 quan Trung Quoc danh bat My khoi dat nuoc Trieu Tien-Hinh-4
Lính Mỹ may mắn bỏ chạy được từ Unsan trở về phòng tuyến của quân Liên Hợp Quốc.

Đánh giá về năng lực binh sĩ Mỹ, tài liệu viết: "Khi thua trận, họ bỏ lại vũ khí hạng nặng ở khắp nơi… Họ sợ chết, không dám cố thủ, chỉ biết dựa vào máy bay, xe tăng và pháo binh yểm trợ… Lính Mỹ không có khả năng chiến đấu ban đêm hay trong tình huống phải cận chiến".

Từ trận Unsan, quân Trung Quốc đặt ra chiến lược đánh bại quân đội Mỹ cho những trận đánh sau này: "Muốn đánh bại Mỹ, đơn vị quân đội phải tấn công thần tốc, xuyên qua bên sườn kẻ thù… Khu vực giao tranh phải né tránh tuyến đường cao tốc và địa hình bằng phẳng… Tác chiến ban đêm phải có kế hoạch rõ ràng… Tấn công bằng các nhóm nhỏ trước sau đó mới tung toàn lực vào chiến đấu".

Bên cạnh đó, người Trung Quốc thừa nhận rằng họ không có vũ khí hiệu quả để hạ gục xe tăng Mỹ. Nhưng bọc thuốc nổ TNT 10kg là đủ để vô hiệu hóa bánh xích xe tăng.

Một nhóm lính chống tăng Trung Quốc khi đó bao gồm 4 người mang theo 2 khối thuốc nổ 20kg và 2 thiết bị kích nổ.

Sau thất bại bất ngờ ở Unsan, quân Trung Quốc mở đợt tấn công toàn diện với quy mô lớn nhằm vào các vị trí của quân đội Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu, buộc lực lượng này phải rút khỏi vĩ tuyến 38 sau đó 1 tháng.

Đội quân nào mạnh nhất thời Tam Quốc gồm toàn con ông cháu cha?

Cùng với chiến tích, nhân lực và trang bị, Hổ Báo Kỵ của Tào Ngụy xứng đáng với danh hiệu binh đoàn mạnh nhất thời Tam Quốc.

Trong vô số quân binh mạnh nhất thời kỳ Tam Quốc, Hổ Báo Kỵ của tiền Tào Ngụy được coi là đoàn kỵ binh mạnh nhất, Hãm Trận Doanh do Cao Thuận (tướng lĩnh phục vụ dưới trướng Lữ Bố trong thời Hán) chỉ huy lại là đoàn bộ binh mạnh nhất.

Trong "Tam quốc chí" ghi chép, toàn bộ thống lĩnh của đoàn Hổ Báo Kỵ đều là tướng quân thuộc dòng tộc họ Tào, trong đó có Tào Hưu và Tào Chân lần lượt là cháu và con nuôi của Tào Tháo. Có thể thấy, Hổ Báo Kỵ chính là thân quân thị vệ hùng mạnh nhất của Tào Tháo.

Bí ẩn thứ kỵ binh Mông Cổ cất kỹ trong áo choàng

Có nhiều yếu tố đã làm nên các chiến dịch quân sự cực kỳ thành công của người Mông Cổ trong quá khứ.

Đế chế Mông Cổ từng nắm quyền kiểm soát hơn 24 triệu km2 và 1/4 dân số thế giới. Có thể nói mức độ thống trị về quân sự và chính trị này gần như không thể tưởng tượng được trong thế giới hiện đại.

Có nhiều yếu tố đã góp phần làm nên các chiến dịch quân sự cực kỳ thành công của họ, bao gồm kỷ luật cao, kỹ năng cưỡi ngựa và bắn cung cũng như sự linh hoạt của họ trong việc học hỏi và sử dụng các chiến lược và công nghệ của kẻ thù.

Tin mới