4 cấm kỵ mang tính sống còn khi ăn lòng lợn
Bạn không thể từ bỏ được món ăn khoái khẩu này, vậy hãy thuộc nằm lòng 4 điều cấm kỵ khi ăn lòng lợn mang tính sinh tử.
Lòng lợn là món ăn khoái khẩu nhưng ẩn chứa khá nhiều rủi ro cho sức khỏe cho sức khỏe. Cần ghi nhớ 4 điều cấm kỵ khi ăn lòng lợn để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
1. Không ăn lòng lợn không rõ nguồn gốc. Trên thị trường hiện nay tổn tại rất nhiều nội tạng động vật không rõ nguồn gốc.
Khi mua nội tạng không có nguồn gốc rõ ràng, không những bạn sẽ có nguy cơ mua phải nội tạng lợn bệnh, nội tạng đã phân hủy dùng hóa chất tẩy rửa, hóa chất bảo quản mà còn có thể mua phải nội tạng nhập lậu từ Trung Quốc với tất cả nguy cơ nói trên.
Nếu bạn ăn phải loại nội tạng không rõ nguồn gốc này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Không ăn lòng lợn chưa chế biến kỹ. Lòng lợn nói chung và nội tạng động vật nói riêng là món rất dễ bị bị nhiễm khuẩn. Nếu ăn lòng lợn bị nhiễm khuẩn, bạn có nhiều nguy cơ mắc nhiều bệnh như bệnh tả, kiết lị, thương hàn, bệnh lao, viêm gan, bệnh than...
Đồng thời, trong lòng lợn còn có nhiều ký sinh trùng gây hại sức khỏe như giun, sán... Nếu ăn lòng lợn chưa được nấu chín kỹ, những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho bạn.
3. Không ăn quá nhiều lòng lợn. Nội tạng động vật là món ăn giàu đạm rất bổ dưỡng nhưng đồng thời chúng cũng chứa nhiều cholesterol xấu, acid uric... làm tăng nguy cơ các căn bệnh nan y như bệnh gút, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao...
Bởi vậy, người bình thường muốn phòng tránh những căn bệnh trên thì không nên ăn nhiều nội tạng động vật. Thông thường, chỉ nên ăn 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn chỉ 50 - 70g.
Những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao thì cần hạn chế tối đa ăn lòng lợn để bệnh không tiến triển xấu thêm.
4. Không ăn lòng lợn để qua đêm. Lòng lợn rất dễ nhiễm khuẩn trở lại dù đã được làm sạch và nấu chín. Khi để qua đêm, lòng lợn rất dễ bị ôi thiu hoặc có mùi khó chịu. Vì thế, nếu không sử dụng hết lòng lợn, tốt nhất bạn nên bỏ đi để tránh những nguy cơ ngộ độc.