Nếu có 4 dấu hiệu này sau bữa ăn, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư dạ dày.
Theo An An/Vietnamnet
Trên thế giới, cứ mỗi phút sẽ có 1 người được chuẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Chưa đầy 2 phút, sẽ có một bệnh nhân mắc ung thư dạ dày qua đời. Trong quá trình sống, dạ dày của chúng ta phải thường xuyên làm việc, cũng vì vậy mà tỉ lệ con người mắc phải các bệnh về dạ dày ngày càng cao.
Ung thư dạ dày dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày thông thường khác, do đó bệnh nhân thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn giữa và cuối.
Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp 4 dấu hiệu thường xảy ra sau bữa ăn, báo hiệu bạn đang mắc các bệnh liên quan tới dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Nếu cơ thể phát ra những tín hiệu này, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm:
1. Bị ợ nóng (Hiện tượng axit trào ngược)
Sau bữa ăn thường xuyên bị ợ nóng có thể là triệu chứng ung thư đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Hãy cảnh giác khi hiện tượng axit dạ dày tăng cao kèm cảm giác khó chịu nơi cổ họng. Ợ nóng thường biểu hiện kèm cảm giác rát họng, đau ngực và là dấu hiệu đặc trưng khi dạ dày không khỏe, vì vậy bạn nên đến tìm bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của chính mình.
2. Chướng bụng, căng cơ sau khi ăn
Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng xảy đến thường xuyên sau các bữa ăn mặc dù bạn chưa hoàn toàn cảm thấy no hay chỉ mới ăn một lượng thức ăn vừa phải, hãy cảnh giác với nguy cơ bị các bệnh về dạ dày.
Đây cũng là một trong những dấu hiệu của viêm loét dạ dàu hoặc ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Khi mắc bệnh thường có cảm giác đau tức, trướng bụng và buồn nôn sau khi ăn.
3. Đau bụng thường xuyên
Ảnh minh họa.
Sau bữa ăn, các cơn đau bụng thường xảy ra ở vùng thượng vị - khu vực nằm ở giữa ngay dưới đáy xương sườn. Đặc biệt đối với người cao tuổi thường bị đau bụng sau những bữa ăn, tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
4. Đi ngoài (tiêu chảy)
Một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày, đại tràng phải lưu ý chính là hiện tượng tiêu chảy, màu sắc phân thay đổi. Bởi khi tế bào ung thư phát triển, có thể gây tổn thương đường tiêu hóa, gây khó tiêu và tiêu chảy kéo dài.
Ung thư dạ dày là một căn bệnh đáng sợ và khó điều trị, sàng lọc. Để phòng tránh và giữ sức khỏe tốt các chuyên gia khuyên bạn hãy tập những thói quen sau đây:
1. Tránh ăn/uống đồ nóng
Nghiên cứu từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, một tổ chức của WHO cho thấy, thường xuyên ăn đồ cay nóng, thậm chí thường xuyên uống nước nóng trên 65 độ C cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Thường xuyên chỉ uống nước nóng, thực quản sẽ bị tổn thương và mất nhiều thời gian tái tạo lại, các tế bào "dị hình" bất thường sẽ tăng lên, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
2. Không uống rượu bia
Uống rượu và đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 82%. Rượu sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy các tế bào niêm mạc thay đổi, gây viêm dạ dày.
Thường xuyên rượu bia cũng có thể dẫn đến giảm độ axit dạ dày trong cơ thể, cho phép vi khuẩn có cơ hội đẩy nhanh quá trình sinh sản và thúc đẩy quá trình tổng hợp nitrosamine gây ung thư, từ đó gây ung thư dạ dày.
Đồ uống có cồn là chất gây ung thư, và rượu là dung môi gây thúc đẩy sự hấp thụ chất gây ung thư và làm tăng khả năng ung thư.
3. Uống nhiều nước
Nước ấm 35°C ~ 40°C là nhiệt độ thích hợp nhất cho đường tiêu hóa.
Sau khi thức dậy, chỉ cần đánh thức dạ dày bằng cách uống một cốc nước ấm ấm nhỏ, nhiệt độ tương đương với nhiệt độ cơ thể bình thường, điều này giúp đầy của bạn chuẩn bị cho một ngày làm việc vất vả, đồng thời đóng vai trò làm ấm dạ dày và nuôi dưỡng dạ dày.
4. Không bỏ bữa sáng
Bữa sáng vô cùng quan trọng đối với dạ dày của chúng ta. Bởi sau một đêm tiêu hóa và hấp thu, vào buổi sáng có rất nhiều axit dạ dày trong dạ dày của bạn. Nhiệm vụ của bữa sáng lúc này là trung hòa môi trường axit và cung cấp năng lượng cho ngày dài phía trước.
5. Nhai kỹ khi ăn
Khi ăn, bạn nên nhai kĩ no lâu và không nuốt chửng. Nhai chậm để thức ăn và enzim trong nước bọt hòa trộn với nhau, giúp tiêu hóa và làm mềm thức ăn, giảm gánh nặng trực tiếp lên dạ dày.
Mời quý độc giả xem video Top thực phẩm bảo vệ thận tốt nhất:
Dấu hiệu ung thư dạ dày đơn giản nhiều người bỏ qua
Bạn hãy ghi nhớ những dấu hiệu dưới đây để nhận biết sớm bệnh ung thư dạ dày.
Hiện nay, bệnh ung thư dạ dày đang rất phổ biến ở nước ta. Mỗi năm căn bệnh có thể gây ra khoảng 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong số những nước có tần suất mắc bệnh ung thư dạ dày cao.
10 thực phẩm nên ăn thường xuyên phòng tránh ung thư dạ dày
(Kiến Thức) - Bệnh ung thư dạ dày cũng có thể phòng tránh được nếu bạn có chế độ ăn uống hợp lý. Để phòng tránh ung thư dạ dày, chúng ta nên ăn những thực phẩm sau đây.
1. Tỏi: Theo điều tra dịch tễ học trên một nhóm người ăn tỏi sống, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày là rất thấp, bởi vì tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit dạ dày, giảm sự tổng hợp của amoni nitrit, do đó có tác dụng chống ung thư.
2. Hành tây: Ăn hành có thể làm giảm hàm lượng nitrit dạ dày. Do vậy, ăn hành tây có thể phòng tránh ung thư dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn hành, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ít hơn những người không ăn hành tây 25%, tỷ lệ tử vong vì ung thư dạ dày thấp hơn 30%.
3. Nấm: Các loại thực phẩm này bao gồm các loại nấm và thực phẩm từ nấm. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nấm có chứa các chất chống ung thư. Nấm đen, nấm trắng chứa polysaccharides, có khả năng chống ung thư cao.
4. Cải xoăn: Ăn cải xoăn dễ dàng hấp thụ lượng vitamin C, beta – carotene dồi dào mang lại tác dụng ngừa ung thư dạ dày triệt để. Đặc biệt, khi được kết hợp với hành tây thái nhỏ, tỏi và dầu ô liu, cải xoăn sẽ dễ dàng phát huy tác dụng ngừa bệnh.
5. Mầm cải xanh: Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, ăn 70g mầm cải non hàng ngày có thể ngăn ngừa bệnh viêm, loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
6. Đậu phụ: Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại bệnh viện Đại học quốc gia Seoul và Trung tâm kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, ăn đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm 90% nguy cơ ung thư dạ dày.
7. Cà chua: Trong cà chua có chứa hàm lượng Lycopene và Renieratene khá lớn, những chất này đều là chất chống ô xy hóa, đặc biệt là Lycopene có tác dụng trung hòa Free Radical trong cơ thể, dự phòng ung thư dạ dày và các bệnh ung thư về hệ tiêu hóa rất tốt.
8. Súp lơ: Trong súp lơ còn có chứa một loại men có tác dụng kích thích hoạt động của tế bào có tên Sulphide. Men này có tác dụng hạn chế sự hình thành tế bào ung thư. Ăn nhiều súp lơ sẽ giúp bạn phòng tránh ung thư thực quản và ung thư dạ dày hiệu quả.
9. Cà rốt: Như chúng ta đã biết, cà rốt là một loại thực phẩm rất tốt cho mắt, bên cạnh đó nó còn có công dụng trong phòng tránh các bệnh ung thư. Chất Beta - Caroten có trong cà rốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư dạ dày, ung thu phổi, họng, ruột, vú và ung thư tuyến tiền liệt.
10. Trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa: Những người bị ung thư dạ dày cần thêm protein và calo. Protein có nhiều trong trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.