Khi còn trẻ chúng ta vẫn thường giao lưu, kết bạn với nhiều người, thế nhưng có lẽ chúng ta thường quên đi cái việc ai mới là người mà ta phải giữ mối quan hệ lâu nhất. Bạn hãy nhớ rằng khi bạn trưởng thành, nhiều người xuất hiện trong cuộc đời bạn, nhưng khi bạn khó khăn cả trong cuộc sống lẫn sự nghiệp thì đôi khi chẳng còn mấy người bên cạnh mình. Vậy nên nhất định hãy giữ chặt 5 người này bên cạnh mình
1. Bạn cũ
(ảnh minh họa) |
Trong chúng ta, ai cũng cần những mối quan hệ từ quá khứ để tạo nền tảng vững chắc. Đó là lý do vì sao bạn nên duy trì mối quan hệ bền chặt với người có thể giúp bạn nhớ đến những ngày tháng tuổi trẻ. Bạn cũ ở đây có thể là bạn thân từ cấp 2, bạn đại học, thậm chí chính là anh chị em trong gia đình bạn nữa.
Bạn cũ lúc nào là người thấy hiểu mình nhất, bởi họ có một quá trình lâu dài ở bên bạn và hiểu về bạn rất rõ. Nên lúc bạn khó khăn có thể tìm họ để dựa dẫm và chia sẻ những lo lắng cũng như khó khăn.
Cuộc sống xô bồ có thể khiến hai người ít gặp nhau, nhưng hãy nhớ liên lạc bằng điện thoại với nhau, miễn sao cả hai vẫn còn nói chuyện là tốt rồi.
2.Cha mẹ
Thường rất nhiều người qua việc gắn kết với cha mẹ của mình, họ chẳng ngờ rằng việc này vô cùng quan trọng. Có nhiều người mang trong mình tội lỗi khi cha mẹ còn sống mà không thể giãi bày với họ rằng mình thương cha mẹ đến mức nào.
Bởi vậy nên nếu bạn còn cha còn mẹ đừng bao giờ trì hoãn việc chăm sóc, báo hiếu và thiếu hiểu họ. Hãy yêu họ nhu cách họ đã yêu bạn. Để cha mẹ cảm nhận được tình yêu của bạn cũng như cho phép cha mẹ được nương tựa vào bạn khi họ cần nhất. Nếu cha mẹ bạn không còn, hãy nuôi dưỡng mối quan hệ này với một người lớn tuổi mà bạn tin tưởng và yêu thương.
3. Bác sỹ
Chúng ta khi bước vào độ tuổi trưởng thành thường rất ít quan tâm đến sức khỏe của mình. Bởi vậy nên họ ngày một già đi, sức khỏe kém hẳn đi, đủ thứ bệnh mà đáng lẽ ra họ tránh được.
Bạn hãy cố gắng tạo mối quan hệ tốt với bác sỹ của mình, điều đó sẽ giúp bạn hiểu được tình trạng sức khỏe, cũng như những bệnh tật mà mình nên tránh.
Hãy cố gắng tìm cho mình một người bác sỹ dành cho mình, hãy tìm người sẵn sàng trò chuyện với bạn và có thể liên lạc với bạn bất cứ khi nào.
4. Bản thân chính bạn
Để duy trì mối quan hệ bền vững với chính bản thân mình thì bạn cần biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi bản thân cần, hãy học cách đối đầu, xử lý với những thăng trầm trong cuộc sống. Hãy dành thời gian để ở một mình và làm những điều bạn thích. Bạn có thể đọc sách, viết nhật ký để ổn định lại những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.