4 nên và 5 không mọi gia đình Việt cần phải nhớ khi đi lễ tạ cuối năm

Để mọi chuyện suôn sẻ, may mắn, đây là những điều mà ai cũng phải nhớ khi đi lễ tạ cuối năm.

Theo quan niệm của người Việt, đầu năm là dịp đi lễ ở các địa điểm linh thiêng như đền chùa để cầu vận may cho gia đình. Cuối năm sẽ là dịp để đi "trả lễ". Do đó, người dù bận đến đâu cũng cố gắng thu xếp thời gian đến đúng nơi mình đã "xin lộc" để lễ tạ.
3 nên cần nhớ khi lễ tạ cuối năm
- Đi lễ phải thành tâm: Đi lễ chùa phải xuất phát từ tâm, cảm thấy thảnh thơi, thoải mái và không đi theo phong trào. Không làm trái giáo lý nhà Phật, bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan.
- "Xin lộc" ở chùa nào thì cuối năm "trả lễ ở đúng chùa đó: Đầu năm bạn đã đến chùa nào để cầu bình an, may mắn, tài lộc thì cuối năm nên đến đúng nơi đó để lễ tạ. Việc làm này giúp mọi người cảm thấy yên tâm, thanh thản hơn.
- Sắm sửa lễ vật: Dâng lễ tại chùa thường chỉ được sắm lễ chay gồm hương, hoa quả, oản, xôi, chè... Không sắm lễ mặn như thịt gà, giò, chả... Hoa nên dùng khi đi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc, hoa hồng...
- Cách xưng hô khi vào chùa: Nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt.
4 nen va 5 khong moi gia dinh Viet can phai nho khi di le ta cuoi nam
Ảnh minh họa. 
4 không khi đi lễ tạ cuối năm
- Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong các địa điểm linh thiêng như đền, chùa, phủ.
- Khi vào chùa, không nên đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường vì đó là vị trí tối các của trụ trì. Nên đứng hoặc quỳ chếch sang bên một chút.
- Khi đi lễ, không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, bao tay... vào Tam Bảo bái Phật. Nếu lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, chiếu hoặc trong góc Tam Bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng đều tiêu tán. Đi chùa, tốt nhất nên hạn chế mang theo nhiều đồ vật tùy thân.
- Không nên chen nhau dâng hương và lễ vật; không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy; không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm trong Phật đường.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Khám phá bất ngờ về ngày lễ Tạ ơn

(Kiến Thức) - Ngày lễ Tạ ơn là ngày lễ gia đình lớn nhất ở Mỹ, là dịp tiêu thụ nhiều gà tây nhất trong năm...

Kham pha bat ngo ve ngay le Ta on
Ngày lễ Tạ ơn là ngày lễ lớn nhất trong năm ở Mỹ. Tục lệ này có nguồn gốc từ mấy trăm năm trước khi nhóm người di dân đầu tiên vượt qua đói khát, bệnh tật đã trúng vụ mùa khi canh tác ở vùng đất mới. Sau khi thu hoạch vụ mùa đầu tiên, người dân làm lễ cảm tạ ơn. Từ đó đến nay, những thế hệ người di dân tiếp nối có truyền thống làm lễ Tạ ơn mỗi năm vào thứ 5 của tuần thứ 4 trong tháng 11. 

5 địa điểm LỄ TẠ CUỐI NĂM linh thiêng

Vào thời điểm cuối năm, nhiều gia đình đi tạ lễ cuối năm ở những địa danh họ từng xin lộc đầu năm. Để tạ lễ linh thiêng, bạn nên đến những địa danh nổi tiếng sau.

 Đền Bà Chúa Kho

Cách Hà Nội 25 km, đền Bà Chúa Kho nổi tiếng linh thiêng về xin lộc đầu năm, cầu làm ăn buôn bán. Năm hết, hàng ngàn người đã đến vay bà Chúa đầu năm lại đến làm lễ để trả lễ. Các quầy viết sớ, sắm lễ ở đây luôn trong tình trạng đông cứng người.

Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp...

Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.

5 địa điểm TẠ LỄ linh thiêng cuối năm, ai đi cũng có LỘC XA LỘC GẦN
Đền Bà Chúa Kho.
Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP bắc ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

Đền Chúa Thác Bờ

Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. đền Bờ gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu). Trên đền thờ hội đồng các quan, thờ Đức Đại Vương Trần Triều, thờ Chúa Thác Bờ và thờ Sơn Trang, nhưng chủ yếu vẫn là thờ hai bà Chúa Thác người Mường và người Dao.

Tương truyền, Đền Bờ thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn.

Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng. Đền thờ cũ chìm dưới hàng chục mét nước của thuỷ điện Hoà Bình. Đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền thờ cũ, lúc nào cũng tấp nập khách thập phương đến hành lễ.

Đền Bảo Hà

Đền Bảo Hà là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng.

Chỉ cách thành phố Lào Cai khoảng 60 km về phía nam, giao thông thuận tiện, lại nổi tiếng linh thiêng nên Đền Bảo Hà thu hút rất đông du khách cúng bái đầu xuân và tạ lễ cuối năm.

Đền Bảo Hà nằm tựa lưng vào núi Cấm, mặt hướng ra dòng sông Hồng, tạo nên quang cảnh trên bến dưới thuyền tuyệt đẹp.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, được coi là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đình chùa Hà Nội, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, cách trung tâm thủ đô khoảng 4 km về phía tây.

Không chỉ người dân mà du khách thập phương muốn cầu tài, cầu lộc đều tìm về phủ Tây Hồ. Đến dịp cuối năm, Phủ Tây Hồ lại đông như trẩy hội với dòng người hành hương trả lễ.

Đền Bắc Lệ

Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là nơi thờ bà chúa Thượng Ngàn. Đây là một trong hai ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng miền Bắc. Cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10 km, đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.

Cũng giống như bất cứ ngôi đền thờ Mẫu nào, đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ.

Trải qua bao tháng năm, mưa nắng, ngôi đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc xưa và những di vật cổ có giá trị. Các hàng cột bằng gỗ liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho đền sự ấm cúng, linh thiêng.

Tin mới