4 nhân vật “độc miệng” nhất thời Tam Quốc: Gia Cát Lượng vẫn thua 1 người

Nếu xét về sự thông minh, Gia Cát Lượng không hề thua kém một ai. Nhưng nếu xét về độ “mạnh miệng” thì ông cũng phải chào thua Hình Đạo Vinh.

4 nhân vật “độc miệng” nhất thời Tam Quốc: Gia Cát Lượng vẫn thua 1 người

Nhắc đến thời Tam Quốc, chúng ta hầu như chỉ thường nghĩ đến những danh tướng tài ba cùng những trận đánh khốc liệt chấn động lịch sử. Thế nhưng ít ai biết được, rất nhiều vị tướng "võ nghệ cao cường" lại sở hữu một vũ khí vô cùng độc đáo, đó chính là "võ miệng".

1. Nghiêm Nhan

4 nhan vat “doc mieng” nhat thoi Tam Quoc: Gia Cat Luong van thua 1 nguoi

Lưu Bị ra lệnh cho Trương Phi tiến quân vào Tứ Xuyên để tấn công khu vực do Lưu Chương cầm quyền. Khi Trương Phi đối đầu với Ba Quân thì gặp phải Nghiêm Nhan lúc này đang là tướng quân trấn thủ đại quân. Với mưu kế khéo léo, Trương Phi đã đánh bại Nghiêm Nhan.

Trương Phi nuối tiếc nhân tài, muốn chiêu mộ Nghiêm Nhan làm thủ hạ của mình. Thế nhưng, Nghiêm Nhan đã nói một câu: "Ở đây chỉ có một tướng quân thà đứt đầu, chứ không chấp nhận cúi đầu trước kẻ địch". Đây chính là lý do khiến người đời gọi Nghiêm Nhan là "tướng quân đứt đầu".

Trương Phi nghe vậy thì nổi giận muốn giết Nghiêm Nhan. Nghiêm Nhan lại nói thêm một câu: "Giết thì giết đi, tức giận làm gì?".

Trương Phi hài lòng trước thái độ không chịu khuất phục của Nghiêm Nhan nên đã thay đổi ý định và đối xử với ông như khách quý.

Sau đó, Nghiêm Nhan cũng đầu hàng để về dưới trướng của Trương Phi.

2. Vương Lãng

4 nhan vat “doc mieng” nhat thoi Tam Quoc: Gia Cat Luong van thua 1 nguoi-Hinh-2

Vương Lãng trong "Tam quốc diễn nghĩa" lại có kết cục thê thảm hơn, nhưng ông cũng là một nhân vật tiêu biểu trong những "thánh mạnh miệng". Màn đấu khẩu của Vương Lãng và Gia Cát Lượng đã trở thành kinh điển.

Trong cuộc Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng, Vương Lãng tự cảm thấy "miệng mồm" của mình cũng khá điêu luyện nên muốn mắng chửi với Gia Cát Lượng trước khi đôi bên giao chiến.

"Ngày mai, trước mặt quân binh, ta sẽ khiến Gia Cát Lượng đầu hàng chỉ bằng một câu nói".

Thế nhưng Vương Lãng thật sự đã quá coi thường tài ăn nói của Gia Cát Lượng. Kết quả là Vương Lãng đã bị Gia Cát Lượng mắng té tát. Câu nói cuối cùng còn khiến Vương Lãng tức đến nỗi phải hét lớn lên cho hả giận.

Câu chửi mà Gia Cát Lượng sử dụng cũng giống như lời mà chúng ta thường dùng ngày nay: "Ta chưa bao giờ gặp người nào mặt dày trơ trẽn như ngươi".

Thật ra, "miệng mồm" của Vương Lãng cũng không vừa. Trước trận chiến với Gia Cát Lượng, Vương Lãng đều sử dụng cái miệng của mình để chọc tức không ít đối thủ. Chỉ là núi cao còn có núi cao hơn, ông đã gặp phải "thánh chửi" Gia Cát Lượng mà thôi.

3. Hình Đạo Vinh

4 nhan vat “doc mieng” nhat thoi Tam Quoc: Gia Cat Luong van thua 1 nguoi-Hinh-3

Hình Đạo Vinh là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử "Tam quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung. Trong tiểu thuyết, Hình Đạo Vinh xuất hiện tại hồi thứ 52 của tiểu thuyết và được giới thiệu là bộ tướng của Lưu Hiền, con trai của Lưu Độ, thái thú Linh Lăng.

Trước khi gặp Trương Phi và Triệu Vân, Hình Đạo Vinh đã mạnh miệng vỗ ngực nói rằng: "Với chiếc rìu đầy sức mạnh trong tay, ta sẽ dạy cho Trương Phi và Triệu Vân một bài học, một đi không trở về. Ta sẽ bắt sống Gia Cát Lượng và khiến Lưu Bị phải khuất phục".

Sự tự tin của Hình Đạo Vinh khiến ai ai cũng phải bật cười và cho rằng ông là một kẻ vô tri lại còn hay nói điêu nói khoác.

Đứng trước đội quân của Trương Phi, Hình Đạo Vinh đã hùng hổ nói: "Ta mà xưng tên thì các người sẽ sợ hãi đến chết".

Thế là Gia Cát Lượng đã cho Hình Đạo Vinh "mở mang tầm mắt" bởi một trận chửi mắng tơi bời. Sau đó, vì quá "quê độ", Hình Đạo Vinh chỉ đành dùng vũ lực để lấy lại thể diện. Ông đã một mình đấu với Trương Phi và Triệu Vân.

Kết quả là Hình Đạo Vinh đã thảm bại, phải quỳ xuống xin tha. Gia Cát Lượng cho Hình Đạo Vinh một con đường sống với điều kiện là phải mang đầu của Lưu Hiền trở lại. Thế nhưng Hình Đạo Vinh đã thừa cơ sử dụng "phản gian kế" để đánh lừa đội quân Lưu Bị. Cuối cùng, gian kế không thành, Hình Đạo Vinh đã chết trong tay của Triệu Vân.

Nếu xét về sự thông minh, Gia Cát Lượng hề thua kém một ai. Nhưng nếu xét về độ "mạnh miệng" thì ông cũng phải chào thua Hình Đạo Vinh.

4. Gia Cát Lượng

4 nhan vat “doc mieng” nhat thoi Tam Quoc: Gia Cat Luong van thua 1 nguoi-Hinh-4

Gia Cát Lượng, nhà chính trị ngoại giao kiệt xuất, từng khiến Chu Du (danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc) tức đến đến trào máu. Chưa hết, ông còn "chửi" luôn đám văn nhân của nước Đông Ngô, trở thành "trận võ mồm của những người học thức Nho gia" nổi tiếng trong "Tam quốc diễn nghĩa".

Trường hợp Gia Cát Lượng "chửi" Vương Lãng và Hình Đạo Vinh kể trên cũng là một minh chứng cho sự "độc mồm độc miệng" của ông.

Lều cỏ nơi Lưu Bị 3 lần cầu Gia Cát Lượng có gì đặc biệt?

Cổ Long Trung là một khu du lịch đặc biệt, bởi đây là nơi Gia Cát Lượng ở ẩn, tự tay cày ruộng cho đến khi Lưu Bị tới.

Lều cỏ nơi Lưu Bị 3 lần cầu Gia Cát Lượng có gì đặc biệt?
Leu co noi Luu Bi 3 lan cau Gia Cat Luong co gi dac biet?
Long Trung (Cổ Long Trung) là khu vực thuộc thành cổ của thành phố Tương Dương tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), là ngọn nguồn của văn hóa Tam Quốc với phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Ảnh: Lvmama.

Chiếc áo giúp Gia Cát Lượng điều binh khiển tướng lợi hại ra sao?

Đời Tam quốc, ngoài chiếc quạt lông vũ bảo bối (Vũ Mao Phiến) ra, Gia Cát Lượng còn có được hai chiếc áo quý.

Chiếc áo giúp Gia Cát Lượng điều binh khiển tướng lợi hại ra sao?
Lai lịch của chiếc Y và chiếc Sam này chính là một truyền kỳ trong dân gian.

Sự thật ngỡ ngàng về lời trăn trối của Lưu Bị lúc lâm chung

Trước lúc lâm chung, Lưu Bị dặn dò Gia Cát Lượng chuyện hết sức quan trọng, nhưng lời trăn trối của Lưu Bị có được Gia Lượng thực hiện?

Sự thật ngỡ ngàng về lời trăn trối của Lưu Bị lúc lâm chung
Su that ngo ngang ve loi tran troi cua Luu Bi luc lam chung
Lưu Bị là một nhân vật lớn thời Tam Quốc. Ông được mô tả là người thông minh, đa tài và biết chiêu mộ các văn sĩ, võ sĩ tài giỏi làm việc cho mình. Trong số này, Gia Cát Lượng là nhân tài lớn được Lưu Bị tốn nhiều thời gian và công sức để mời xuống núi, phò tá ông gây dựng đại nghiệp. 

Tin mới