4 nhóm người tuyệt đối không nên ăn gạo lứt

Lâu nay nhiều người vẫn cho rằng gạo lứt bổ hơn gạo trắng nhưng sự thật có phải như vậy.

4 nhóm người tuyệt đối không nên ăn gạo lứt

Gạo lứt có tốt hơn gạo trắng?

Gạo trắng là loại gạo đã xát hết vỏ trấu, cám và mầm. Quá trình sơ chế này khiến gạo trắng bị mất đi một số chất chống oxy hoá, vitamin B, khoáng chất, chất béo, chất xơ, một lượng nhỏ protein. 100 gram gạo trắng sẽ chứa khoảng 6,3g protein. Tùy theo từng giống gạo mà chỉ số đường huyết (GI) sẽ khác nhau.

Trong khi đó, gạo lứt là loại gạo còn nguyên cám, chỉ loại bỏ lớp vỏ duy nhất bên ngoài. 

4 nhom nguoi tuyet doi khong nen an gao lut

So với gạo trắng, gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhờ lớp cám gạo. Cám gạo chiếm 7-8% thành phần hạt. Vì vậy, gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, vitamin B, một số khoáng chất. 100 gram gạo lứt chứa khoảng 7,2 gram protein, 3,2 gram chất xơ. Loại gạo này chứa nhiều magie, thiamine và sắt, một ít kẽm. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa chất béo không no gamma-Oryzanol có tính chống oxy hóa cao (gấp 4 lần vitamin E) tốt cho tim mạch, giảm cholesterol trong máu.

Tuy nhiên, đã là gạo chúng đều cung cấp carbohydrate cho cơ thể. Gạo lứt và gạo trắng có sự khác biệt về mặt dinh dưỡng nhưng tỷ lệ này quá nhỏ so với nhu cầu ăn uống của mỗi người. Việc sử dụng gạo lứt hay gạo trắng mang lại hiệu quả tốt hơn còn tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng.

4 nhom nguoi tuyet doi khong nen an gao lut-Hinh-2

Nhóm người không nên ăn gạo lứt

Người bị bệnh đường ruột

Những người mắc bệnh đường ruột như viêm ruột thừa, tiêu chảy hoặc mới làm phẫu thuật liên quan đến hệ tiêu hóa không nên ăn gạo lứt. Loại gạo này chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa của cơ thể.

Người già và trẻ nhỏ

Chức năng tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ đều không tốt, do đó việc tiêu thụ các loại lương thực thô như gạo lứt sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày.

Người bị bệnh thận

Người có tiền sử mắc bệnh thận cần hạn chế dung nạp phốt pho và kali. Trong khi đó, gạo lứt lại chứa hai chất này nhiều hơn gạo trắng. Do đó, khi mắc bệnh thận, gạo lứt không phải là lựa chọn lý tưởng.

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Gạo lứt có thể gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bà bầu và mẹ đang cho con bú. Do đó, gạo trắng là sự lựa chọn thích hợp trong giai đoạn này. Ngoài ra, gạo trắng còn chứa axit folic - khoáng chất cần thiết trong quá trình mang thai, giúp giảm nguy cơ mắc một số dị tật thai bất thường.

Ăn gạo lứt thường xuyên có ảnh hưởng sức khỏe?

Gạo lứt được nhiều người tin dùng vì cho rằng giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân, thậm chí chữa các bệnh nan y.

Ăn gạo lứt thường xuyên có ảnh hưởng sức khỏe?
Với phong trào thực dưỡng, ăn kiêng, gạo lứt đã trở thành một loại ngũ cốc được nhiều người tin dùng. Nhiều người còn truyền tai nhau những tác dụng “kinh điển” của gạo lứt từ giúp giảm cân, trị mụn, chống tiêu chảy, táo bón, giúp cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí trị được bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư,…

Giảm cân trong 7 ngày với gạo lứt theo cách này

Gạo lứt chứa hàm lượng dưỡng chất, vitamin vô cùng dồi dào và có khả năng đốt cháy chất béo vượt trội. Do đó, nếu muốn sở hữu vóc dáng cân đối, thọn gọn chỉ sau 1 tuần, bạn hãy áp dụng cách giảm cân bằng gạo lứt dưới đây.

Giảm cân trong 7 ngày với gạo lứt theo cách này
Vì chứa thành phần chất xơ cao hơn gạo bình thường gấp 2 lần nên khi ăn gạo lứt, quá trình tiêu hóa sẽ chậm hơn khiến dạ dày có cảm giác no lâu hơn, từ đó giúp giảm cân nhanh chóng.

Ăn gạo lứt thay cơm: Không gầy mà còn tăng cân

Nghe bạn bè nói ăn gạo lứt có thể giảm béo, chị Mỹ Hạnh (43 tuổi, Hưng Yên) liền thực hiện ngay bởi dạo này chị tăng cân thấy rõ. Cao 1m53 mà chị nặng tới 60kg, muốn kiềm chế ăn uống nhưng rất khó bởi chị luôn thèm ăn.

Ăn gạo lứt thay cơm: Không gầy mà còn tăng cân
Nghe bạn nói ăn gạo lứt giảm cân, chị Hạnh liền ăn thay cơm. Dù không ngon như ăn gạo thường nhưng lại giải quyết được cơn đói và thèm ăn nên chị ăn luôn 3 bữa. Trước đây buổi tối chị hạn chế ăn cơm vì sợ béo thì bây giờ chị có thể thoải mái ăn 2 bát cơm gạo lứt. Được nửa tháng, chị Hạnh bước lên cân và tá hỏa khi thấy mình tăng thêm 2 ký.
Chị băn khoăn không biết gạo lứt thật sự có tác dụng giảm cân hay không, nếu ăn thì phải ăn như thế nào để đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe mà vẫn có thể giảm cân được?

Tin mới