4 sai lầm chế biến bông cải xanh rau mất sạch chất, hại sức khỏe

Cần chế biến bông cải xanh thế nào để cơ thể hấp thu được hết chất dinh dưỡng?

Bông cải xanh được đánh giá là có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có khả năng chống lại rất nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư. 

Tuy nhiên một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến việc chế biến loại rau này mất sạch chất. Vậy chúng ta cần chế biến bông cải xanh thế nào để cơ thể hấp thu được hết chất dinh dưỡng?

4 sai lam che bien bong cai xanh rau mat sach chat, hai suc khoe

1. Cắt trước khi rửa

Vẫn biết rằng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề cần ưu tiên. Tuy nhiên, việc cắt bông cải xanh trước khi rửa sẽ khiến vitamin, khoáng chất bị tan biến trong nước. 

Bạn nên để cả cây và rửa trực tiếp dưới vòi nước hoặc cẩn thận hơn mang ngâm nước muối 5-10 phút để sâu bọ bị loại bỏ ở trong nước. Ngoài ra, khi sau khi rửa sạch bông cải xanh bạn nên nấu ăn ngay kẻo làm giảm dinh dưỡng.

2. Cắt bỏ cuống bông cải xanh

Nhiều chị em nội trợ nghĩ rằng phần cuống của bông cải xanh không có chứa thành phần giúp ích gì cho cơ thể nên "bỏ đi cho nó lành". Tuy nhiên, đây là một sai lầm rất nghiêm trọng vì phần cuống là bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải đấy! 

Thậm chí khi nấu lên, nó còn có vị ngọt hơn rất nhiều. Vì vậy, khi chế biến món ăn này bạn nên tận dụng cả phần cuống, bỏ lớp vỏ bên ngoài để không bị cứng và nấu thời gian kỹ hơn chút là được.

4 sai lam che bien bong cai xanh rau mat sach chat, hai suc khoe-Hinh-2

3. Luộc bông cải xanh

Mọi người đều luộc bông cải xanh như nhiều món rau xanh khác. Cách chế biến này vô tình làm cho lượng vitamin, các khoáng chất trong bông cải xanh bị hòa tan, gây ra tình trạng bay hơi các chất dinh dưỡng.

Để bông cải xanh có thể phát huy được tác dụng đối với sức khỏe, bạn hay đem hấp hoặc ăn sống. Một ly nước ép từ bông cải xanh, củ dền và táo sẽ rất dinh dưỡng đấy! 

4. Chế biến nhiệt độ cao

Đối với bông cải xanh, chị em không nên nấu quá kỹ bởi sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm. Hơn nữa khi nấu kỹ, rau sẽ chuyển sang màu vàng úa, trông không hấp dẫn.

Theo các chuyên gia, chế biến súp lơ xanh ở nhiệt độ cao còn khiến nhiều thành phần vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư bị giảm hoặc mất hết tác dụng. Tốt hơn hết nên chế biến bông cải xanh ở nhiệt độ vừa phải để thu về những dinh dưỡng thiết yếu.

Ăn ít 5 bộ phận này của con lợn, tuổi thọ chắc chắn kéo dài

Thịt lợn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong con lợn, có 5 bộ phận được các bác sĩ khuyến cáo đừng nên ăn kẻo hại sức khỏe.

Theo quan điểm của y học Trung Quốc, phần nạc trong thịt lợn có thể dưỡng âm, dương ẩm, thúc đẩy nhu động ruột đường tiêu hóa, giảm táo bón. Không chỉ vậy, thịt lợn còn cung cấp axit béo cho cơ thể, để các vitamin tan trong chất béo được cơ thể hấp thu và sử dụng tốt hơn. Tuy thịt lợn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong con lợn, có 5 bộ phận được các bác sĩ khuyến cáo đừng nên ăn kẻo hại sức khỏe:

1. Lòng lợn

Không thể phủ nhận các chất dinh dưỡng có trong lòng lợn rất tốt, có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng chất béo và các nguyên tố vi lượng cao giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu của cơ thể.

Thế nhưng, chúng ta cũng không thể không kể đến lượng lớn cholesterol có trong lòng lợn. Nạp quá nhiều chất này có thể dẫn đến tăng cân, tăng hàm lượng mỡ trong máu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Nhiều loại vi khuẩn cũng có thể sinh sôi trong lòng lợn nên việc ăn thường xuyên sẽ tạo gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể.

Đặc biệt, trong ruột già có một lớp mỡ dày, chứa nhiều cholesterol, ăn nhiều dễ dẫn tới tăng lipid máu, các bệnh tim mạch và mạch máu não. Ngoài ra, hàm lượng purin trong ruột già đặc biệt cao, dễ gây bệnh gút.

2. Óc lợn

Óc lợn được khá nhiều người ưa thích, đặc biệt là khi ăn lẩu. Tuy nhiên, phần này của lợn cũng rất giàu cholesterol, ăn quá nhiều cũng gây ra các triệu chứng như tăng mỡ máu, tạo gánh nặng cho tim mạch và mạch máu não, tích tụ chất béo và dẫn đến tăng cân. Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, vì thế ăn óc lợn thường xuyên thực sự không tốt cho sức khỏe.

3. Gan

Gan lợn có nhiều vitamin, đặc biệt là chất sắt. Thế nhưng, khi ăn gan cần chú ý không nên ăn quá nhiều vì đây là cơ quan giải độc lớn nhất của con lợn. Thông thường, thức ăn và thuốc đều đi qua gan để giải độc, điều đó khiến gan của lợn tích tụ kim loại nặng, các chất có hại.

4. Phổi lợn

Phổi lớn có rất nhiều vi khuẩn, độc tố và không dễ làm sạch. Nếu ăn thường xuyên và không được chế biến kĩ sẽ dẫn đến hàm lượng kim loại nặng tích tụ trong cơ thể vượt mức cho phép, rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

5. Cổ lợn

Hàm lượng chất béo trong cổ lợn rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ lợn cũng có các hạch bạch huyết chứa vi khuẩn và vi rút, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh 

Đóng cửa kín mít khi bật điều hòa ai cũng tưởng đúng nhưng chuyên gia lắc đầu

Sử dụng điều hòa trong ngày hè bạn nên tránh mắc phải 3 sai lầm này kẻo vừa gây tốn điện vừa hại sức khỏe.

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Thói quen của nhiều gia đình là bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, nếu nhiệt độ trong nhà chênh lệch với ngoài trời quá cao thì rất hại sức khỏe. Để điều hòa nhiệt độ quá thấp khiến cho bạn cũng như các thành viên trong nhà dễ bị cảm lạnh. Nhất là với trẻ dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà.

Đóng chặt cửa khi sử dụng điều hòa

Thay đổi nhiệt độ điều hòa đột ngột

Một trong những sai lầm khi sử dụng điều hòa là bạn thường xuyên thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên cho trẻ bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Chính vì vậy, trước khi ra khỏi phòng, bạn nên cho trẻ đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.

Cách sử dụng điều hòa trong ngày hè tiết kiệm điện

Không bật tắt liên tục và nhớ ngắt aptomat: Khi bạn có thói quen để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì bạn nên dừng lại. Bởi thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.

Dong cua kin mit khi bat dieu hoa ai cung tuong dung nhung chuyen gia lac dau

Không nên bật điều hòa liên tục

Chọn chế độ “dry”: Theo chia sẻ của TS Trần Văn Thịnh, Bộ môn Thiết bị điện, điện tử - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, khi hoạt động ở chế độ cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng nên điện năng tiệu thụ cần khá nhiều. Khi bạn bật điều hòa ở chế độ dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn nên tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát.

Nên hẹn giờ tắt máy: Khi sử dụng điều hòa bạn nên sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào ban đêm. Việc bạn hẹn giờ tắt điều hòa không chỉ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, mà còn có thể tiết kiệm điện rất hiệu quả.  

Tin mới