4h sáng, cả làng ùn ùn đi bắt ốc bươu vàng cứu lúa

Thời điểm này, bà con nông dân xã Hòa Sơn (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đang khẩn trương ra đồng bắt ốc bươu vàng hại lúa.

4h sang, ca lang un un di bat oc buou vang cuu lua
Ngay từ sáng sớm, bà con nông dân xã Hòa Sơn (Đô Lương) đã có mặt trên ruộng để bắt ốc bươu vàng. 
Mấy ngày nay, chị Thái Thị Vân ở xóm Minh Thọ, xã Hòa Sơn phải gác lại các công việc khác, tập trung ra đồng đối phó với nạn ốc bươu vàng.
Chị Vân cho biết, nhà chị làm 3 sào ruộng, 2 mẹ con phải đi bắt ốc khi 4 giờ sáng. Sau gần 4 tiếng đồng hồ mới bắt được hơn một nửa diện tích, nhưng số ốc đã gần 50kg; số ốc này được chở về nhà làm thức ăn cho vịt.
"Khi gặt lúa vụ xuân đã có ốc bươu vàng, khi dập ruộng, ốc đã bị nhấn chìm. Tuy nhiên, sau khi gieo cấy lúa hè thu khoảng 10 - 15 ngày, ốc bươu vàng đã nở đầy giữa ruộng và lớn rất nhanh. Hiện ruộng nhà tôi ốc đặc, có những con to như quả trứng gà" - chị Vân cho biết.
4h sang, ca lang un un di bat oc buou vang cuu lua-Hinh-2
 Theo bà con nông dân, bắt ốc thủ công tuy mất thời gian nhưng an toàn cho sức khỏe và môi trường.
Hiện khắp các cánh đồng ở xã Hòa Sơn, nhất là các xóm Minh Thọ, Đông Xuân, Vạn Yên, Vũ Vũ, Khuôn, Hồ Sen… ốc bươu vàng sinh sôi dày đặc trên ruộng, các con mương...
Từ sáng sớm, người người, nhà nhà đã gọi nhau ra đồng mang theo xô, chậu, bì và các thùng gỗ để bắt ốc, tạo nên phong trào toàn dân tiêu diệt ốc bươu vàng. Ốc sau khi bắt được bà con đổ trên đường, đựng trong bì, phơi nắng cho chết hoặc làm thức ăn cho vịt, cá…
4h sang, ca lang un un di bat oc buou vang cuu lua-Hinh-3
 Chị Thái Thị Vân ở xóm Minh Thọ, xã Hòa Sơn bắt ốc bươu vàng về làm thức ăn cho vịt, cá. 
Theo bà Chu Thị Lương ở xóm Minh Thọ, trên thị trường có bán thuốc diệt ốc, nhưng bà con không dùng vì phun thuốc không chỉ ốc chết mà cua, cá, lươn trên ruộng đều chết hết, thấy vậy ai cũng sợ độc, sợ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bắt ốc thủ công tuy mất thời gian nhưng an toàn.
"Nhà tôi làm 3 sào lúa, ốc bươu vàng bắt một, hai ngày chưa thể hết được mà phải bắt đi, bắt lại nhiều lần. Nếu không phun thuốc phải quyết tâm bắt cho bằng sạch vì ốc nở rất nhanh, chẳng mấy chốc mà đầy đồng".
4h sang, ca lang un un di bat oc buou vang cuu lua-Hinh-4
Sau khi gieo cấy lúa hè thu khoảng 10 - 15 ngày, ốc bươu vàng đã nở đầy giữa ruộng và lớn rất nhanh.  
Ông Nguyễn Cao Đồng - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho biết: “Vụ hè thu này toàn xã có 303 ha lúa. Mấy ngày qua, ruộng của 10/10 xóm đều xuất hiện nhiều ốc bươu vàng. Xã đã vận động bà con tập trung lực lượng diệt ốc. Đến 20/6, nạn ốc bươu vàng tại địa phương tạm thời đã được khống chế”.

Phát hoảng với tôm hùm hung dữ của người Trung Quốc tại Việt Nam

Mấy ngày qua, người dân ở xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xôn xao trước sự xuất hiện của những con tôm hùm đỏ hung dữ, có thể đi tới và đi lùi.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Bảy Liêm, nhà ở ấp 6, xã Tân Hội Trung kể: “Tháng 4.2016, khi chúng tôi đang chuẩn bị thu hoạch lúa thì một người đàn ông nói giọng Bắc và những người Trung Quốc đến đây bàn việc thuê đất. Họ thuê giá cao gấp rưỡi giá vùng này, là 35 triệu đồng/ha/năm, thời hạn thuê 3 năm, nói để trồng sen. Tôi có hơn 5ha, nhưng không cho thuê vì thấy cách nói chuyện của họ không đáng tin. Nhưng những người hàng xóm của tôi là ông Út Lủi, ông Hai Cạc, ông Ba Liêm thì cho họ thuê khoảng 5ha. Riêng tại vị trí xây dựng kho, họ thuê thêm hơn 20ha nữa, nói là trồng sen”.

Kinh hoàng 5 loài bị cấm trở thành "hàng hot" ở Việt Nam

Không chỉ tôm hùm đất, nhiều loài vật bị cấm nuôi ở Việt Nam nhưng một số người vẫn lén lút nuôi, mua bán, thậm chí "hô biến" chúng thành đặc sản.

Dư luận đang xôn xao với việc sinh vật ngoại lai được cho là tôm hùm đỏ hay còn gọi là tôm hùm đất (tên khoa học Procambarus clarkii) được nuôi lén ở Đồng Tháp. Theo quy định, doanh nghiệp muốn nhập khẩu loại này vào Việt Nam phải xin giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tin mới