5 bệnh nguy hiểm mà người ăn nhiều thịt dễ mắc phải

Thịt cung cấp protein, chất béo và nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều thịt cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường

Người ăn nhiều thịt nhất là thịt chứa nhiều mỡ sẽ làm tăng axit béo, triglycerid trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2. Các axit béo dư thừa và triglycerid sẽ ức chế sự hoạt động của insulin và hệ quá là đường huyết tăng cao. 

Béo phì

Nguyên nhân dẫn tới béo phì là do dư thừa quá nhiều calo. Việc này có thể bắt nguồn từ hành động ăn quá nhiều mỡ động vật, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì người ta có xu hướng lười vận động và làm năng lượng dư thừa không được tiêu hao tiếp tục tích tụ thành mỡ. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.

5 benh nguy hiem ma nguoi an nhieu thit de mac phai

Bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu của Trường đại học Harvard, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt. Người ăn thịt cũng có nồng độ cholesterol trong máu cao gấp nhiều lần so với người ăn chay. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy... 

Gây bệnh gout và bệnh viêm khớp

Nghiên cứu cho thấy, thận của người ăn thịt phải làm việc nhiều gấp 3 lần so với người ăn chay. Nguyên nhân là do nó phải làm việc để tiết những độc tố nitơ phức hợp. Ăn quá nhiều thịt sẽ làm thận phải làm việc quá tải và mệt mỏi. Khi đó, các axit uric không bài tiết hết sẽ lắng đọng trong khắp cơ thể và được các cơ bắp hút hết (có thể hình dung như miếng bọt biển hút nước). Sau đó, axit uric có thể đông cứng lại ở dạng tinh thể. Nó xuất hiện ở các khớp thì gây ra viêm khớp, bệnh gout. Nếu tập trung ở các dây thần kinh thì gây bệnh viêm dây thần kinh, đau dây thần kinh hông.

5 benh nguy hiem ma nguoi an nhieu thit de mac phai-Hinh-2

Bệnh gan

Gan làm nhiệm vụ tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Khi ăn quá nhiều thịt và mỡ động vật, gan phải làm việc vất vả, lâu dần sẽ bị tổn thương. Nó có thể gẫn đến tình trạng gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.

Thịt đỏ không tốt cho sức khỏe, nhưng ăn theo cách này giảm bớt tác hại

Ăn thịt đỏ thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư…Nhưng nếu chọn biết ăn thịt đỏ đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể tác hại của nó.

Thịt đỏ bao gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt nai, thịt dê. Không bao gồm: thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngan, thịt chim, thịt gà, thịt thỏ.

Những "đại kỵ" khi ăn lươn, biết mà tránh kẻo rước họa vào thân

Lươn là thực phẩm không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng biết ăn lươn đúng cách để khỏi rước bệnh vào người.

Nhung
Ảnh minh họa: Internet. 

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, thích hợp với người lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.

Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư… và đánh giá lươn là một trong "tứ đại hà tiên" (4 món ngon dưới nước). Trong khi người Nhật Bản nhận định thịt lươnchẳng khác gì "sâm động vật", là thực phẩm giúp thông huyết mạch, lợi gân cốt cực quý trong Đông y.

Tuy nhiên khi ăn lươn nên lưu ý những điều sau:

Không ăn lươn cùng thực phẩm có tính hàn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau khi ăn lươn, chạch bạn không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu... vì kết hợp những thực phẩm này với nhau có thể khiến bạn bị ngộ độc.

Không nên ăn lươn đã chết

Không ít bà nội trợ quan niệm, lươn chết hoặc đã ươn chỉ kém tươi ngon một chút so với lươn còn sống. Nhưng bạn không nên tiếc rẻ để ăn những con lươn đã chết hoặc ươn dù cho trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể.

Cũng bởi, khi lươn chết hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Nhung
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao. Ảnh minh họa: Internet. 

Tin mới