5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc

Những bộ tiểu thuyết kinh điển như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Hồng Lâu mộng … là những viên ngọc vô cùng quý giá trong kho tàng văn học Trung Hoa.

Văn hoá Trung Quốc trước thế kỷ 14, chủ yếu là sáng tác thi ca, tản văn cùng tiểu thuyết ngắn. Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 14, tiểu thuyết dài mới bắt đầu lần lượt ra đời. Cùng điểm lại 5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc.
1. Tam Quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Đây là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của Trung Quốc, cũng là tiểu thuyết lịch sử dài có tính tiêu biểu nhất của Trung Quốc. Tác giả La Quán Trung, đại khái sống trong khoảng thời gian từ năm 1330 đến năm 1400.
5 bo tieu thuyet kinh dien trong lich su Trung Quoc
 
Tam Quốc Diễn Nghĩa lấy đề tài lịch sử Trung Quốc từ năm 184 đến năm 280 sau công nguyên. Lúc đó Trung Quốc có ba nước Nguỵ, Thục, Ngô cùng tồn tại hình thành thế kiềng ba chân, để giành sự thống nhất đất nước, giữa ba nước không ngừng xảy ra các cuộc đấu tranh quân sự. Trên cơ sở truyền thuyết dân gian và sáng tác của các nghệ nhân dân gian, tác giả đã vận dụng tài liệu chính sử, miêu tả trình bày một cách sinh động các sự kiện quân sự, chính trị, ngoại giao rối ren giữa ba nước.
Là một bộ tiểu thuyết chuyên miêu tả cuộc đấu tranh quân sự, điều thu hút độc giả nhất của Tam Quốc Diễn Nghĩa là trí tuệ quân sự thể hiện trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết đã xây dựng thành công hình ảnh nhiều nhân vật như Hoàng đế nước Nguỵ Tào Tháo, Hoàng đế nước Ngô Tôn Quyền, quân sư nước Thục Gia Cát Lượng...
2. Thủy Hử - Thi Nại Am
Đây là một bộ tiểu thuyết dài miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân, tiểu thuyết ra đời vào cuối thế kỷ 14. Nhân vật chính của tiểu thuyết là 108 đầu lĩnh quân khởi nghĩa đứng đầu là Tống Giang. Họ có người vì nguyên nhân chính trị, có người vì nguyên nhân kinh tế, hoặc chỉ vì nghĩa khí, đã tụ họp lại với nhau tại một nơi gọi là "Lương Sơn", cướp giàu giúp nghèo, phản đối sự thống trị hà khắc của chính quyền. Bởi vậy quân khởi nghĩa được gọi là "Hảo hán Lương Sơn".
5 bo tieu thuyet kinh dien trong lich su Trung Quoc-Hinh-2
 
Trước khi tiểu thuyết ra đời, truyện Lương Sơn đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, hý kịch tương quan cũng rất nhiều. Sau này do Thi Nại Am gia công chỉnh lý, tái sáng tác trở thành bộ tiểu thuyết dài. Tiểu thuyết đã thể hiện được nền chính trị văn hoá, phong tục tầm thường, cảnh quan xã hội đời nhà Tống Trung Quốc thế kỷ 10 đến 13, về mặt xây dựng nhân vật cũng thu được thành tựu tương đối khá.
3. Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân
Là một trong những bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng Trung Quốc, Tây Du Ký chiếm vị trí độc đáo trong lịch sử văn học Trung Quốc. Với cốt truyện là quá trình hoà thượng Huyền Trang đời nhà Đường Trung Quốc thế kỷ thứ 9 đi Ấn Độ lấy kinh, qua chỉnh lý, cấu tứ, tác giả Ngô Thừa Ân cuối cùng đã viết xong bộ tiểu thuyết này trên cơ sở truyền thuyết dân gian. Đây là bộ tiểu thuyết thần thoại dài đầu tiên của Trung Quốc.
5 bo tieu thuyet kinh dien trong lich su Trung Quoc-Hinh-3
 
Tiểu thuyết mượn chuyện thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 nạn trên đường đi lấy kinh, triết xạ ra nhiều tình hình xã hội hiện thực trong nhân gian. Về xây dựng nhân vật, tiểu thuyết áp dụng phương pháp xây dựng nhất thể giữa người trần, thần thánh và thú vật, sáng tạo ra các hình ảnh bất hủ như Tôn Ngộ Không gan to tày trời, Trư Bát Giới đáng ghét đáng yêu v.v. Trong đó, tiểu thuyết đã kết hợp giữa phật giáo với đạo giáo Trung Quốc, có thể nói là rất có đặc sắc Trung Quốc.
4. Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần
Hồng Lâu Mộng thuộc tác phẩm nguyên sáng tác. Tác giả Tào Tuyết Cần là hậu duệ của quan liêu suy sụp, ông nội và cha ông đều từng làm quan hiển hách, có quan hệ gắn bó với hoàng tộc, nhưng đến đời Tào Tuyết Cần, gia đình đã không còn quyền thế, thậm chí đời sống khó khăn. Thông thường cho rằng, Tào Tuyết Cần đã sáng tác ra Hồng Lâu Mộng bởi cảm thán trước cảnh ngộ của đời của mình, hơn nữa vì nghèo nàn, tiểu thuyết chưa hoàn thành, Tào Tuyết Cần đã qua đời. Sau này trong quá trình sao chép lưu truyền, có một nhà tiểu thuyết tên là Cao Ngạc đã viết tiếp hoàn thành bộ tiểu thuyết, đó tức là Hồng Lâu Mộng bản 120 hồi hiện hành.
5 bo tieu thuyet kinh dien trong lich su Trung Quoc-Hinh-4
 
Thông qua miêu ta bốn gia tộc lớn họ "Giả, Sử, Vương, Tiết" nhất là sự vinh suy của nhà họ Giả, đã mở ra tầm nhìn xã hội rộng lớn. Thành tựu nổi bật của tiểu thuyết là ở chỗ khắc hoạ nhân vật, cũng như miêu tả cảnh cuộc sống ngày thường. Hồng Lâu Mộng là tác phẩm đỉnh cao sáng tác văn học cổ điển Trung Quốc được công nhận .
5. Liêu trai chí dị - Bồ Tùng Linh
“Liêu trai chí dị” (những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm), là tập Đoản thiên tiểu thuyết gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của Bồ Tùng Linh.
Bộ truyện được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại.
5 bo tieu thuyet kinh dien trong lich su Trung Quoc-Hinh-5
 
Đề tài chủ yếu của “Liêu trai chí dị” do tác giả sưu tầm trong dân gian, hoặc rút từ truyện chí quái đời Lục triều và các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm. Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma quái, hồ li lang sói, hổ báo khỉ vượn, voi rắn độc trùng cho tới cây cỏ hoa lá, khói mây gạch đá, v.v…. Nhưng không chỉ vậy, xuyên suốt các tác phẩm là những câu chuyện về người và việc trong cuộc sống đời thường. Tất cả những đề tài trên được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm ý chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sĩ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu.

Bản doanh phái Hoa Sơn trong phim Kim Dung lừng lẫy thế nào

Nếu ai từng là fan của những bộ phim kiếm hiệp Kim Dung, chắc hẳn không thể quên đại bản doanh lừng lẫy của phái Hoa Sơn.

Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Nơi đây được biết đến với 5 ngọn núi chính, trong đó ngọn Nam Phong hay còn gọi là Lạc Nhạn là đỉnh cao nhất, với 2.154,9 m. Năm 1990, Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Giải mã môn phi thiềm tẩu bích trong tiểu thuyết võ hiệp

(Kiến Thức) - Phi thiềm tẩu bích là một môn khinh công thường được nhắc nhiều trong các tiểu thuyết võ hiệp nhưng ít người biết nó hiện vẫn tồn tại trong thực tế.

Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep
 Trong tiểu thuyết võ hiệp, khi miêu tả các cao thủ võ lâm ban đêm đi thám thính hoặc đột nhập vào nơi nào, nhà văn đều tả rằng họ dùng thuật “phi thiềm tẩu bích” chạy trên nóc nhà, bờ tường mà đến.
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-2
 Vì sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp nên cụm từ phi thiềm tẩu bích cũng được nhiều người biết đến dù ý nghĩa của nó thì chưa chắc tất cả mọi người đã thấu suốt. Nhưng mặt khác cũng lại có người cho rằng đó chỉ là cái tên do các nhà văn bịa ra mà thôi.
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-3
 Sự thực thì trong kho tàng võ học cổ nhân truyền lại đến nay có một môn gọi là phi thiềm tẩu bích thật. Nó thuộc dòng các môn khinh thân công, tức là luyện cho thân thể nhẹ nhàng. Trong sách "Phương pháp luyện ngạnh công và nhuyễn công" do Nxb Long An ấn hành năm 1990, chính võ sư Hàng Thanh có nhắc đến sự tồn tại của nó.
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-4
 Võ sư Hàng Thanh viết: “Thường trong những thiên ký sự hay tiểu thuyết võ hiệp, cổ nhân thuật tả những trang hiệp sĩ hoặc những đạo tặc... đều có võ công cao cường, phi thiềm tẩu bích ra vào thành cao hào rộng mà đối với người thường thì là những trở ngại khó có thể vượt qua, ấy là những công phu tuyệt hảo của võ lâm chứ chẳng phải hoàn toàn là chuyện bịa chơi của các nhà văn".
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-5
 Tuy vậy, đến ngày nay, thuật phi thiềm tẩu bích chỉ còn rất ít môn phái lưu giữ và những người luyện thành cũng lại càng ít. Họa may có lẽ chỉ còn các võ tăng ở Thiếu Lâm là vẫn thường xuyên rèn luyện môn này.
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-6
Theo từ điển mở Baike của mạng Baidu, phi thiềm tẩu bích còn có tên khác là hoành bài bát bộ, là một môn thuộc dòng khinh công. Phương pháp tập luyện của nó khá đơn giản. Khởi sự luyện thì may những túi dày bên trong chứa các hạt mạt sắt để đeo vào hai cánh tay và hai chân cho nặng rồi mỗi ngày vào lúc hoàng hôn thì tìm một cái bờ tường mà tập. 
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-7
 Việc đeo thêm túi mạt sắt là để ép cho thân thể phải mang theo vật nặng mà tập thì đến khi bỏ vật nặng ra sẽ chạy nhảy như chim. Việc này cũng cùng một nguyên lý như chuyện Phạm Ngũ Lão đổ cát vào ống quần tập nhảy trước khi vào cung thi võ trong lịch sử nước ta.
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-8
 Bắt đầu tập luyện thì trước hết lấy đà rồi phi lên bờ tường và chạy ngang thân theo mặt phẳng bờ tường. Hai chân thay nhau bước tới cho đến khi nào thân hết đà buộc phải nhảy xuống đất. Lại tiếp tục quay trở lại lấy sức lặp lại động tác.
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-9
 Bất luận là ai, hễ sức còn cường tráng, đều có thể chạy như vậy được 2, 3 bước thậm chí có người chạy được 3 bước. Cùng với quá trình luyện tập, tăng dần lượng mạt sắt mang theo chân tay. Sau một năm kiên trì luyện tập, có thể chạy ngang trên tường được 8 bước.
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-10
 Đến lúc này thì cơ thể đã rất nhẹ. Vẫn tiếp tục kiên trì luyện tập như vậy và tăng dần lượng mạt sắt lên đến 5 kg thì một năm sau có thể chạy ngang được hơn 8 bước và lúc đó có thể bước vào giai đoạn 3 của công phu là chuyển từ chạy ngang thành chạy xéo lên trên.
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-11
Để có thể chạy xéo lên phía trên thì phải luyện thêm cách lắc hai cánh tay để điều khiển. Khi đó, thân vẫn chạy ngang nhưng tay trái lắc xuống phía dưới bên trái, tay phải cũng lắc về hướng bên trái rồi thân cũng theo hướng chính vị của tường mà chạy lên. 
Giai ma mon phi thiem tau bich trong tieu thuyet vo hiep-Hinh-12
 Khi mang theo mạt sắt mà có thể chạy được hơn 8 bước trên tường thì bỏ các túi đựng mạt sắt ra, thân thể nhẹ như vượn, có thể chạy qua tường dễ dàng như trên đất bằng.

Tin mới