5 điểm trên Trái đất con người chưa bao giờ đặt chân đến

5 điểm trên Trái đất con người chưa bao giờ đặt chân đến

Đó đều là những kỳ quan thiên nhiên còn giữ nguyên được vẻ đẹp nguyên sơ, chưa từng xuất hiện bất cứ vết tích nào của loài người.

Xem toàn bộ ảnh
Núi "bàn mây" Tepui, Venezuela Tên gọi của  kỳ quan thiên nhiên này có nghĩa là một dãy núi cao lớn, hùng vĩ còn vượt qua cả những tầng mây. Tepui là dãy núi có địa hình bằng phẳng, được tìm thấy ở cao nguyên Guayana, Nam Mỹ, đặc biệt là tại Venezuela. Trong ngôn ngữ của người dân Pemón sống ở Gran Sabana, "tepui" có nghĩa là "nhà của các vị thần".
Núi "bàn mây" Tepui, Venezuela
Tên gọi của kỳ quan thiên nhiên này có nghĩa là một dãy núi cao lớn, hùng vĩ còn vượt qua cả những tầng mây. Tepui là dãy núi có địa hình bằng phẳng, được tìm thấy ở cao nguyên Guayana, Nam Mỹ, đặc biệt là tại Venezuela. Trong ngôn ngữ của người dân Pemón sống ở Gran Sabana, "tepui" có nghĩa là "nhà của các vị thần".
Ngọn núi này tồn tại độc lập, không liên kết với ngọn núi nào khác, là nơi sinh trưởng của hàng trăm loài động thực vật đặc hữu. Ngọn núi này đứng thẳng gần như tuyệt đối và cao hơn 1.000m so với khu rừng xung quanh. Các vách đá dựng thẳng đứng, nhiều điểm đạt độ cao tới 3.000m khiến nơi này không thể tiếp cận bằng cách đi bộ. Tepui là phần còn lại của một cao nguyên đá sa thạch lớn, từng bao phủ bởi lớp đá granit. Qua hàng triệu năm, nơi này đã bị xói mòn và tất cả những gì còn sót lại là Tepui mà chúng ta thấy ngày nay. Các nhà khoa học lẫn nhà thám hiểm đều chưa thể đặt chân lên đến tận cùng của đỉnh Tepui.
Ngọn núi này tồn tại độc lập, không liên kết với ngọn núi nào khác, là nơi sinh trưởng của hàng trăm loài động thực vật đặc hữu. Ngọn núi này đứng thẳng gần như tuyệt đối và cao hơn 1.000m so với khu rừng xung quanh. Các vách đá dựng thẳng đứng, nhiều điểm đạt độ cao tới 3.000m khiến nơi này không thể tiếp cận bằng cách đi bộ. Tepui là phần còn lại của một cao nguyên đá sa thạch lớn, từng bao phủ bởi lớp đá granit. Qua hàng triệu năm, nơi này đã bị xói mòn và tất cả những gì còn sót lại là Tepui mà chúng ta thấy ngày nay. Các nhà khoa học lẫn nhà thám hiểm đều chưa thể đặt chân lên đến tận cùng của đỉnh Tepui.
Thác Honokohau (Mỹ) "Xa lạ" là từ mà các nhà thám hiểm miêu tả khi họ lần đầu tiên phát hiện ra thác Honokohau nằm trên đảo Maui, thuộc quần đảo Hawaii (Mỹ). Nơi này chính là địa điểm xuất hiện nhiều trong bộ phim "Công viên kỷ Jura" vì nó mang tới cho khán giả cái nhìn và một cảm nhận về một thế giới hoàn toàn "xa lạ" so với phần còn lại.
Thác Honokohau (Mỹ)
"Xa lạ" là từ mà các nhà thám hiểm miêu tả khi họ lần đầu tiên phát hiện ra thác Honokohau nằm trên đảo Maui, thuộc quần đảo Hawaii (Mỹ). Nơi này chính là địa điểm xuất hiện nhiều trong bộ phim "Công viên kỷ Jura" vì nó mang tới cho khán giả cái nhìn và một cảm nhận về một thế giới hoàn toàn "xa lạ" so với phần còn lại.
Kỳ quan thiên nhiên thế giới này chưa từng được chinh phục bởi bất kì ai, vì độ cao khó tưởng tượng cùng địa hình dốc thẳng đứng. Không thể tiếp cận ngọn thác này bằng xe hơi hay đi bộ đường dài, cách duy nhất để chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời này là đi trực thăng du lịch. Nó được đặt tên theo dòng sông dài Honokohau chảy từ đỉnh Puu Kukui, nơi hàng năm nhận lượng mưa lên tới 9.000mm, cũng là khu vực được cho là có lượng mưa cao nhất thế giới.
Kỳ quan thiên nhiên thế giới này chưa từng được chinh phục bởi bất kì ai, vì độ cao khó tưởng tượng cùng địa hình dốc thẳng đứng. Không thể tiếp cận ngọn thác này bằng xe hơi hay đi bộ đường dài, cách duy nhất để chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời này là đi trực thăng du lịch. Nó được đặt tên theo dòng sông dài Honokohau chảy từ đỉnh Puu Kukui, nơi hàng năm nhận lượng mưa lên tới 9.000mm, cũng là khu vực được cho là có lượng mưa cao nhất thế giới.
Rừng núi đá ở Madagascar Những mỏm đá và hẻm núi sắc lẹm, tưởng như có thể xuyên thủng cả bầu trời xanh trong phía trên là đặc sản của rừng núi đá tại Cộng hòa Madagascar, châu Phi. Chúng được hình thành qua hàng triêu năm và các hang động hẹp nằm sâu dưới lòng đất, nơi sâu nhất là 120m. Những cơn mưa gió mùa đã làm xói mòn lớp đá vôi dày và trầm tích từ kỷ Phấn Trắng, từ đó tạo thành một trong những kỳ quan thiên nhiên độc đáo và cũng bí ẩn bậc nhất thế giới với con người.
Rừng núi đá ở Madagascar
Những mỏm đá và hẻm núi sắc lẹm, tưởng như có thể xuyên thủng cả bầu trời xanh trong phía trên là đặc sản của rừng núi đá tại Cộng hòa Madagascar, châu Phi. Chúng được hình thành qua hàng triêu năm và các hang động hẹp nằm sâu dưới lòng đất, nơi sâu nhất là 120m. Những cơn mưa gió mùa đã làm xói mòn lớp đá vôi dày và trầm tích từ kỷ Phấn Trắng, từ đó tạo thành một trong những kỳ quan thiên nhiên độc đáo và cũng bí ẩn bậc nhất thế giới với con người.
Không có sự tồn tại của con người, thậm chí số người thám hiểm được khu rừng độc nhất vô nhị này chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi sự khắc nghiệt và yếu tố địa hình gần như không thể chinh phục của nơi này. Chỉ có một số ít loài có thể tồn tại ở đây, ví như loài vượn cáo này. Sống cùng chúng chỉ là một số loài bò sát, côn trùng và thực vật.
Không có sự tồn tại của con người, thậm chí số người thám hiểm được khu rừng độc nhất vô nhị này chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi sự khắc nghiệt và yếu tố địa hình gần như không thể chinh phục của nơi này. Chỉ có một số ít loài có thể tồn tại ở đây, ví như loài vượn cáo này. Sống cùng chúng chỉ là một số loài bò sát, côn trùng và thực vật.
Dallol, Ethiopia Nơi đây được giới săn ảnh mệnh danh là địa ngục của Trái Đất. hay núi lửa trên cạn thấp nhất thế giới. Nguyên nhân là bởi với môi trường có độ muối cao kỉ lục, không có loài động vật và thực vật nào có thể tồn tại. Và việc con người không thể đặt chân khám phá nơi này cũng là điều dễ hiểu.
Dallol, Ethiopia
Nơi đây được giới săn ảnh mệnh danh là địa ngục của Trái Đất. hay núi lửa trên cạn thấp nhất thế giới. Nguyên nhân là bởi với môi trường có độ muối cao kỉ lục, không có loài động vật và thực vật nào có thể tồn tại. Và việc con người không thể đặt chân khám phá nơi này cũng là điều dễ hiểu.
Dallol nằm ở vùng trũng của sa mạc Danakil, nằm phía Đông Bắc Ethiopia. Khu vực bí ẩn này nằm dưới mực nước biển 116m, nhiệt độ trung bình hàng năm là 35 độ C. Gần đó là núi lửa Dallol, từng phun trào vào cuối năm 1926. Nơi này cực kỳ nóng và siêu mặn, là mồ chôn cho bất cứ sự sống nào song lại là thiên đường của những tay săn ảnh dũng cảm. Song họ cũng không thể đứng ở đây lâu nếu không muốn bỏ mạng.
Dallol nằm ở vùng trũng của sa mạc Danakil, nằm phía Đông Bắc Ethiopia. Khu vực bí ẩn này nằm dưới mực nước biển 116m, nhiệt độ trung bình hàng năm là 35 độ C. Gần đó là núi lửa Dallol, từng phun trào vào cuối năm 1926. Nơi này cực kỳ nóng và siêu mặn, là mồ chôn cho bất cứ sự sống nào song lại là thiên đường của những tay săn ảnh dũng cảm. Song họ cũng không thể đứng ở đây lâu nếu không muốn bỏ mạng.
Núi Gangkhar Puensum Ngọn núi cao nhất mà con người chưa thể chinh phục chính là núi Gangkhar Puensum, nằm trong vùng lãnh thổ còn tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc. Núi cao 7.570m so với mực nước biển. Núi được "đo chiều cao" lần đầu tiên vào năm 1922, song nhiều người cho rằng độ cao này vẫn chưa chính xác vì đoàn thám hiểm khi đó đã không thể chinh phục tới đỉnh. Ngoài ra, leo núi ở Bhutan còn là một hành vi bị cấm vì tôn trọng tín ngưỡng.
Núi Gangkhar Puensum
Ngọn núi cao nhất mà con người chưa thể chinh phục chính là núi Gangkhar Puensum, nằm trong vùng lãnh thổ còn tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc. Núi cao 7.570m so với mực nước biển. Núi được "đo chiều cao" lần đầu tiên vào năm 1922, song nhiều người cho rằng độ cao này vẫn chưa chính xác vì đoàn thám hiểm khi đó đã không thể chinh phục tới đỉnh. Ngoài ra, leo núi ở Bhutan còn là một hành vi bị cấm vì tôn trọng tín ngưỡng.
Kỳ quan thế giới có thể được trông thấy từ rất xa.
Kỳ quan thế giới có thể được trông thấy từ rất xa.

GALLERY MỚI NHẤT