5 dự án đường sắt đội vốn khủng như nào ở Việt Nam?

(Kiến Thức) - Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, do không lường hết được các khâu của dự án đường sắt đô thị nên phải điều chỉnh lại, dẫn đến đội vốn lên rất nhiều. 

5 dự án đường sắt đội vốn khủng như nào ở Việt Nam?
Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) đặt vấn đề, trong điều kiện nguồn vốn trong nước khó khăn nhưng việc sử dụng vốn vay ODA làm 5 dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP HCM đều chậm trễ, đội vốn lớn tới hơn 81.000 tỷ đồng.
5 dự án đường sắt đội vốn khủng cỡ nào?
Theo số liệu cập nhật tới cuối tháng 3 được đăng tải trên VnExpress, lượng vốn tăng thêm của các dự án đường sắt đô thị này đạt gần 81.050 tỷ đồng (hơn 3,45 tỷ USD). Con số này giảm trên 3.760 tỷ đồng so với dữ liệu được Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu tại một báo cáo về quản lý, sử dụng vốn ODA hồi tháng 8/2018.
Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 1 của TPHCM Bến Thành – Suối Tiên tăng từ 17.000 tỷ đồng lên 47.000 tỷ đồng, tăng tới 30.000 tỷ.
Tuyến đường sắt số 2 của TPHCM cũng tăng từ 26.000 tỷ lên 47.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, 3 dự án đường sắt đô thị của Hà Nội, gồm các tuyến Nhổn - Ga Hà Nội; Cát Linh - Hà Đông và Yên Viên - Ngọc Hồi có số tiền đầu tư tăng thêm so với phê duyệt ban đầu, lần lượt là 14.052 tỷ, 9.232 tỷ và 5.602 tỷ đồng.
5 du an duong sat doi von khung nhu nao o Viet Nam?
 Ảnh: VnExpress
Khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, theo Bộ Giao thông, chất lượng việc lập, thẩm định dự án đầu tư kém là nguyên nhân chính dẫn tới việc đội vốn các dự án. Riêng các dự án đường sắt đô thị là loại hình mới, do thiếu kinh nghiệm, các tư vấn lập dự án tính toán tổng mức đầu tư chưa sát với thực tế. Điều này dẫn tới việc dự án phải điều chỉnh nhiều nội dung không phù hợp với thiết kế cơ bản ban đầu, như mặt bằng và kết cấu nhà ga ngầm, kết cấu nhịp cầu cạn của đoạn tuyến đi trên cao, bổ sung kết cấu nhà ga ngầm...
Ngoài ra, yêu cầu điều chỉnh quy mô đầu tư cũng dẫn đến tình trạng tăng tổng mức đầu tư. Trách nhiệm của việc đội vốn này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ rõ, thuộc về chủ đầu tư, tư vấn thực hiện dự án.
Bộ trưởng bị truy trách nhiệm về các dự án đường sắt đội vốn
Cũng tại phiên chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8, ong Phan Thái Bình đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng ra sao và giải pháp khắc phục thế nào trước vấn đề 5 dự án đường sắt đội vốn khủng?
5 du an duong sat doi von khung nhu nao o Viet Nam?-Hinh-2
5 dự án đường sắt đô thị đều bị đội vốn lớn. Ảnh: Tiền phong. 
Về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhìn nhận, trách nhiệm "trước hết của chủ đầu tư, sau đó mới là các bộ ngành có liên quan trong quá trình xem xét, phê duyệt, triển khai dự án".
Còn về nguyên nhân dự án đường sắt đô thị đội vốn, chậm tiến độ mà đại biểu nêu ra, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng lý giải, đây là dự án đường sắt đô thị lần đầu Việt Nam thực hiện, nên hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực từ tư vấn đến cơ quan quản lý chưa theo kịp, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thừa nhận các dự án đường sắt đô thị ở TP.HCM và Hà Nội đều đang rất chậm tiến độ.
Nguyên nhân chính là do các dự án đường sắt đô thị mà lần đầu tiên Việt Nam thực hiện nên hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực của chúng ta từ tư vấn đến quản lý chưa theo kịp, chưa đáp ứng yêu cầu.

Video: Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Nguồn: VTC1. 

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc điều chỉnh vốn đã kéo theo 4 hệ luỵ lớn mà hiện chúng ta phải xử lý là nguồn vốn ở đâu, thẩm quyền phê duyệt thế nào, có vào kế hoạch trung hạn hay không, khả năng cấp phát và vay lại của địa phương.
Ông Nguyễn Chí Dũng thông tin thêm, hiện nay, các dự án này về mặt thẩm quyền đã rõ. TP HCM đang tiến hành thẩm định lại để quyết định phê duyệt điều chỉnh lại dự án trên cơ sở đó thống nhất với Bộ Tài chính về phương án vay và cấp phát giữa nhà nước và địa phương.

Lãnh đạo Cục Đường sắt nhận kỷ luật gì sau hàng loạt tai nạn tàu hỏa?

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam tự nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, Phó Cục trưởng nhận trách nhiệm hình thức kỷ luật khiển trách do liên đới các vụ tai nạn đường sắt xảy ra hồi tháng Năm vừa qua.

Lãnh đạo Cục Đường sắt nhận kỷ luật gì sau hàng loạt tai nạn tàu hỏa?
Hiện trường vụ lật 6 toa tàu khách Bắc-Nam sau va chạm với xe tải ở Thanh Hóa. (Nguồn: TTXVN)
Hiện trường vụ lật 6 toa tàu khách Bắc-Nam sau va chạm với xe tải ở Thanh Hóa. (Nguồn: TTXVN) 
Thông tin này được đưa ra tại báo cáo của Cục Đường sắt gửi Bộ Giao thông Vận tải về kết quả xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân của đơn vị này trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.

Chủ tịch Hiệp hội vận tải HN: Giá vé đường sắt trên cao 10.000 đồng/lượt là thỏa đáng

Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng, với giá vé xe buýt hiện nay là 7.000 đồng/lượt thì giá vé đường sắt trên cao khoảng 10.000 đồng/lượt là thỏa đáng.

Chủ tịch Hiệp hội vận tải HN: Giá vé đường sắt trên cao 10.000 đồng/lượt là thỏa đáng
Liên quan đến hoạt động của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, trả lời PV VTC News, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, đường sắt trên cao là loại hình giao thông công cộng được khuyến khích sử dụng và được Nhà nước bù lỗ nên cần có mức giá hợp lý để thu hút người dùng.

Đường sắt Bắc-Nam 60 tỷ USD: Bù lỗ 12 năm ròng, lo nợ công cao vời vợi

Ngoài 58,71 tỷ USD đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam, Nhà nước còn bù lỗ 10-12 năm khi dự án đi vào khai thác. 

Đường sắt Bắc-Nam 60 tỷ USD: Bù lỗ 12 năm ròng, lo nợ công cao vời vợi
Báo cáo cuối kỳ tiền khả thi, liên danh tư vấn Tedi-Tricc-Tedisouth tính toán, dự án đường sắt Bắc - Nam có tổng vốn đầu tư 58,71 tỷ USD, theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Tin mới