5 hiểu lầm đáng sợ về việc sử dụng khẩu trang phòng dịch cúm corona

Khẩu trang là vật dụng được khuyến cáo sử dụng để phòng lây nhiễm dịch viêm phổi cấp Vũ Hán. Tuy nhiên, việc dùng sai cách có thể gây phản tác dụng.

5 hieu lam dang so ve viec su dung khau trang phong dich cum corona
 
Cứ đeo khẩu trang là phòng được bệnh: Giữa đại dịch virus corona, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo khẩu trang có thể phát huy tác dụng trong một vài trường hợp song hoàn toàn vô ích nếu con người sử dụng sai cách. “Lỗi thường gặp là đặt tay lên khẩu trang, kéo khẩu trang xuống cằm. Các loại khẩu trang thường chỉ sử dụng 1 lần và có tác dụng trong vòng 8 tiếng”, GS William Schaffner - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giáo sư tại Đại học Y khoa Vanderbilt (Mỹ), nói. WHO cũng khuyến cáo khi sử dụng khẩu trang, người đeo nên chắc chắn khẩu trang che kín miệng, mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng. Ảnh: AP.
5 hieu lam dang so ve viec su dung khau trang phong dich cum corona-Hinh-2
 
Khẩu trang chặn được 100% virus: Theo ông Amesh Adalja - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (Mỹ), virus corona có thể lây nhiễm ngay cả khi người mang bệnh chưa có triệu chứng. Bởi vậy, mọi người cùng đeo khẩu trang là hành động cần thiết. Thực tế, khẩu trang không thể ngăn chặn 100% các virus có kích thước siêu nhỏ nhưng nó giúp ngăn thói quen đưa tay, có thể mang mầm bệnh, chạm lên mũi, miệng, mắt - những con đường cơ bản để virus thâm nhập vào cơ thể. Ảnh: AP.
5 hieu lam dang so ve viec su dung khau trang phong dich cum corona-Hinh-3
 
Cần đeo khẩu trang liên tục: Virus corona có thể truyền từ người sang người, dù chưa rõ ở mức độ nào. Sự lây nhiễm có thể thông qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh qua các hạt trong không khí do ho, hắt hơi, hoặc do ai đó chạm vào người hoặc vật thể chứa virus sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt. Theo bác sĩ Angela Rasmussen - nhà virus học tại Trung tâm Nhiễm trùng & Miễn dịch tại Đại học Columbia (Mỹ), các tình huống cần có khẩu trang là khi mọi người ở trong đám đông hoặc đang chăm sóc người bệnh. “Nếu điều đó làm bạn cảm thấy tốt hơn, hãy đeo khẩu trang phẫu thuật”, bà khuyến cáo. Ảnh: Getty.
5 hieu lam dang so ve viec su dung khau trang phong dich cum corona-Hinh-4
 
Cơ thể có khả năng miễn dịch tốt thì không cần đeo khẩu trang: Những người mang mầm bệnh virus viêm phổi cấp có các triệu chứng ho, khạc đờm, hắt hơi khiến virus phát tán qua không khí. Cơ thể dù có khỏe mạnh đến đâu cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh khi hệ miễn dịch suy giảm. Khẩu trang bảo vệ con người bằng cách ngăn chặn các chất lỏng văng ra môi trường xung quanh khi ho, hắt hơi, hoặc giúp người đeo không hít phải chất mang virus từ người khác. Tuy nhiên, khẩu trang không chặn được các sol khí nhỏ. Bên cạnh đó, khi đeo khẩu trang, mắt vẫn lộ bên ngoài. Tay người khỏe mạnh chạm vào giọt bắn có virus từ đồ vật bệnh nhân dùng, sau đó đưa lên mắt có thể gây lây nhiễm. Ảnh: Reuters.
5 hieu lam dang so ve viec su dung khau trang phong dich cum corona-Hinh-5
 
Khẩu trang N95 phòng virus hiệu quả hơn khẩu trang y tế: Bộ Y tế Singapore khuyến cáo người dân không nên chủ quan sử dụng khẩu trang N95 để phòng chống lây nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán, ngay cả khi chúng là sản phẩm cháy hàng ở các hiệu thuốc. Thay vào đó, cơ quan này khuyên người dân nên chọn loại khẩu trang 2-3 lớp, thường được các bác sĩ sử dụng khi phẫu thuật. PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết người bình thường chỉ cần dùng khẩu trang y tế thông thường, không nhất thiết dùng mặt nạ N95, thậm chí có thể dùng khẩu trang vải giặt hàng ngày. Bộ Y tế khuyến cáo chỉ những người chăm sóc, điều trị bệnh nhân, đi vào ổ dịch mới dùng khẩu trang N95, mặc đồ bảo hộ đặc biệt. Ảnh: Getty.

Điểm danh các tỉnh thành ở Việt Nam có bệnh nhân dương tính virus corona

(Kiến Thức) - Ngoài hai người Trung Quốc đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Nam đã ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính với virus corona, hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và Bệnh viện Nhiệt đới trung ương.
 

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại cuộc họp về triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, tính đến 15h20 ngày 30/1, theo kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, đã phát hiện 3 người Việt Nam nhiễm virus corona.
Một người ở Thanh Hóa đang điều trị tại BV tỉnh Thanh Hóa, 2 trường hợp ở Vĩnh Phúc, hiện đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng và cơ sở Đông Anh, Hà Nội. 3 trường hợp này kết quả xét nghiện đều dương tính với virus corona. Đáng nói, cả ba trường hợp này đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc và trên hành trình di chuyển của mình đã tiếp xúc với rất nhiều người.
Diem danh cac tinh thanh o Viet Nam co benh nhan duong tinh virus corona
 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Cụ thể, cả 3 bệnh nhân này trở về Việt Nam ngày 17/1 trên cùng chuyến bay CZ8315 của hãng Southern China.
Người thứ nhất là chị N.T.T., 25 tuổi, ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, khởi phát bệnh ngày 24/1, được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thanh Hoá lấy mẫu ngày 24/1, chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng ngày.
Ngày 17/1, bệnh nhân này về Việt Nam bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài, sau đó được công ty đón bằng ôtô, di chuyển về trụ sở tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 23/1, bệnh nhân bắt xe ra bến xe Giáp Bát, Hà Nội và di chuyển bằng xe khách về Yên Định, Thanh Hóa, lúc 18h cùng ngày. Khoảng 22h, người này có biểu hiện sốt, ho.
13h ngày 24/1, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định khám và đươc chuyển xuống điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tỉnh táo, sốt, ho. Hiện tại, bệnh nhân được được cách ly tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá, trong tình trạng ổn định.
Trong khi đó, anh P.V.C., 29 tuổi, ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, khởi phát bệnh ngày 21/1, được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 26/1.
Khi có triệu chứng khởi phát ngày 21/1, người này đã đi khám tại phòng khám tư ở huyện Tam Dương, sau đó đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc ngày 23/1.
Bệnh nhân điều trị không khỏi nhập bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng ngày 26/1. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng.
Bệnh nhân N.T.D., nữ, 23 tuổi, địa chỉ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân khởi phát ngày 25/1 tại nhà, được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 27/1.
Ngày 25/1, bệnh nhân đi taxi cùng bố đẻ đến nhập viện bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Kể từ khi nhập cảnh vào Việt Nam ngày 17/1 đến khi nhập viện, bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người thân, họ hàng.
Như vậy, cùng với 2 trường hợp người Trung Quốc đang điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM thì số ca nhiễm virus corona ở Việt Nam đã nâng lên 5 trường hợp, xuất hiện ở các tỉnh thành như TP HCM, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Thanh Hóa.
Trước đó, Bộ Y tế cũng có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về phối hợp tuyên truyền, giám sát và điều tra ổ dịch Viêm đường hô hấp cấp. Theo Bộ Y tế, các địa phương có dễ bùng phát virus corona bao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Kiên Giang.
Theo đó, 11 tỉnh thành này phải giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của khách du lịch, người lao động đến từ các khu vực đang có dịch virus corona mới tại Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Nếu phát hiện trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế khám, điều trị và báo cáo đến cơ quan y tế.
Các tỉnh, thành phố này phải lập danh sách những người bị ốm, những người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét để tổ chức cách ly tạm thời ngay, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến sáng 30/1 Việt Nam ghi nhận 97 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (nCoV). Trong đó, 65 trường hợp xét nghiệm âm tính với virus nCoV, 32 trường hợp còn lại tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ.

Bóc trần nhóm cơ hội Zika lợi dụng virus corona bẫy người tiêu dùng

(Kiến Thức) - Giữa tâm điểm dịch bệnh do virus corona mới, trang Facebook cá nhân có tên Trần Thanh Hà thường xuyên đăng tải quảng cáo về một loại “thần dược” tên Zika được cho rằng có thể “khắc chế virus cực hiệu quả”. Tuy nhiên, chưa ai kiểm chứng được công dụng của nó.

Trong khi cả thế giới đang nỗ lực chống chọi với dịch bệnh do virus corona gây nên thì lại có không ít người trục lợi bằng cách tung ra các sản phẩm được quảng cáo là có tác dụng chống kháng virus. Điều này khiến không ít người tiêu dùng mắc bẫy và thậm chí tiêu tốn tiền bạc để rồi “tiền mất tật mang”.
Boc tran nhom co hoi Zika loi dung virus corona bay nguoi tieu dung
 

Cụ thể, thời gian gần đây, trang Facebook cá nhân có tên Trần Thanh Hà thường xuyên đăng tải quảng cáo về một loại “thần dược” tên Zika. Theo như lời giới thiệu của Trần Thanh Hà, loại thuốc zika này có thể phòng chống bệnh tật, khắc chế virus cực hiệu quả. Nhưng thực tế, người này cũng không hề đề cập tới nguồn gốc cũng như thành phần của loại “thần dược” trên. Do đó, rất nhiều người nghi ngờ, thậm chí khẳng định rằng không thể có loại thuốc nào có công dụng “thần kỳ” như vậy.

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, loại thuốc này được in bao bì khá thô xơ và thủ công với một tờ giấy in công dụng dán bên ngoài. Zika được quảng cáo là có công dụng: hỗ trợ điều trị virus, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, người lừ dừ, mệt mỏi, sổ mũi, viêm họng, ho kéo dài...

Thành phần của Zika chỉ gồm các thảo dược quen thuộc như chùm bao, đinh lăng, cỏ mực, diếp cá, húng chanh, cam thảo, gừng, tía tô, rau ngổ...

Boc tran nhom co hoi Zika loi dung virus corona bay nguoi tieu dung-Hinh-2
Thành phần của Zika chỉ gồm các thảo dược quen thuộc 

Tin mới