1. Người xưa nói: Cành vàng lá ngọc nở rộ, gia đình đón điềm lành. Cành vàng lá ngọc là một loài hoa mọng nước xinh đẹp với cành và lá nhiều thịt, ngoài ra lá còn tròn và đầy đặn, mập mạp và sáng bóng như những đồng xu nhỏ.
Ý nghĩa của cành vàng lá ngọc là: giàu sang phú quý, hạnh phúc và may mắn, vợ chồng hòa thuận, nương tựa lẫn nhau. Hơn nữa, theo người xưa, khi cành vàng lá ngọc đang nở rộ cũng mang ý nghĩa “điềm lành” cho ngôi nhà.
2. Người xưa nói: Măng tây ở hoa, gia đình phú quý. Măng tây cảnh tươi tắn và tao nhã, khác lạ, cứng cáp và ngay thẳng vì vẻ ngoài duyên dáng nên thường khiến người ta liên tưởng đến tính cách của cây tre.
Ngoài ra, măng tây còn có tác dụng xoa dịu gan, giảm trầm cảm rất tốt nên nhiều người thích trồng bài chậu trong phòng khách hay phòng làm việc. Người xưa nói: "Trong nhà có cây may mắn, gia đình nhiều đời thịnh vượng, giàu có", có thể thấy ý nghĩa của măng tây thật sự rất tốt.
Theo người xưa cây cảnh này mang lại sự may mắn, giàu có, trường thọ và sắc đẹp. Ngoài ra, măng tây nhìn có vẻ yếu đuối nhưng thực chất lại rất khỏe nên còn mang ý nghĩa dẻo dai, chính trực.
Người xưa cho rằng măng tây là biểu tượng của sự may mắn, hàm ý gia đình hòa thuận, sự nghiệp suôn sẻ, phú quý thịnh vượng. Măng tây hiếm khi nở hoa trong nhà nên khi cây cảnh này nở hoa cũng được người xưa coi đó là điềm lành, tượng trưng cho sự may mắn, bình an và phước lành.
3. Người xưa nói: Hạnh phúc nở hoa, gia đình hòa thuận. Nhiều người trồng một chậu cây hạnh phúc trong phòng khách vì lá của cây hạnh phúc rậm rạp, xanh bóng, cành cao nên trông rất bắt mắt.
Theo người xưa, cây cảnh này có ý nghĩa phong thủy là giúp gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tài lộc ngày càng vượng. Vì khi gia đình hòa thuận thì chúng ta gặp được may mắn, yên tổn mà kiếm tiền, giúp công việc phát đạt, lộc lá dồi dào. Gia đình lục đục, đau đầu thì khó mà minh mẫn để làm ăn.
Vì cây cảnh hạnh phúc rất to khỏe nên người xưa cũng cho rằng, một cây hạnh phúc vững chãi, xanh tươi có thể đặt ở nhà để giữ an toàn cho ngôi nhà.
Đồng thời nó có thể mang lại nhiều may mắn cho gia đình và làm cho các thành viên gia đình khỏe mạnh hơn. Cây hạnh phúc trồng trong nhà cũng hiếm khi nở hoa nên khi nở hoa, người xưa cho rằng đây là "điềm lành”.
4. Người xưa nói: Huyết rồng nở hoa, chiêu thêm may mắn. Lá của cây huyết rồng dày đặc và dài, giống như một thác nước xanh, chỉ cần cắt tỉa một chút, nó có thể tràn đầy năng lượng và sức chịu đựng phi thường. Cành của nó rất cao và thẳng, khi đặt trong phòng khách trông thật quý phái.
Theo người xưa, ý nghĩa của cây huyết rồng đặc biệt tốt: sức khỏe trường thọ, phúc lộc cho con cháu, giúp nhà cửa thịnh vượng, sung túc. Và khi cây huyết long nở hoa sẽ mang lại nhiều may mắn, bởi một khi nở hoa sẽ có “điềm lành” trong nhà.
Cây cảnh này là cây của vùng nhiệt đới, là một loài cây cảnh điển hình tràn ngập phong cách nhiệt đới, tuổi thọ rất dài, còn sống lâu hơn con người, chỉ cần môi trường thích hợp để duy trì, thậm chí có thể truyền đời.
5. Người xưa nói: Lan quân tử nở hoa, gia đình thêm lộc. Theo người xưa, lan quân tử là cây phong thủy có thể mang lại may mắn trong sự nghiệp, giúp gia chủ có sự nghiệp phát triển suôn sẻ hơn, nhanh chóng gặp được quý nhân, nhận sự hỗ trợ mang lại nhiều tài lộc.
Hơn nữa, cây cảnh này có hình thức rất đẹp, hương thơm rất độc đáo và tươi mát, có thể làm cho con người đi vào giấc ngủ ngon, rất thích hợp để đặt trong phòng ngủ. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà, cây cảnh này khó ra hoa. Do đó, khi cây cảnh này ra hoa, người xưa cũng cho rằng đó là điềm lành được nhiều người mong đợi.