Trong quá trình sinh trưởng, hộp sọ cá lưỡi trâu biến dạng dần cho đến khi hai mắt cùng nằm về một bên...
Theo Nguyễn Sương/Zing
Cá vượt thác
Loài cá này có thể leo lên các vách đá phía sau thác nước.
Cryptotora thamicola, tên khoa học của cá vượt thác, là một loài cá vây tia sống trong các hang động sâu dưới lòng đất ở Thái Lan. Vì thế, người ta còn gọi chúng là cá hang động. Mắt của chúng tiêu biến hoàn toàn.
Tuy nhiên, điều khiến Cryptotora thamicola trở thành loài cá độc nhất vô nhị là chúng đặc biệt thích bơi ở các dòng chảy mạnh, thậm chí tại các dòng thác dựng đứng. Chúng sử dụng 4 vây để bám chặt vào mặt đá trơn để nước không thể cuốn trôi. Chúng còn có thể leo lên các vách đá phía sau thác nước.
Cá 3 chân
Cá 3 chân Chúng sử dụng hai vây trước để bắt và lùa thức ăn vào miệng.
Cá 3 chân là một trong số ít loài động vật tĩnh. Giống như san hô, bọt biển, hải quỳ và một số sinh vật biển khác, chúng chỉ đứng yên tại chỗ, chờ các sinh vật phù du trôi tới gần để tấn công. 3 vây của chúng rất mỏng, mở rộng theo chiều dài, giúp chúng giữ nguyên vị trí dưới lòng đại dương sâu thẳm. Cá 3 chân chỉ di chuyển khi thực sự cần thiết. Chúng sử dụng hai vây trước để bắt và lùa thức ăn vào miệng.
Do không cần đuổi theo con mồi, mắt cá 3 chân hầu như mù. Ngoài ra, chúng là sinh vật lưỡng tính nên không sống theo bầy cũng không thường xuyên gặp cá thể khác cùng loài.
Cá chiêm tinh
Cá chiêm tinh bắt mồi cực nhanh.
Là loài động vật ăn thịt chuyên đánh lén, khuôn mặt hếch cho phép cá chiêm tinh giấu gần như toàn bộ cơ thể dưới cát hoặc bùn, chờ con mồi bơi tới gần. Khi há miệng, cá chiêm tinh có thể biến thành "hố sát thủ" với khả năng nuốt trọn con mồi có kích thước tương tự chúng.
(Kiến Thức) - Cứ đến ngày tết ông Công, ông Táo (23/12 Âm lịch) hàng năm, những loài cá chép sau đây lại được chọn làm "phương tiện" đưa các Táo về trời.
Cá vàng là loại cá mà các gia đình thường sử dụng trong lễ cúng ông Công, ông Táo mỗi năm. Cá vàng là thành viên tương đối nhỏ của họ Cá chép. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất.
Cá vàng có tên khoa học là Carassius auratus, có thể thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20cm. Trong điều kiện tối ưu, cá vàng có thể sống hơn 20 năm.
Ngoài cá chép vàng thường, chép vàng kỳ lân là giống cá mới được nhiều người chú ý vì hình thức, những năm gần đây thường được mua để cúng ông Công, ông Táo. Giống cá này có màu sắc đỏ rất đẹp mắt.
Cứ đến những ngày cận kề ngày tiễn ông Công ông Táo là lúc cả thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc (Cẩm Khê - Phú Thọ) tấp nập thu hoạch những ao cá chép đỏ Thủy Trầm. Những con cá chép đỏ dài khoảng hai đến ba ngón tay, ăn rong rêu, sinh vật phù du. Loài cá có mình dài, màu đỏ sẫm, khỏe và dễ chăm sóc.
Cá chép Nhật vàng cũng là lựa chọn của nhiều người mỗi dịp ông Công, ông Táo. Chép Nhật sở hữu màu vàng kim óng ánh rất thu hút. Loài cá này ăn tạp nên cũng rất dễ nuôi.
Cá chép ngũ sắc nhỏ hơn cá Nhật vàng, nổi tiếng với lớp vảy là sự pha trộn của nhiều màu sắc khác nhau. Đây cũng là loài cá được nhiều người lựa chọn cúng ông Công, ông Táo.
Cá chép ngọc trai là xu hướng lựa chọn của nhiều người dịp Tết năm nay. Giống cá có màu óng ánh trên đầu, rất đẹp mắt.
Cá chép trắng là loài cá khỏe, dễ nuôi hơn các loại cá nhập ngoại. Chúng chỉ có màu trắng, không có nhiều màu sắc phong phú như những loại cá nhập ngoại, nhưng vẫn được dùng cúng ông Công, ông Táo.
Cá chép ta, màu vàng nhạt cũng là loại cá được ưa chuộng nhất trong ngày quan trọng này. Ảnh: Lao Động.
Cá chép đen với thân hình toàn một màu đen bổ sung trong danh sách "phương tiện" cho ông Công, ông Táo.
Cá chép đỏ Nam Vương, thuộc loài cá chép đỏ, được nhập từ Trung Quốc.