5 loại thịt thèm đến mấy cũng không được ăn, cẩn thận “đón” thêm bệnh

Trên thực tế, nhiều người có xu hướng thích ăn thịt và không muốn bỏ phí bất cứ thứ gì. Mới đây, các chuyên gia y tế đã đưa ra cảnh báo về 5 phần thịt động vật không nên ăn kẻo gây hại khó lường:

Phao câu gà
Có rất nhiều người thích ăn thịt phao câu gà. Mặc dù đây là bộ phận béo ngậy và hấp dẫn một số người do chúng chứa lượng mỡ cao. Nhưng tiếc rằng nó lại chứa rất nhiều mầm bệnh và vi khuẩn, và ngay cả khi chúng được nấu chín, cũng không thể bị giết chết hoàn toàn các nguồn bệnh này.
5 loai thit them den may cung khong duoc an, can than “don” them benh
 
Các tuyến mỡ ở đuôi gà có thể làm nhiễm bẩn chất lượng của thịt phao câu gà. Các phần chân nang lông ở đuôi gà chứa nhiều chất thải trao đổi chất và mầm bệnh, vì vậy nên bỏ phần thịt phao câu gà trực tiếp ngay khi giết mổ gà.
Da cổ vịt
Cổ vịt rất được yêu thích bởi những người thích thịt vịt. Nhưng vùng này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.
Mật cá
Mật cá tuy không phải là thực phẩm sử dụng hằng ngày nhưng chúng lại được xem như một số bài thuốc quý. Thế nhưng theo các chuyên gia, túi mật là cơ quan tiêu hóa, tiết ra mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt và thức ăn béo. Vì vậy mà cả túi mật cá sống và nấu chín đều độc hại.
Hầu hết các vụ ngộ độc túi mật cá là cá nuôi nước ngọt, chẳng hạn như cá trắm cỏ, cá chép, cá trích và các loại tương tự.
Thịt cổ lợn
Thông thường, khi lợn bị giết, người ta sẽ chọc tiết ở vùng cổ và có rất nhiều máu tích tụ lại ở vùng này. Lợn cũng thường được tiêm thuốc thường xuyên hơn vào vùng cổ.
Ngoài ra, ở cổ lợn, sẽ có một số lượng lớn các hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, đồng thời là nơi trú ngụ của rất nhiều virus, chất độc và các chất có hại của vi khuẩn, vì vậy khi mua thịt lợn, bạn phải tránh mua phần thịt cổ.
Đầu tôm
Một nhóm người khác lại có thói quen thích ăn đầu tôm. Họ nghĩ rằng phần não tôm rất bổ dưỡng và ngon miệng, nhưng bạn nên biết rằng nguy cơ ăn phải ký sinh trùng và kim loại nặng trong đầu tôm là rất cao.
Ngoài ra, trong đầu tôm còn có bộ phận nội tạng tôm như tim, dạ dày, gan... chứa các cơ quan bài tiết và bàng quang. Đây được xem là nơi chứa độc tố và mầm bệnh tập trung nhiều nhất, vì vậy hãy cố gắng không ăn chúng, bóc rửa cẩn thận trước khi chế biến.
Hãy nhớ rằng, không phải tất cả các bộ phận của động vật đều có thể ăn, vì vậy mà bạn hãy cẩn thận khi ăn, đừng mù quáng chiều theo khẩu vị của mình mà cần phải xem xét giá trị dinh dưỡng và nguy cơ gây hại của nó đối với cơ thể con người.

Giải mã sự thực sốc những cây ăn thịt dị nhất TG

(Kiến Thức) - Những loài cây ăn thịt dị nhất thế giới này đều khoác lên mình vẻ đẹp ấn tượng, ít ai ngờ tới chúng lại có hành vi bẫy, ăn thịt động vật tàn bạo, khi con mồi vào bẫy thì khả năng sống sót gần như bằng không.

Giai ma su thuc soc nhung cay an thit di nhat TG
 Nepenthes thường được gọi là cây nắp ấm nhiệt đới hoặc ly khỉ, là một loài cây ăn thịt trong gia đình Nepenthaceae đơn loài. Chúng sống chủ yếu từ Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines; về phía tây tới Madagascar và Seychelles, Australia và New Caledonia, Ấn Độ và Sri Lanka. Nhiều loài là cây, ẩm, vùng đất thấp nóng, nhưng phần lớn là thực vật núi vùng nhiệt đới, nhận được ngày ấm áp nhưng mát lạnh, ẩm ướt đêm quanh năm. Tên "ly khỉ" là do khỉ thường uống nước từ chiếc “bình” của cây này.

Vì sao ăn thịt đồng loại không được chấp nhận ở loài người?

Trong tự nhiên, việc ăn thịt đồng loại là chuyện diễn ra như cơm bữa. Nhưng ở xã hội loài người, dù với lý do nào thì việc ăn thịt đồng loại cũng không được chấp nhận.
 

Nòng nọc con của loài lưỡng cư thường xuyên ăn các "anh em" của mình để tăng khả năng phát triển. Mòng biển và bồ nông là hai trong số nhiều loài chim sử dụng con non của chúng để làm thức ăn hoặc ngăn ngừa lây lan bệnh tật. Đối với bọ ngựa hay nhện lưng đỏ Úc, con đực sau khi giao phối sẽ trở thành một món ăn đầy hấp dẫn đối với con cái.

Tin mới