Ảnh minh họa. |
Ảnh minh họa. |
Thực phẩm bị cháy trong tủ lạnh không an toàn: Nếu bạn thấy thực phẩm đông lạnh bị cháy thì bạn hãy quăng nó vào thùng rác. Vết cháy chính là dấu hiệu của thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Điều này khiến thực phẩm mất đi hương vị, giá trị dinh dưỡng. |
Cá tẩm bột cũng là thực phẩm đông lạnh không nên ăn bởi chúng được sản xuất hàng loạt chứa nhiều dầu cọ, muối và đường.
|
Thực phẩm không chứa gluten: Những loại thực phẩm này khi đông lạnh, có vô số các chất phụ gia khác nhau, chưa kể đến hàm lượng muối và đường cao. Do vậy, bạn không nên ăn thực phẩm không chứa gluten đông lạnh.
|
Trong tất cả các loại thịt, thịt gà có thể có vẻ ít gây hại nhất, tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể làm tăng trọng lượng của gà đông lạnh cao gấp 5 lần với nước và phụ gia. Nước khi đông lạnh sẽ tạo thành tinh thể, tách rời cấu trúc của thịt gà.
|
Mì ống được nấu sẵn: Thực phẩm đông lạnh này chứa rất nhiều dầu cọ, chất béo không lành mạnh và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của bạn. |
Bên cạnh những thực phẩm đông lạnh không tốt trên, cũng có những món ăn khá an toàn như bông cải xanh cấp đông. Loại rau đông lạnh này vẫn giàu axit ascorbic, vitamin B6, vitamin E và phốt pho, chưa kể đến giá trị protein của nó. Hơn nữa, bông cải xanh cấp đông còn rẻ hơn nhiều loại tươi. |
Đậu Hà Lan đông lạnh: Loại đậu này vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng trong quá trình đông lạnh. Nó rất tiện lợi trong quá trình nấu nướng.
|
Rau bina (cải bó xôi): Rau bina nếu lưu trữ nó ở nhiệt độ phòng, nó sẽ mất tất cả axit ascorbic, một chất dinh dưỡng quan trọng. Để khắc phục điều này, chỉ cần đông lạnh rau bina.
|
Quả mâm xôi: Trong quá trình đông lạnh, quả mâm xôi vẫn giữ được nhiều hợp chất phenol: một nguyên tố, có lợi cho những người mắc bệnh mãn tính.
|
Ngô: Ngô đông lạnh có hàm lượng kali và canxi cao hơn so với các loại ngô tươi. Ảnh: BS. |
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Đường: Ăn nhiều thực phẩm chứa đường có thể tạo ra sự mất cân bằng hormone. Điều này ảnh hưởng đến các quá trình viêm trong cơ thể và làm tăng lượng đường trong máu, khuyến khích các tuyến sản xuất nhiều dầu hơn. Đường chính là thực phẩm khiến tóc nhờn mà bạn nên hạn chế. |
Carbs tinh chế: Có carbs tốt (carbs phức tạp) và carbs xấu (carbs đơn giản). Carbs tinh chế có liên quan đến nhóm carbs xấu. Một ví dụ điển hình của thực phẩm carbohydrate tinh chế là bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế. Bánh mì trắng làm từ ngũ cốc tinh chế mềm hơn và mịn hơn so với bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Carbs tinh chế khiến cơ thể quá tải để xử lý, khiến các tuyến dầu sản xuất nhiều dầu hơn.
|
Thực phẩm chiên hay thức ăn nhanh, làm quá tải lượng dầu của cơ thể chúng ta do sự kích thích quá mức các tuyến dầu.
|
Sản phẩm sữa: Nghe có vẻ lạ nhưng các sản phẩm sữa cũng có thể kích thích việc sản xuất thêm bã nhờn. Các sản phẩm từ sữa được cơ thể chúng ta tiêu hóa dưới dạng dầu và mỡ, do đó, khiến chúng ta có mái tóc dính và mặt nổi mụn.
|
Muối: Tiêu thụ quá nhiều muối dẫn đến mặt phù nề, bọng mắt, gàu và mất nước toàn thân. Tình trạng này khiến cơ thể sản xuất nhiều dầu hơn để chống lại tình trạng thiếu nước. Từ đó, tóc bạn dễ bết và nhờn dính hơn. Do vậy, chúng ta nên hạn chế ăn bánh quy giòn, khoai tây chiên và các thực phẩm nhiều muối khác.
|
Bên cạnh những thực phẩm khiến tóc bết nhờn, cũng có thực phẩm làm giảm lượng dầu do da đầu sản sinh. |
Thực phẩm giàu vitamin B và E: Vitamin B và E là một trong những vitamin cần thiết nhất cho cơ thể và tóc. Chúng không chỉ giúp tóc mọc khỏe và đẹp mà còn điều tiết việc sản xuất thêm dầu, do đó, giúp tóc bạn đẹp hơn. Các loại thực phẩm như đậu, rau, và trái cây rất giàu vitamin B. Vitamin E có thể được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, hạt hướng dương và các loại hạt. |
Thực phẩm giàu kẽm: Ăn các sản phẩm giàu kẽm có thể giúp chống lại việc sản xuất dầu của cơ thể bạn. Kẽm có sẵn trong thực phẩm tự nhiên như yến mạch, sinh vật có vỏ và trứng.
|
Chất béo tốt: Chất béo là một thành phần quan trọng trong hoạt động thường ngày của cơ thể chúng ta. Chỉ cần điều chỉnh việc tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Các chất béo tốt có trong các loại hạt, dầu thực vật và một số loại cá. Ảnh: BS. |
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.