5 nguyên nhân khiến cuộc chiến Trung-Mỹ bùng nổ

(Kiến Thức) - Trong bài xã luận trên tờ New Strait Times ra ngày, biên tập viên Evan N Resnick đã nêu ra 5 nguyên nhân chính khiến cuộc chiến Trung-Mỹ bùng nổ.

5 nguyên nhân khiến cuộc chiến Trung-Mỹ bùng nổ
Theo đó, sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc kể từ sau thời kì mở cửa năm 1978 là mối quan ngại chính đối với Mỹ. Resnick nêu quan điểm: Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc có thể vượt qua nước Mỹ về GDP tính theo sức mưa tương đương trong vòng một thập kỉ tới. Thêm nữa, Trung Quốc có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ hơn để hiện đại hóa quân đội.
Đối với lý do thứ hai, Resnick cho hay, chính sách "xoay trục sang châu Á" của Tổng thống Obama hay chiến lược tái cân bằng có thể dẫn đến căng thẳng gia tăng và một cuộc chiến tiềm tàng giữa Trung-Mỹ ở Đông Á.
Chủ tịch Tập Cập Bình và Tổng thống Obama trong cuộc gặp ở Nhà Trắng tháng 2/1012.
 Chủ tịch Tập Cập Bình và Tổng thống Obama trong cuộc gặp ở Nhà Trắng tháng 2/1012.
“Nhà Trắng không ngừng triển khai quân tới Australia, Hàn Quốc, Philippines và Singapore, mà còn tăng cường quan hệ quốc phòng với một loạt các đối tác khu vực như Ấn Độ, New Zealand, Indonesia, Malaysia, Campuchi và thậm chí Myanmar”, biên tập viên này cho biết.
Thứ ba, các cam kết an ninh của Washington với các đồng minh ở châu Á đã trở thành bàn đạp để các nước này trở nên cứng rắn hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Evan cho hay: “Ngay cả trong trường hợp Mỹ không thực hiện chính sách tái cân bằng trên, chắc chắn Trung Quốc sẽ còn đối mặt với tình trạng an ninh bất ổn tới từ các đồng minh, cũng như những đối tác chiến lược của Mỹ”.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ trong khu vực Nhận dạng Phòng không ở Biển Đông.
 Máy bay ném bom B-52 của Mỹ trong khu vực Nhận dạng Phòng không ở Biển Đông.
Lý do thứ tư là các nước đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương đều dựa vào sự bảo vệ quân sự của Mỹ trong khi đó họ cũng phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Cuối cùng, Resnick đổ lỗi rằng, cả Mỹ và Trung Quốc đã thất bại trong việc xây dựng một bộ quy tắc rõ ràng để làm dịu cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai nước. Để tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, Resnick cho biết, các lãnh đạo Bắc Kinh cần nhận ra rằng, chính sách cân bằng sức mạnh quân sự trong khu vực của Mỹ sẽ là một bất lợi của Trung Quốc. Trong trường họp xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Cựu Chủ tịch TQ bàn về quan hệ Trung-Mỹ

(Kiến Thức) - Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân bất ngờ tái xuất và nhấn mạnh rằng  Bắc Kinh không cần lo ngại tranh chấp với Washington.

Cựu Chủ tịch TQ bàn về quan hệ Trung-Mỹ
Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
 Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên căng thẳng với hàng loạt bất đồng, tranh cãi.

Vì sao dễ xảy ra chiến tranh Trung–Nhật?

(Kiến Thức) - Quan hệ Trung–Nhật là mối quan hệ đối xứng, thực lực tương đương...  tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn quan hệ Trung-Mỹ.

Vì sao dễ xảy ra chiến tranh Trung–Nhật?
 
Tờ Liên hợp buổi sáng (Singapore) vừa đăng bài bình luận có tựa đề 'Trung-Nhật buộc phải nổ ra chiến tranh?', chỉ ra tâm lý đố kỵ và dò đoán là nguyên nhân quan trọng khiến quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, trong khi hai bên không có một cơ chế và diễn đàn đối thoại hay trao đổi nào để xóa bỏ tâm lý này. Đây chính là nguyên nhân khiến quan hệ Trung – Nhật nguy hiểm hơn quan hệ Trung–Mỹ.

Trung Quốc ngang ngược khoe ảnh nhà trái phép ở Trường Sa

(Kiến Thức) - Trung Quốc mới đây ngang ngược đăng tải hình ảnh về các ngôi nhà xây dựng trái phép trên nhiều khu vực của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc ngang ngược khoe ảnh nhà trái phép ở Trường Sa
Động thái xây dựng nhà trái phép trên thể hiện dã tâm chiếm quần đảo Trường Sa của phía Trung Quốc. Trong ảnh là căn nhà cao chân thế hệ đầu tiên mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở các bãi đá thuộc hòn đảo tranh chấp Trường Sa kể từ năm 1988.
Động thái xây dựng nhà trái phép trên thể hiện dã tâm chiếm quần đảo Trường Sa của phía Trung Quốc. Trong ảnh là căn nhà cao chân thế hệ đầu tiên mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở các bãi đá thuộc hòn đảo tranh chấp Trường Sa kể từ năm 1988.

Tin mới